menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cà phê ngày 12/1: Giá xuất khẩu liên tục tăng cao trong năm 2023

09:10 12/01/2024

Giá cà phê trong nước hôm nay đảo chiều giảm nhẹ 200 đồng chốt ở 70.000 – 70.700 đồng/kg. Giá thấp nhất tại Lâm Đồng và cao nhất tại Đắk Nông. Sự gián đoạn ở Biển Đỏ gây ra trì hoãn và tăng giá cước vận chuyển, khiến nông dân Việt Nam hạn chế bán ra.

Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên

(Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Thị trường

Giá hôm nay

+/- chênh lệch

Đắk Lắk

70.600

-200

Lâm Đồng

70.000

-200

Gia Lai

70.600

-200

Đắk Nông

70.700

-200

Trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, giảm 8,7% so với năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này tăng 4,6% đạt 4,2 tỷ USD. Giá xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng cao trong năm vừa qua với ba thị trường xuất khẩu lớn là Đức, Italy và Nhật Bản.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, diện tích cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau Brazil, Indonesia, Colombia, Ethiopia và Bờ Biển Ngà.
Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch tiếp tục đi hai hướng. Giá robusta giảm nhẹ sau khi ở gần mức cao nhất 16 năm, do lo ngại nguồn cung cà phê từ nước sản xuất hàng đầu – Việt Nam cùng tình trạng gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ.

Diễn biến giá cà phê kỳ hạn trên các sàn giao dịch

Giá robusta kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn London giảm 12 USD, tương đương 0,4% chốt ở 2.938 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất ở 2.995 USD/tấn kể từ tháng 1/2008.
Giá arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York lấy lại 1,6% lên mức 184,05 US cent/lb.

Diễn biến giá arabica trên sàn New York (Đvt: US cent/lb)

Thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 8,81% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU từ thế giới. Thị hiếu tiêu dùng cà phê của người dân EU có sự thay đổi và EVFTA giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU trong thời gian tới. Ngành cà phê Việt Nam được hưởng lợi nhờ thị hiếu tiêu dùng cà phê trên thế giới có sự chuyển dịch sang cà phê robusta có giá thành thấp hơn.

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters