Gạo 5% tấm của Thái Lan giá 375- 388 USD/tấn, FOB Bangkok, tăng so với 37-385 USD/tấn tuần trước.
“Có vẻ như Sri Lanka đang tìm mua gạo, và chúng tôi lạc quan rằng họ sẽ tìm tới nguồn cung từ Thái Lan”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Chính phủ Sri Lanka đã mở thầu mua 200.000 tấn gạo do lũ lụt gần đây ảnh hưởng tới nhiều diện tích lúa.
Hiệp hội các Doanh nghiệp bán buôn thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Sri Lanka đã thông báo mở thầu quốc tế mua 200.000 tấn gạo (trong đó: 90.000 tấn gạo đồ Nadu, 60.000 tấn gạo đồ Samba và 50.000 tấn gạo trắng nguyên liệu). Hạn cuối nộp hồ sơ dự thầu trước 14h00 giờ Sri Lanka (tức 15h30 giờ Việt Nam) ngày 31 tháng 10 năm 2017.
Giá dự thầu tính theo giá FOB hoặc giá CIF (bao gồm chi phí vận tải). Về thời gian giao hàng: 50% giao trước 30 tháng 11 năm 2017, 50% còn lại giao trước 31 tháng 12 năm 2017. Thương nhân tham dự thầu phải ký quỹ 2 triệu Rupees Sri Lanka (khoảng 13.014,6 USD) hoặc 0,1% giá trị lô hàng dự thầu và gửi kèm theo gạo mẫu loại 1kg.
Thái Lan cũng bị mưa lớn nhưng không ảnh hưởng nhiều bởi gần như toàn bộ lúa đã thu hoạch xong. Tuy nhiên, mưa gây khó cho việc vận chuyển và giao gạo, do đó ảnh hưởng tới cả xuất khẩu. Từ tháng 11 mưa sẽ giảm đi và dự kiến xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ tăng lên.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá giảm 2 USD/tấn xuống 402 – 405 USD/tấn trong vòng một tuần vừa qua.
“Nguồn cung mới sẽ đến sau một vài tuần tới. Xuất khẩu sẽ tăng lên cùng với nguồn cung”, B V Krishna Rao, giám đốc điều hành công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Thái Lan, Pattabhi Agro Foods Pvt. cho biết, và thêm rằng “Nhu cầu dự kiến sẽ cao từ Sri Lanka và Bangladesh trong vài tháng tới”.
Bangladesh năm nay nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn do lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng. Nước này đã thông qua việc mua 100.000 tấn gạo đồ của Ấn Độ theo hợp đồng liên Chính phủ với giá 455 USD/tấn, bao gồm CIF và phí bốc dỡ hàng. Tiếp đến họ cũng đã thông qua việc mua 150.000 tấn gạo đồ của Thái Lan với giá 460 USD/tấn.
Sản lượng lúa vụ hè – vụ chính – của Bangladesh đã giảm khoảng 5% so với cùng vụ năm ngoái, xuống 18 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 7 năm, theo tính toán sơ bọ của Cơ quan thống kê Bangladesh.
Trong khi đó tại Việt Nam, giá tăng do nguồn cung khan hiếm dần. Gạo 5% tấm giá tăng lên 395 – 405 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 390-400 USD/tấn tuần trước.
“Nguồn cung rất thấp. Lượng tồn trữ còn rất ít nên giá dự báo sẽ duy trì ở mức cao”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCMcho biết, và thêm rằng giao dịch trầm lắng vì giá gạo Việt hiện khá cao so với những nước cạnh tranh khác.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng ít nhất trong 4 tuần gần đây tính đến ngày 26/10.
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 26/10 (đơn vị: đồng/kg)
Nguồn cung mới phải chờ tới tháng 11, là vụ Thu Đông nhưng với sản lượng ít, vậy nên khả năng giá sẽ không giảm.
Diện tích trồng lúa ở các tỉnh miền Nam bị giảm do lũ lụt, nhưng năng suất dự báo sẽ tăng 3,2% so với cùng vụ năm ngoái, theo thông tin từ Bộ NN&PTNT.
