Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 5 USD/tấn lên 419- 423 USD/tấn. Đồng rupee giảm so với USD cản trở giá gạo xuất khẩu tăng.
“Giá gạo trong nước tăng do nguồn cung giảm ở các bang miền trung và miền đông. Nhu cầu cũng cải thiện nhẹ từ khách hàng Bangladesh”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada cho biết.
Bangladesh năm 2017 đã nổi lên thành nước nhập khẩu lớn sau khi lũ lụt gây thiệt hại mùa màng. Nước này đã nhập khẩu hơn 3 triệu tấn gạo từ tháng 7/2017 đến tháng 2/2018, mức cao nhất từ trước tới nay (chỉ trong 8 tháng nhập khẩu khối lượng vượt mức nhập khẩu cả năm của những năm trước, theo số liệu của Bộ Lương thực nước này.
Một quan chức Bộ Lương thực Bangladesh cho biết, nước này có thể sẽ mua thêm gạo trong vài tháng tới, cho biết thêm rằng giá gạo nội địa vẫn còn cao. Từ ngày 1/3, Chính phủ Bangladesh khôi phục hoạt động bán gạo với giá trợ cấp để giúp cho những gia điình nghèo và hạ nhiệt giá nội địa.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan giá giảm xuống 395-400 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 404- 410 USD/tấn cách đây một tuần. Giá giảm do nhu cầu thấp và triển vọng sẽ không có nhiều hợp đồng mới. Trong khi đó, lúa vụ mới bắt đầu được bán trên thị trường.
Thái Lan dự kiến thu hoạch vụ mới vào tháng 4, nhưng do mưa lớn và lũ lụt ở một số khu vực hồi năm ngoái nên một số nơi trồng trọt muộn hơn bình thường, và hiện đnag thu hoạch lúa vụ phụ.
Các thương gia Thái Lan dự báo giá gạo sẽ giảm thêm nữa nếu không có nhu cầu mới trong khi nguồn cung tăng dần theo tiến đô thu hoạch.
Gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm xuống 410 - 415 USD/tấn, từ mức 415 – 420 USD/tấn tuần trước, vì nông dân cũng bắt đầu thu hoạch lúa vụ Đông Xuân.
“Nhu cầu không mạnh, nhất là khi giá gạo Thái vẫn rẻ hơn gạo Việt (vì chúng ta thực hiện một số hợp đồng liên chính phủ”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM Cho biết.
Các thương gia nhận định giá có thể biến động trong 2 tuần tới, khi vào lúc thu hoạch cao điểm. Thị trường vẫn đang chờ xem Philippines có động thái gì sau khi thông báo kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng khoảng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 842.000 tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet