menu search
Đóng menu
Đóng

Bước tiến dài trong hợp tác phát triển điện Việt - Mỹ

08:57 14/06/2017

Vinanet - Vào cuối tháng Năm vừa qua, General Electric - Tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ (GE) công bố một loạt thỏa thuận hợp tác trị giá 2 tỉ USD nhằm tăng sản lượng điện nội địa của Việt Nam thêm 2,3 GW.
Các thỏa thuận được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại Washington, DC. Sự hợp tác này sẽ là một bước tiến dài để đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam khi lượng điện tiêu thụ được ước tính tăng gấp đôi đến 506 TWh vào năm 2030... Theo bình luận của Bruce Watson.
Theo Bruce Watson: Chỉ mới những năm 1990, không khó để tìm thấy những ngôi nhà nơi người dân sống mà không có điện ở Việt Nam. Trẻ em làm bài tập dưới ánh đèn dầu, hoặc nến, và bố mẹ chúng nấu ăn bằng bếp củi, bếp than, hoặc bếp ga mini.
Song, nhờ hàng loạt chính sách cải cách từ chương trình "Đổi mới", mọi thứ đã nhanh chóng thay đổi sau 25 năm. Hiện nay, 99% người dân Việt Nam có điện. Đây là một thành quả giúp thúc đẩy làn sóng sản xuất và mở cửa thu hút vốn nước ngoài.
Ngày nay, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong khối ASEAN, và nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,2%/năm kể từ năm 2000.
Tuy nhiên, sự phát triển này kéo theo nhu cầu lớn về năng lượng: cầu điện tăng 11% mỗi năm. Theo ông Phạm Hồng Sơn, CEO của GE Việt Nam cho biết: "Cung điện của Việt Nam, và quan trọng hơn là chất lượng và độ tin cậy điện, có ý nghĩa lớn, nếu Việt Nam kỳ vọng duy trì được sức hút đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài".
Một hợp đồng mới cần hỗ trợ ngành điện Việt Nam bắt kịp sự phát triển kinh tế. Vào cuối tháng Năm vừa qua, GE công bố một loạt thỏa thuận hợp tác trị giá 2 tỉ USD nhằm tăng sản lượng điện nội địa của Việt Nam thêm 2,3 GW. Các thỏa thuận được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại Washington, DC. Sự hợp tác này sẽ là một bước tiến dài để đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam khi lượng điện tiêu thụ được ước tính tăng gấp đôi đến 506 TWh vào năm 2030.
Điện mặt trời và điện gió sẽ chiếm phần lớn trong sản lượng điện mới. Năm 2010, tỷ trọng điện tái tạo của Việt Nam là 3,5%. Con số này được kỳ vọng đạt 5% vào 2020 và 11% vào năm 2050, trong đó điện gió, điện mặt trời, thủy điện và điện biogas sẽ tăng liên tục.
Hiện tại, 1/3 lượng điện của Việt Nam là thủy điện, và điện gió đã được phát triển từ năm 2015. Là một phần của thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD, GE đã sẵn sàng cho một dự án điện gió 800 MW ở Sóc Trăng. Các nhà máy sẽ được khánh thành vào năm 2020, và được dự tính sẽ chính thức vận hành vào năm 2035, theo ông Sơn.
Ngoài ra, GE cũng ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để xây dựng hai nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp 750 MW, chạy bằng khí tự nhiên từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Các nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2024.
GE đã có một lịch sử hoạt động lâu dài với Việt Nam. GE thành lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 1993, trở thành công ty Mỹ đầu tiên thiết lập mối quan hệ với Việt Nam, thậm chí trước khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ.
Các công nghệ của GE hiện đang cấp điện cho 2,3 triệu gia đình, đóng góp 30% vào sản lượng điện của Việt Nam. Sự hợp tác mới cũng sẽ hỗ trợ việc làm ngành năng lượng ở Mỹ, khi nhiều thiết bị và linh kiện tua bin khí của GE được sản xuất tại South Carolina, New York và Maine.
Cuối cùng, ông Sơn nói, các dự án trên sẽ giúp Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng với rất ít trở ngại.
Nguồn: BRUCE WATSON/nangluongvietnam.vn