menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp các bản tin ngày 17/3/2022 của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

17:10 17/03/2022

Dưới đây là các tin phân tích diễn biến thị trường của một số mặt hàng nguyên liệu (Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại, Năng lượng) toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 17/3/2022.
Các yếu tố cung cầu vẫn đang có sức ảnh hưởng tác động mạnh, giá ngô sẽ không suy yếu như lúa mì
Mở cửa phiên giao dịch ngày 17/03, giá ngô lại quay đầu hồi phục trở lại sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua. Bất chấp đà lao dốc cúa lúa mì sáng nay, ngô vẫn đang là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của nhóm nông sản. Lực mua từ vùng chặn dưới 735 của khoảng đi ngang trong suốt giai đoạn vừa qua là một trong những yếu tố lý giải cho sắc xanh của ngô. Bên cạnh đó, cũng như những phiên vừa qua, mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine nhưng giá ngô không biến động đột ngột như lúa mì. Chính vì thế nên đà tăng của ngô vân có phần vững chắc hơn.
Những yếu tố cơ bản về cung cầu ngô cũng nên được thị trường xem xét vì đây sẽ là những thông tin có tác động đến giá trong dài hạn. Mùa vụ ở Nam Mỹ đang dần ổn định hơn do cây trồng đang ở trong giai đoạn phát triển và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, ngô vụ 2 vừa được gieo trồng ở Brazil cũng có tiến độ khá tốt nên trong thời gian tới những số liệu ở Mỹ.
Nhu cầu tiêu thụ ngô trong sản xuất ethanol có khả năng sẽ không cón là yếu tố hỗ trợ cho giá như giai đoạn vừa qua nữa.
Khánh Linh
 
Triển vọng tiêu thụ tiếp tục là yếu tố chi phối giá cà phê trong ngắn và trung hạn
Thị trường cà phê bất ngờ tăng mạnh trong phiên hôm qua, trong đó giá Arabica trên Sở ICE US tăng 3% lên mức 217.5 cents/pound, giá Robusta trên Sở ICE EU tăng 3.2% và đạt 2148 USD/tấn.
Do việc FED tăng lãi suất đã nằm trong dự đoán của thị trường nên các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ ngày 16/03 đều đóng cửa trong sắc xanh. Điều này phần nào đã tác động tích cực đến tâm lý của giới đầu tư và từ đó kích cầu trở lại đối với mặt hàng cà phê. Việc giá năng lượng giảm kết hợp với động thái kiềm chế lạm phát của FED cũng đem đến triển vọng hồi phục cho nhu cầu tiêu thụ cà phê trong thời gian tới. Đây cũng chính là thông tin hỗ trợ mặt hàng Arabica thu hút được dòng tiền của giới đầu tư trong phiên ngày hôm qua.
Tuy nhiên, yếu tố tiềm ẩn kìm hãng đà tăng của giá sẽ là nhu cầu tiêu thụ từ Nga và Ukraine. Các báo cáo đã chỉ ra rằng các đơn hàng cà phê đến 2 nước này đã phải chyển hướng do thành phố Moscow đang bị áp lệnh trừng phạt, còn các cảng của Ukraine thì đóng cửa. Nếu đúng như kỳ vọng của thị trường, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào tháng 5 này, do đó nhu cầu tiêu thụ sẽ còn chịu ảnh hưởng trong vòng 2 tháng tới.
Hà Linh
 
Giá đồng có thể tăng trong ngắn hạn trước khi giảm trở lại bởi nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng trưởng một cách thiếu bền vững
Thị trường đồng chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp với mức tăng gần 2% lên 4.6 USD/pound. Sức mua phần lớn vẫn đến từ những lo ngại về nguồn cung ở Peru, quốc gia sản xuất đồng đứng thứ hai trên thế giới bởi hoạt động khai thác tại các mỏ lớn đang bị đình trệ vì các cuộc biểu tình của người dân.
Trước đó, trong tháng 2 vừa qua, sản lượng tại Chile, nhà sản xuất đồng số một thế giới đã giảm so với cùng kỳ năm trước, nên việc sản lượng ở Peru cũng có nguy cơ sụt giảm sẽ làm cho nguồn cung đồng trên thế giới ở trong tình trạng bị thắt chặt. Hiện tổng mức tồn kho của ba Sở lớn trên thế giới là Sở Thượng Hải, Sở COMEX và Sở LME chỉ suýt soát hơn 210,000 tấn, và ngoại trừ Sở COMEX, hai Sở còn lại không ghi nhận sự tăng trưởng trong mức tồn kho.
Đáng chú ý, mức tồn kho trên Sở Thượng Hải đang có xu hướng giảm, đây là điều chưa từng xuất hiện trong vòng 5 năm trở lại đây, kể cả thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ vào hai năm trước. Điều này phản ánh sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, và có thể giải thích bằng hai lý do: một mặt, giá đồng đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nên đã làm giảm bớt sức mua trên thị trường hàng thực.
Tiên Phạm
 
Giá dầu thô dù tăng cũng khó có thể trụ vững ở mức 100 USD trong phiên hôm nay
Thị trường dầu thô đóng cửa trong sắc đỏ phiên thứ ba liên tiếp với giá dầu thô WTI giảm 1.5% về 95 USD/thùng, còn giá dầu Brent kết thúc phiên thấp hơn gần 2% về 98 USD/thùng.
Các yếu tố hỗ trợ cho giá dầu ngày một yếu đi khiến cho sức bán áp đảo đối với cả hai mặt hàng dầu thô. Ukraine và Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong tiến trình đàm phán hòa bình dự kiến bao gồm các điều khoản ngừng bắn và rút quân của Nga nếu Kiev tuyên bố trung lập và chấp nhận các hạn chế với lực lượng vũ trang và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Ngoài ra, trong báo cáo mới nhất của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cũng cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tăng thêm 4.3 triệu thùng, đồng thời nhu cầu tiêu thụ dầu có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
Ngoài những yếu tố kể trên, giá dầu còn chịu tác động đáng kể từ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu số một thế giới. Hiện các quan chức của nước này đang tiến hành các biện pháp nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, cụ thể, các ca mắc bệnh nhẹ có thể tự điều trị tại nhà nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống bệnh viện.
Hồng Hoa

Nguồn:Vinanet/VITIC/MXV

Link gốc