menu search
Đóng menu
Đóng

Thúc đẩy thương mại giữa hai nước Việt Nam - Ai Cập

15:00 30/09/2019

Vinanet - Ai Cập và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 56 năm và hai nước luôn có mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện, được xây dựng trên nền tảng hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Ai Cập và Việt Nam cùng chia sẻ những quan điểm và lập trường về nhiều vấn đề toàn cầu. Đó là lý do vì sao hai bên luôn ủng hộ, hỗ trợ và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
Quan hệ giữa nhân dân hai nước vẫn luôn được đẩy mạnh với việc hai bên tổ chức một số sự kiện văn hóa cho giới trẻ để tiếp tục tăng cường trao đổi giữa các thế hệ trẻ giữa hai nước.
Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại giữa Ai Cập và Việt Nam đạt 475 triệu USD, tăng 25% so với năm 2017. Mặc dù mối quan hệ hợp tác kinh tế chưa thực sự bứt phá và còn thấp so với tiềm năng của hai nước nhưng thể hiện hai quốc gia đã có một nền tảng vững chắc và sẽ sớm đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương mức 1 tỷ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ai Cập 8 tháng đầu năm 219 đạt 329,31 triệu USD, tăng 3,44% so với cùng kỳ, riêng tháng 8/2019 kim ngạch đạt 44,78 triệu USD, giảm 15,22% so với tháng 7/2019 nhưng tăng 8,57% so với tháng 8/2018.
Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập chủ yếu các nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử đứng vị trí số 1 đạt  83,79 triệu USD, chiếm 25,44% tổng kim ngạch, riêng tháng 8/2019 đạt 14,92 triệu USD, giảm 5,47% so với tháng 7/2019.
Kế đến là mặt hàng kim loại thường và sản phẩm đạt 37,98 triệu USD; xơ sợi dệt đạt 35,97 triệu USD với 161, nghìn tấn…
Ngoài những mặt hàng kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Ai Cập các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản…. tuy nhiên so với cùng kỳ tốc độ xuất khẩu những mặt hàng này đều suy giảm kim ngạch.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang thị trường Ai Cập các mặt hàng hầu hết đều sụt giảm, trong đó giảm nhiều nhất là mặt hàng sắt thép, giảm 55,85% về lượng và giảm 58,09% về trị giá, tương ứng với 1,4 nghìn tấn, trị giá 974,07 nghìn USD, giá xuất bình quân 675,50 USD/tấn, giảm 5,07% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8/2019 cũng đã xuất sang Ai Cập 29 tấn sắt thép, trị giá 26,8 nghìn USD, giá xuất bình quân 925,31 USD/tấn, giảm 94,72% về lượng và giảm 93,89% trị giá, giá bình quân tăng 15,76% so với tháng 8/2018.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ai Cập 8 tháng năm 2019

Mặt hàng

8 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

329.310.658

 

3,44

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

83.798.100

 

 

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

37.908.633

 

 

Xơ, sợi dệt các loại

16.187

35.973.284

-17,33

-14,91

Hàng thủy sản

 

32.753.132

 

9,76

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

19.449.250

 

-47,52

Điện thoại các loại và linh kiện

 

15.325.695

 

 

Cà phê

7.713

12.259.238

-25,70

-32,25

Hạt tiêu

5.637

12.081.214

-18,11

-35,33

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

11.235.363

 

-4,27

Hạt điều

1.4

11.079.758

 

 

Hàng rau quả

 

9.105.886

 

 

Hàng dệt, may

 

4.281.061

 

-5,74

Sắt thép các loại

1.442

974.074

-55,85

-58,09

Hàng hóa khác

 

43.085.969

 

 

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Xuất khẩu sang thị trường Ai Cập, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những khó khăn tự nhiên liên quan đến khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ.
Dẫn nguồn tin từ Báo quốc tế, theo Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Nayel, hai bên có thể đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các tuyến giao thương hàng không và đường biển, thiết kế các chương trình giao lưu phù hợp cho đại diện cộng đồng doanh nghiệp hai bên nhằm phục vụ các mục đích thực tế, góp phần tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy thương mại song phương.
Còn về những thách thức liên quan đến chính sách, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn tàu hàng Việt Nam đều đi qua Kênh đào Suez, tuy nhiên vẫn chưa có các tuyến vận chuyển trực tiếp giữa cảng Ai Cập và Việt Nam. Ngoài ra, việc định giá các sản phẩm nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến bản đồ thương mại trên thị trường toàn cầu đầy tính cạnh tranh. Chẳng hạn, khi Ai Cập và Việt Nam ký biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo vào năm 2018, chúng tôi đã đặt nhiều kỳ vọng, nhưng các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam đã báo giá cao hơn rất nhiều so với các đối thủ mặc dù chất lượng và khối lượng như nhau.
Hơn nữa, việc áp dụng các tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn có thể làm chậm tiến trình phát triển thương mại song phương. Trong vài năm qua, Ai Cập không ngừng nâng cao các tiêu chuẩn cho các sản phẩm nhập khẩu, các cơ quan kiểm dịch y tế và nông nghiệp đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm trước khi phê duyệt nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào. Mặt khác, chính quyền Việt Nam cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự, chúng tôi đã trải qua hành trình kỹ thuật dài để thâm nhập thị trường Việt Nam với một số sản phẩm nông nghiệp của Ai Cập như cam, quýt và nho.
Hai quốc gia có thể thành lập một hội đồng doanh nghiệp thường trực, từ đó đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu để thường xuyên tập hợp và tạo điều kiện giao lưu giữa các doanh nhân, đại diện phòng thương mại và chuyên gia từ cả hai nước. Chúng tôi từng đưa ra đề xuất này với phía Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy cho đến khi hai bên cùng xây dựng được tầm nhìn chung. Qua đó, dưới sự giám sát của Chính phủ hai nước, đảm bảo rằng những người liên quan sẽ thực hiện đúng trách nhiệm của mình, chung tay thực hiện tầm nhìn này một cách hiệu quả, vì lợi ích và thịnh vượng của cả Ai Cập lẫn Việt Nam.

Nguồn: VITIC