menu search
Đóng menu
Đóng

Giá gạo Ấn Độ tăng, thị trường Thái Lan và Việt Nam trầm lắng

10:00 12/01/2017

Trong tuần qua, giá gạo tăng trên thị trường Ấn Độ nhờ nhu cầu hồi phục từ khách hàng châu Á và châu Phi, trong khi các thị trường Thái Lan và Việt Nam tiếp tục trầm lắng.
Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, loại 5% tấm giá khoảng 346 – 350 USD/tấn, tăng nhẹ so với 341 – 345 USD/tấn một tuần trước đây.
Reuters dấn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết, nhu cầu từ khách hàng châu Phi cải thiện, nhu cầu từ châu Á cũng tăng dần.
Ấn Độ xuất khẩu gạo phi-basmati chủ yếu sang các nước châu Phi, và gạo chất lượng cao sang Trung Đông.
Khách hàng trong nước cũng bắt đầu quay trở lại thị trường, góp phần đẩy giá tăng lên mặc dù nguồn cung dồi dào.
Sản lượng lúa vụ Hè của Ấn Độ ước tính cao kỷ lục 93,88 triệu tấn (niên vụ kết thúc vào tháng 6/2017), tăng 2,81% so với cùng vụ năm trước.
Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá tăng nhẹ lên 360-365 USD/tấn, FOB Bangkok, từ mức 355 – 360 USD/tấn một tuần trước.
“Có một số khách hàng Iraq và Singapore có nhu cầu (với khối lượng nhỏ)”, một thương gia ở Bangkok cho biết. “Thị trường nhìn chung vẫn trầm lắng”.
Thái Lan đã xuất khẩu 9,63 triệu tấn gạo trong năm 2016, và đặt mục tiêu tăng xuất khẩu lên 10 triệu tấn trong năm 2017. Nước này cũng giới hạn sản xuất lúa ở 25 – 26 triệu tấn trong năm 2017-18 để ngăn ngừa tình trạng dư cung có thể khiến giá giảm xuống.
Thái Lan sẽ bắt đầu bán đấu giá khoảng 8 triệu tấn gạo từ kho dự trữ của Chính phủ trong quý I/2017 và đặt mục tiêu bán hết số gạo dự trữ trong năm nay.
Thị trường Việt Nam cũng trầm lắng. Gạo 5% tấm giá khoảng 345 – 250 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, tăng nhẹ so với mức 335 USD/tấn của tuần trước.
“Từ đầu năm tới nay, không có hợp đồng mới nào”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu 5,8 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 7,4 triệu tấn so với năm trước, theo số liệu của USDA.
Những thông tin liên quan
Thái Lan muốn giảm sản lượng và tăng xuất khẩu gạo
Thái Lan đặt mục tiêu giảm sản lượng gạo trong năm nay và tăng xuất khẩu mặt hàng này.
Năm 2016, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới này đã không thực hiện được mục tiêu giảm sản lượng mặc dù giá thấp. Hiện Chính phủ vẫn đang trữ khoảng 8 triệu tấn mua từ các chương triình trợ cấp trước đây.
Thư ký thường trực thương mại, Wiboonlasana Ruamraksa cho biết Thái Lan muốn giữ sản lượng lúa năm 2017 và 2018 ở 25-26 triệu tấn. “Chính phủ nỗ lực giảm diện tích lúa”, bà cho biết. Năm 2016, sản lượng của nước này đạt gần 30 triệu tấn.
Mặc dù muốn giảm sản lượng nhưng Thái Lan lại đặt mục tiêu tăng xuất khẩu lên 10 triệu tấn, từ mức 9,63 triệu tấn năm 2016.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan kết thúc năm 2016 ở mức ngang bằng 9 năm trước đây.
Myanmar - Đối thủ mới nổi đáng gờm của Việt Nam trên thị trường gạo
Tân Hoa Xã đưa tin, Pakistan đã đề xuất mua gạo của Myanmar thông qua kênh chính phủ.
Pakistan cũng là thị trường mà Myanmar đang nhắm tới trong nỗ lực tăng cường xuất khẩu gạo. Mặc dù còn hạn chế về công nghệ, Myanmar đang cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường gạo.
Khoảng 80% khối lượng gạo xuất khẩu của Myanmar có điểm đến là thị trường Trung Quốc, chủ yếu thông qua thương mại qua biên giới. Theo thống kê của Bộ Thương mại Myanmar, trong tuần 17-23/12, xuất khẩu gạo của nước này tới Trung Quốc thông qua thương mại qua biên giới đạt 34.126 tấn, tăng 8.826 tấn so với tuần trước đó.
Các thị trường xuất khẩu khác của Myanmar là Indonesia, Singapore, các nước châu Âu, châu Phi, Nga và Brazil.
Myanmar đã xuất khẩu 767.753 tấn gạo trong tài khóa 2015-2016.
Liên quan tới thị trường gạo tại khu vực, hiện Lào cũng có kế hoạch tăng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2017 sau khi nhận thấy thị trường đông dân nhất thế giới này đánh giá cao chất lượng gạo xuất khẩu của Lào. Lào bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ năm 2015.
Trong năm 2016, Lào đã xuất khẩu khoảng 4.200 tấn gạo nếp và gạo tím (purple rice) sang Trung Quốc và dự kiến con số này sẽ tăng lên trên 8.000 tấn vào năm 2017 do nhu cầu gạo Lào tại thị trường Trung Quốc gia tăng.
Nigeria lại cấm nhập khẩu gạo qua biên giới
Chính phủ Nigeria ngày 4/1 cho biết lại cấm nhập khẩu gạo bằng đường bộ qua biên giới. Lệnh cấm trước đó đã được áp dụng từ tháng 4/2016.
Indonesia sẽ can thiệp để ổn định giá gạo và đường
Để ổn định giá gạo và đường, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) chi nhánh Bangka thuộc tỉnh Bangka Belitung đã can thiệp vào thị trường bằng cách bán những mặt hàng này với giá hợp lý.
Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc tăng 9% năm 2016
Tân Hoa Xã đưa tin, Campuchia đã xuất khẩu 127.460 tấn gạo sang Trung Quốc trong năm 2016, tăng 9% so với năm trước đó.
Cơ quan Xuất khẩu gạo và Dịch vụ Một cửa của Campuchia cho biết năm 2016 Trung Quốc là nước nhập khảu gạo lớn nhất của Campuchia, đứng tiếp theo là Pháp và Ba lan.
“Trung Quốc là thị trường chính tiêu thụ gạo Campuchia, và chúng tôi dự kiến xuất khẩu khoảng 200.000 tấn sang Trung Quốc trong năm 2017”, Thứ trưởng Nông nghiệp Hean Vanhan cho biết.
Theo báo cáo, Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 542.144 tấn gạo sang 66 thị trường trong năm 2016, tăng 0,7% so với năm trước đó.

Quốc gia Đông Nam Á này sản xuất trên 9 triệu tấn lúa mỗi năm.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet