Thông tư gồm có 5 Chương, 127 Điều, trong đó quy định:
- Sáu nội dung chi phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, một số nội dung cụ thể như:
Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung;
Hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình;
Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình theo quy định;
Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ.
- Ba nội dung chi hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 5 khóa/mô hình;
Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ, nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng, tối đa 5 hợp đồng/mô hình;
Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/08/2023.
Nguồn:Vinanet/VITIC