menu search
Đóng menu
Đóng

Hiệp hội Tôm Mỹ yêu cầu cấm nhập khẩu tôm từ 8 công ty của Trung Quốc

09:58 05/02/2024

Hiệp hội Tôm miền Nam – Mỹ (SSA) đang kêu gọi chính phủ Mỹ tăng cường giám sát tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cấm hoàn toàn việc nhập khẩu từ các công ty bị cáo buộc sử dụng lao động người Ngô Duy Nhĩ và lao động của Dự án Outlaw Ocean trái pháp luật.

Vào ngày 29/1/2024, SSA đã gửi thư tới Bộ An ninh Mỹ kêu gọi cơ quan này xem xét kỹ lưỡng tôm có nguồn gốc từ tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc. Báo cáo của Outlaw Ocean tìm thấy nhiều bằng chứng về ngược đãi người lao động được tuyển dụng trong lĩnh vực chế biến hải sản của Sơn Đông.
Theo SSA, hàng triệu Lb tôm được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau vào thị trường Trung Quốc để chế biến, sau đó được xuất khẩu sang Mỹ. Tổ chức này ước tính hơn 265 container tôm Achentina – tương đương hơn 12 triệu Lb tôm – đã được vận chuyển đến Trung Quốc chế biến trước khi xuất khẩu sang Mỹ
Hiệp hội Tôm SSA cho biết: Đã có 20 container tôm từ Ecuador, có trọng lượng khoảng 800.000 Lb đã được Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2023.
Theo SSA, các sản phẩm tôm được chế biến tại Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ thường được dán nhãn là sản phẩm của địa điểm thu hoạch thay vì là sản phẩm của Trung Quốc – dữ liệu hải quan cho thấy gần 90.000 Lb tôm đông lạnh có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2023.
SSA đang kêu gọi lực lượng đặc nhiệm lao động cưỡng bức của DHS bổ sung thêm 8 công ty chế biến hải sản ở Sơn Đông vào Danh sách cấm sản phẩm của họ xuất khẩu sang Mỹ theo Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA), đó là: Công ty Weihai Wendeng Xinghe Food; Công ty Thực phẩm Yên Đài Longwin; Công ty Thủy sản Yên Đài Sanko; Tập đoàn Chishan, bao gồm các công ty con Shandong Haidu Ocean Product và Rong Cheng Haibo Seafood; Tập đoàn Meija Sơn Đông, bao gồm các công ty con Rizhao Jiayuan Food Rizhao Miejia Keyuan Food; Công ty Thực phẩm Thủy sản Thanh Đảo Tianyuan; Công ty Thủy sản Thanh Đảo Lian Yang; và Tập đoàn Rongsense/Tập đoàn Thực phẩm Thủy sản Rongxin Sơn Đông, bao gồm các công ty con Rizhao Rirong Aquatic Food và Rizhao Rongxing Food.
Hiệp hội tôm SSA cũng yêu cầu lực lượng đặc nhiệm bổ sung hải sản vào danh sách các lĩnh vực ưu tiên để thực thi luật UFLPA, điều này sẽ đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ tương tự theo UFLPA sẽ được áp dụng cho các nhà máy chế biến khác ở Trung Quốc. Lời kêu gọi giám sát được đưa ra khi SSA đang nỗ lực để có thêm thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu khi các nhà thu hoạch tôm ở Mỹ thúc đẩy chính phủ liên bang hạn chế nhập khẩu.
Ông John Williams - Giám đốc điều hành SSA cho biết: “Ngành công nghiệp tôm của chúng tôi hiện đang phải đối mặt với vô số thách thức và các gia đình đánh cá thương mại trên khắp bờ biển phía nam Mỹ đang phải chịu đựng”. “Trong khi các tàu của chúng tôi bị ảnh hưởng lớn, các nhà nhập khẩu hải sản đang lùng sục khắp thế giới để tìm ra những nhóm dân cư dễ bị thiệt hại nhất để kiếm tiền. Điều này là sai trái về mặt đạo đức và trái pháp luật. Chúng tôi không yêu cầu gì hơn ngoài việc thực thi luật pháp của mình.”
Hầu hết các công ty được SSA liệt kê cũng có tên trong hồ sơ của tổ chức phi chính phủ - NGO gần đây đã yêu cầu Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt theo luật nhân quyền Magnitsky đối với các công ty Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt của Magnitsky sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh hoàn toàn và phong tỏa tài sản đối với các công ty hoặc cá nhân bị vi phạm.

Nguồn:Vinanet/VITIC/seafoodsource.com