Cục Trồng trọt thuộc (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày 26/10, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL xuống giống vụ Thu Đông xuống giống khoảng 800.000 ha, hoàn thành hơn 98,7% so với kế hoạch. Hiện tại, diện tích thu hoạch đạt khoảng 310.000 ha, với năng suất khoảng 5,3 - 5,4 tấn/ha.
Dự báo giá gạo thế giới sẽ tiếp tục vững đến tăng trong thời gian tới bởi một số lý do sau:
Bangladesh. Lũ lụt nghiêm trọng tại Bangladesh khiến nước này thiệt hại khoảng 1 triệu tấn gạo, đã đưa quốc gia Nam Á này trở thành thị trường NK gạo lớn trong năm 2017, với lượng NK được dự báo lên tới 1,5 triệu tấn. Do tồn kho gạo chính phủ giảm thấp và giá gạo nội địa tăng cao kỷ lục, chính phủ Bangladesh đã liên tục tổ chức các đợt đấu thầu NK, đàm phán các hợp đồng với hàng loạt chính phủ các nước SX – XK gạo lớn và hạ thuế NK xuống 2 lần chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng để khuyến khích NK gạo tư nhân. Hiện Bangladesh đã chốt các thỏa thuận NK 250.000 tấn gạo đồ từ Thái Lan và Ấn Độ. Bangladesh cũng đã phê chuẩn mua 100.000 tấn gạo từ Myanmar, gác sang một bên căng thẳng ngày càng tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn Rohingya.
Philippines. Dự trữ gạo chính phủ của Philippines cũng giảm thấp, buộc chính phủ nước này phải tăng cường NK gạo. Sri Lanka được dự báo sẽ mua 650.000 tấn gạo, so với mức chỉ 60.000 tấn trong năm 2016. Trong khi đó, thị trường gạo Châu Phi cũng khởi sắc trở lại, giúp ngành gạo thoát khỏi nỗi ám ảnh XK gạo tồi tệ trong năm 2016.
Một số thông tin gạo khác
Trung Quốc đưa ra hạn ngạch nhập khẩu gạo, ngô và lúa mì
Trung Quốc ngày 26/10 đã công bố hạn ngạch nhập khẩu ngũ cốc năm 2018, theo đó hạn ngạch nhập khẩu gạo là 5,32 triệu ấn, lúa mì là 9,64 triệu tấn và ngô là 7,2 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo Campuchia sang Bangladesh kéo dài hơn dự kiến
Lô hàng gạo đầu tiên của Campuchia xuất sang Bangladesh theo thỏa thuận xuất khẩu mới sẽ kéo dài hơn dự kiến ban đầu do các cuộc thảo luận của các tác nhân trong ngành về một số khía cạnh kỹ thuật cụ thể của MoU vẫn chưa đi đến hồi kết.
Hun Lak, phó chủ tịch của Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF), cho biết họ sẽ tiếp tục nỗ lực để chuẩn bị cho ngành gạo về hoạt động giao thương với Bangladesh, nhưng một số câu hỏi liên quan tới các vấn đề kỹ thuật của thỏa thuận vẫn chưa được trả lời và cần thêm thảo luận giữa CRF và các hiệp hội ngành. Tuy nhiên, ông Hun Lak từ chối cho biết thêm chi tiết của các thỏa thuận với Bangladesh.
Tháng 8/2017, Campuchai và Bangladesh đã ký một biên bản MoU, theo đó quốc gia Nam Á này đồng ý mua 1 triệu tấn gạo của Campuchia trong 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2017. Mỗi năm, Campuchia sẽ xuất 250.000 tấn gạo cho Bangladesh – gồm 200.000 tấn gạo tắng và 50.000 tấn gạo đồ.
Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak tuyên bố thỏa thuận với Bangladesh báo hiệu một kỷ nguyên mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước và Bangladesh sẽ mua 250.000 tấn gạo của Campuchia trong tháng 10/2017.- Gappingworld/Khmer Times
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet