menu search
Đóng menu
Đóng

TT cà phê ngày 20/3: Hồi phục chạm mức 33.000 đồng/kg

10:47 20/03/2019

Vinanet - Giá cà phê nhân xô một số tỉnh Tây Nguyên hôm nay đảo chiều tăng 400 đồng lên ở 32.300 – 33.100 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.433 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức 75 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.433

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

33.100

+400

Lâm Đồng

32.300

+400

Gia Lai

33.100

+400

Đắk Nông

32.900

+400

Hồ tiêu

45.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.160

+10

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới trái chiều với robusta tăng khá kéo giá cà phê trong nước hồi phục trở lại. Giá cao nhất chốt ở 33.100 đồng/kg tại Gia Lai và Đắk Lắk, 32.900 ở Đắk Nông và thấp nhất ở 32.300 đồng/kg tại Lâm Đồng.

Tình trạng biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nan giải, ngày càng ảnh hưởng rõ nét và sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tác động mạnh đến quá trình canh tác cà phê của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng.
Hậu quả của thời tiết bất thường làm cây ra hoa trái vụ, sâu bệnh phát triển không theo quy luật, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, dẫn đến giảm năng suất, sản lượng cà phê. Chỉ tính riêng trong năm 2016, hạn hán gay gắt đã làm trên 23.000 ha cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bị thiếu nước, làm giảm năng suất và mất trắng.
Trước tình hình trên, ngoài các giải pháp cấp bách cho việc sản xuất cà phê, việc quán triệt sản xuất cà phê tập trung trong vùng quy hoạch có vai trò rất quan trọng. Các ban ngành, cơ quan chức năng khuyến cáo không sản xuất cà phê ở những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước; có thể chuyển đổi cây trồng đối với những diện tích cà phê ngoài vùng quy hoạch, sản xuất kém hiệu quả.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mục tiêu trong những năm tới là xây dựng ngành cà phê Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng.
Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học cần nghiên cứu và đưa vào sản xuất những giống cà phê chín muộn để tránh rủi ro khi mùa mưa chấm dứt muộn; giống có khả năng chịu hạn và kháng bệnh tốt.
Các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cà phê trên địa bàn, gắn với cơ cấu giống đã ban hành, bảo đảm việc tái canh, ghép cải tạo sử dụng 100% giống theo quy định.
Đặc biệt, việc trồng cây che bóng, chắn gió bảo đảm cho vườn cà phê sinh trưởng phát triển tốt, ổn định, lâu dài có vai trò vô cùng quan trọng. Các cây trồng xen như hồ tiêu, bơ, sầu riêng, mắc ca, điều, … vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế vừa giảm nguy cơ khi có rủi ro xảy ra, mặt khác, những loại cây này che bóng, chắn gió tốt cho vườn cà phê.