menu search
Đóng menu
Đóng

TT cà phê ngày 02/4: Lao dốc mạnh, có nơi chạm mức 30.700 đồng/kg

10:06 02/04/2019

Vinanet - Giá cà phê nhân xô một số tỉnh Tây Nguyên hôm nay mất đà lao dốc thêm 800 đồng/kg chạm mức thấp mới ở 30.700 – 31.500 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.343 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức 75 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.343

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

31.500

-800

Lâm Đồng

30.700

-800

Gia Lai

31.200

-800

Đắk Nông

31.200

-800

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước có giá cao nhất chốt ở 31.500 đồng/kg tại Đắk Lắk, 31.200 đồng/kg tại Gia Lai và Đắk Nông, thấp nhất ở 30.700 đồng/kg tại Lâm Đồng.
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê tháng 3 sẽ khoảng 160.000 tấn, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2019 đạt 477.000 tấn, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu 3 tháng đầu năm sụt giảm là do sự kháng giá tại thị trường nội địa hơn là do liên quan đến nguồn cung.
Theo dữ liệu thống kê quốc gia, GDP của Vương quốc Anh trong năm 2018 chỉ tăng 1,4% so với năm trước, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Kết quả này cho thấy nếu không sớm thoát khỏi vấn đề Brexit thì không chỉ riêng Vương quốc Anh mà cả khối EU có nguy cơ suy thoái kinh tế do lạm phát sẽ không như kỳ vọng. Thị trường cà phê thế giới tiếp tục gánh chịu sức ép bán hàng vụ cũ lẫn vụ mới bắt đầu thu hoạch ở Brazil.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 2 của Uganda giảm tháng thứ 5 liên tiếp, do chu kỳ cây năng suất thấp làm giảm sản lượng từ các vùng trồng arabica chính của nước này trong bối cảnh giá cả suy yếu, Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết hôm thứ Ba.
Xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm 17% so với năm ngoái xuống còn 323.828 bao 60 kg, do vụ thu hoạch ở phía đông chậm lại trong bối cảnh chu kỳ sản lượng cây thấp, đặc trưng của cây cà phê arabica, tiếp theo sau một vụ mùa bội thu là một vụ cho sản lượng thu hoạch thấp hơn, thường được gọi là chu kỳ “hai năm một”. Cà phê arabica chỉ chiếm khoảng 25% tổng sản lượng cà phê của Uganda, cho dù quốc gia này chỉ trồng những hạt cà phê arabica chất lượng cao, được các thị trường cà phê đặc sản ở Mỹ và châu Âu ưa chuộng, tìm kiếm.
Lũy kế xuất khẩu của Uganda trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2018/19 đã giảm 10% xuống còn 1,8 triệu bao, do xuất khẩu chậm lại. Dự kiến nguồn cung cà phê toàn cầu dư thừa tiếp tục gây áp lực lên giá cả, UCDA cho biết thêm.
Xuất khẩu cà phê arabica trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại đã giảm 25% so với niên vụ trước xuống còn 51.490.931 bao, trong khi xuất khẩu cà phê robusta giảm 15% xuống còn 1,3 triệu bao. Uganda là quốc gia xuất khẩu các loại cà phê robusta có vị đắng hàng đầu châu Phi, được sử dụng chủ yếu trong các loại cà phê hòa tan và phối trộn rang xay. Uganda xuất khẩu gần như toàn bộ sản lượng cà phê của mình ở dạng hạt. Theo UCDA, sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 có thể sẽ tăng 10% lên 5,1 triệu bao.