(VINANAET)- Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 tỷ USD hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 6,09% so với 8 tháng năm 2012.
Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ trong thời gian này là máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, bông, thức ăn gia súc, phế liệu sắt thép… trong đó mặt hàng máy móc thiết bị có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, 492,6 triệu USD, chiếm 14,2% tỷ trọng, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì nhập khẩu mặt hàng này giảm 3,98%.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử với 396,1 triệu USD, giảm 44,95% so với cùng kỳ - đây là mặt hàng có kim ngạch giảm tương đối mạnh, chỉ sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (giảm 94,62%).
Hai mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đều giảm về kim ngạch, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm nay chỉ tăng nhẹ.
Ngoài những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm về kim ngạch, còn có những mặt hàng lại có sự tăng trưởng mạnh tuy kim ngạch chỉ đạt ở mức khiêm tốn như: bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 619,52%, kim ngạch 7,8 triệu USD; đá quý kim loại quý tăng 141,8%, kim ngạch 49,3 triệu USD và nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 128,28%, kim ngạch 6,4 triệu USD.
Thống kê hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 8 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNNK 8T/2013
|
KNNK 8T/2012
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
3.459.962.555
|
3.261.330.723
|
6,09
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
492.605.623
|
513.021.657
|
-3,98
|
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
|
396.186.017
|
719.730.457
|
-44,95
|
bông các loại
|
347.658.782
|
187.382.677
|
85,53
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
280.576.180
|
173.381.192
|
61,83
|
phế liệu sắt thép
|
155.260.493
|
128.194.237
|
21,11
|
chất dẻo nguyên liệu
|
139.300.681
|
117.511.415
|
18,54
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
137.542.168
|
134.063.886
|
2,59
|
sữa và sp
|
133.354.837
|
91.483.776
|
45,77
|
sản phẩm hóa chất
|
122.296.382
|
97.613.180
|
25,29
|
nguyên phụ liệu dệt may, da giày
|
119.947.603
|
100.003.130
|
19,94
|
hóa chất
|
77.744.783
|
88.936.068
|
-12,58
|
phương tiện vân tải khác và phụ tùng
|
57.782.349
|
47.100.572
|
22,68
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
49.304.504
|
20.390.959
|
141,80
|
dược phẩm
|
38.528.865
|
45.496.279
|
-15,31
|
sản phẩm từ sắt thép
|
38.386.097
|
53.435.131
|
-28,16
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
33.407.993
|
30.437.787
|
9,76
|
hàng rau quả
|
27.321.960
|
23.745.046
|
15,06
|
lúa mì
|
23.086.179
|
23.939.587
|
-3,56
|
hàng thủy sản
|
22.664.217
|
31.025.100
|
-26,95
|
vải các loại
|
15.747.134
|
16.226.484
|
-2,95
|
ô tô nguyên chiếc các loại
|
14.227.098
|
24.037.006
|
-40,81
|
giấy các loại
|
13.599.235
|
16.136.228
|
-15,72
|
sắt thép các loại
|
13.075.961
|
7.293.798
|
79,28
|
cao su
|
11.301.317
|
15.214.569
|
-25,72
|
sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
10.073.025
|
8.805.845
|
14,39
|
dây điện và dây cáp điện
|
8.619.366
|
5.686.093
|
51,59
|
sản phẩm từ cao su
|
8.086.089
|
9.634.228
|
-16,07
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
7.865.894
|
1.093.215
|
619,52
|
dầu mỡ động thực vật
|
7.142.938
|
5.688.524
|
25,57
|
linh kiện, phụ tùng ô tô
|
6.703.524
|
3.443.365
|
94,68
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
6.605.645
|
6.652.728
|
-0,71
|
nguyên phụ liệu thuốc lá
|
6.491.588
|
2.843.684
|
128,28
|
kim loại thường khác
|
4.434.612
|
2.434.937
|
82,12
|
sản phẩm từ kim loại thường khác
|
3.950.503
|
3.847.936
|
2,67
|
sản phẩm từ giấy
|
3.722.926
|
3.664.407
|
1,60
|
phân bón các loại
|
3.023.738
|
3.620.258
|
-16,48
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
1.309.339
|
24.320.619
|
-94,62
|
ngô
|
186.342
|
199.905
|
-6,78
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Theo nguồn Báo Công thương thì Việt Nam là điểm ưa thích thứ 2 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại ASEAN.
Cuộc khảo sát mới đây về triển vọng kinh doanh ASEAN năm 2014 do Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore thực hiện cho thấy, trong 10 nước thuộc ASEAN, Việt Nam là điểm đến ưa thích thứ 2 của các nhà đầu tư Mỹ (sau Indonesia). Có 43% doanh nghiệp Mỹ được hỏi cho biết đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam như: Starwood Hotels& Resorts, Citigroup& American Group, New York& Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA... và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. Đây là minh chứng tốt nhất để thuyết phục các nhà đầu tư Mỹ tiếp tục đến Việt Nam.
Nhận định về thị trường Việt Nam, ông Ahmet Bozer- Chủ tịch Coca-cola International- nói, Việt Nam là thị trường tiềm năng và đặc biệt là có nguồn cung dồi dào cho các sản phẩm đồ uống hoa quả. Hiện Coca-cola đang sử dụng khoảng 15.000 lao động gián tiếp và đang có kế hoạch sử dụng thêm khoảng 500 lao động nữa tại Việt Nam.
Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ vẫn đặt lòng tin vào thị trường Việt Nam là do tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam về cơ bản vẫn được duy trì ở mức ổn định, giá nhân công thấp và nền chính trị khá ổn định. Chia sẻ về vấn đề này, bà Mary Beth Tuner- Phó Tham tán kinh tế Hoa Kỳ tại Việt Nam- cho biết, các nhà đầu tư Mỹ đánh giá cao sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Hiện đang có nhiều doanh nghiệp của Mỹ muốn chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng cao.
Nguồn:Vinanet