menu search
Đóng menu
Đóng

Cách tra cứu nhãn hiệu trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

15:18 11/12/2019

Vinanet - Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
Hiện nay, có thể tra cứu trực tiếp trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam. Kết quả này để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cần tra cứu nhãn hiệu nâng cao để đảm bảo chính xác và chắc chắn hơn khả năng được bảo hộ nhãn hiệu.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.
Trên thị trường, nhiều nhãn hiệu kể từ ngày nộp đơn và được cấp văn bằng bảo hộ vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu đã không đưa nhãn hiệu vào sử dụng trong thực tế.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên thứ ba có quyền nộp đơn tới Cục Sở Hữu Trí Tuệ để yêu cầu cơ quan này hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của chủ sở hữu với lý do nhãn hiệu đã không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp kể từ ngày nộp đơn.
Để có chứng cứ phục vụ cho yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, bên yêu cầu phải tiến hành việc điều tra nhãn hiệu trên thị trường xem nhãn hiệu có được sử dụng hay không sử dụng trên thực tế. Liên hệ trang

http://nhanhieuviet.gov.vn của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện điều đó.

Bởi đây là đơn vị có chức năng khảo sát, điều tra thông tin sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường Việt Nam chính xác và hiệu quả. Kết quả điều tra nhanh chóng có sau 3-5 ngày làm việc, chỉ với mức phí 3.600.000đ/nhãn hiệu (chưa bao gồm VAT).

Nguồn: VITIC