menu search
Đóng menu
Đóng

Để thuốc Việt cạnh tranh trên thị trường nội địa

08:47 05/10/2009
Theo nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 704,44 triệu USD mặt hàng dược phẩm, tăng 30,78% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1,67% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Vụ Pháp chế, Bộ Y Tế cho biết, đến hết năm 2008, Việt Nam có 89 nhà máy đạt GMP. Số lượng thuốc sản xuất được tăng dần qua từng năm: năm 2006 đạt 457,403 triệu USD tăng 20% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 600,63 triệu USD tăng 26,34% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 715,435 triệu USD tăng 19,11% so với năm 2007. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước tăng từ hơn 30% lên 50,18%. Thuốc xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 39 triệu USD, tăng 76% so với năm 2007.

Theo nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 704,44 triệu USD mặt hàng dược phẩm, tăng 30,78% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1,67% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thuốc sản xuất trong nước đã có thương hiệu, có chỗ đứng trong thị trường, nhiều sản phẩm có tín nhiệm, được chọn dùng thay cho thuốc nhập ngoại đề điều trị tại các bệnh viện trung ương, địa phương. Vấn đề hiện nay là nguồn nguyên liệu cho sản xuất phải nhập khẩu gần 90%.

Tổng Giám đốc Cty CP Dược Phẩm TƯ25(UPHACE), một  nhà sản xuất tân dược lâu năm cho rằng, để giá thuốc Việt Nam có sức cạnh tranh trên sân nhà, Chính phủ nên có chính sách phát triển mạnh công nghiệp hoá dược trong nước, để giúp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, góp phần bình ổn giá thuốc. Đồng thời khuyến khích phát triển nguồn dược liệu trong nước, cung ứng cho sản xuất thuốc từ dược liệu.  Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện trung ương, địa phương tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ theo tiêu chuẩn GMP, có chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý để góp phần tăng tỷ trọng thuốc trong nước.Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sản xuất được hầu hết các sản phẩm đặc trị thiết yếu với chất lượng cao nhưng giá rẻ hơn, hợp lý hơn so với thuốc ngoại nhập.

Tổng Giám đốc UPHACE còn cho biết thêm, các sản phẩm của Cty luôn chiếm vị thế cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt hơn 10 năm nay, Cty sản xuất thuốc tiêm và các sản phẩm từ cây cỏ thiên nhiên với dạng bào chế hiện đại phục vụ xuất khẩu vào thị trường Đông Âu, Châu Phi, Trung Mỹ. Đông Nam Á. Hàng Năm, UPHACE ưu tiên nghiên cứu phát triển mặt hàng mới và tập trung nghiên cứu những dạng bào chế hiện đại ở các sản phẩm mới như: dạng viên phóng thích kéo dài chứa hoạt chất điều trị hen, suyễn, tiểu đường, cao huyết áo… nhằm tạo ra những mặt hàng chủ lực cho Cty. Chiến lược của UPHACE là đẩy mạnh thị trường nội địa tăng 7-10% và xuất khẩu tăng 10%, đạt mức doanh thu khoảng 120 tỷ đồng.

Tham khảo một số thị trường nhập khẩu tân dược có kim ngạch trên 10 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2009

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 8

8 tháng

Pháp

15.278.999

125.796.988

Ấn độ

13.534.929

92.762.911

Hàn Quốc

10.249.373

69.260.236

Đức

5.417.939

56.128.959

Anh

3.100.515

30.651.037

Thuỵ Sỹ

1.777.572

29.000.197

Italia

3.353.445

26.038.383

Hoa Kỳ

3.539.284

25.820.367

Thái Lan

2.828.051

23.511.685

Bỉ

2.042.139

21.707.249

Trung Quốc

3.700.453

17.393.047

Ôxtrâylia

2.604.381

14.773.019

Đài Loan

1.966.086

13.227.340

Áo

1.686.086

12.084.649

Hà Lan

1.154.551

10.589.440

Thuỵ Điển

1.218.061

10.486.246

Nguồn:Vinanet