menu search
Đóng menu
Đóng

Việt Nam liên tục nhập siêu từ Lào

14:52 05/11/2013

Mặc dù thương mại hai nước tăng bình quân 20% mỗi năm song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chỉ chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 16% của Lào. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ và khoáng sản từ Lào.
  
  

Theo nguồn tin Thitruong, mặc dù thương mại hai nước tăng bình quân 20% mỗi năm song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chỉ chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 16% của Lào. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ và khoáng sản từ Lào.

Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với CHDCND Lào, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao.

Đáng lưu ý là trong năm 2011, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 57,7% so với năm 2010), mức nhập siêu tăng lên đến 185,9 triệu USD, cao gấp 2 lần so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, nhờ sự tăng cường đáng kể xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường này đi kèm với mức nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,3% nên thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Lào giảm 87,5% xuống chỉ còn mức 23,3 triệu USD.

Cơ quan hải quan cũng đánh giá, mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước.

Theo đó, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%).

Thương mại Việt Nam-Lào từ năm 2008 – 2012

ĐVT: Triệu USD
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu

Cán cân thương mại

2008
273,1
149,8
-123,3
2009
248,5
169,3
-79,1
2010
291,7
198,4
-93,3
2011
460,0
274,1
-185,9
2012
444,6
421,4
-23,3
(Nguồn: TCHQ)

Ở chiều ngược lại, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong việc cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2012 với tổng trị giá nhập khẩu là 444,6 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN, Lào xếp thứ 8 và chiếm 2,14% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.

Tính trong 9 tháng kể từ đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 339 triệu USD, tăng 12,76% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Lào là sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng, phân bón…. trong đó sắt thép là mặt hàng chính đạt kim ngạch 83 triệu USD, tăng 12,86% so với cùng kỳ; kế đến là xăng dầu tăng 2,69% đạt 73,5 triệu USD và phương tiện vận tải 29,3 triệu USD, tăng 23,47% so với cùng kỳ năm trước…

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, quặng kim loại và khoáng sản – đây là hai nhóm hàng chính được nhập khẩu nhiều từ Lào trong những năm qua. Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 9, Việt Nam đã nhập khẩu 394,6 triệu USD từ Lào, tăng 10,3% so với cùng kỳ, trong đó hai nhóm mặt hàng này chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, đạt lần lượt là 246,7 triệu USD, 18,5 triệu USD, với tốc độ tăng (giảm) tương ứng là giảm 2,4% và tăng 26% so với 9 tháng năm 2012.

Được biết, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Lào đạt 2 tỷ USD năm 2015 và 5 tỷ USD năm 2020.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào 9 tháng 2013
ĐVT: USD

                                               (Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ TCHQ)

 
KNXK 9T/2013
KNXK 9T/2012
Tốc độ +/- (%)
Tổng KN
339.121.449
300.748.545
12,76
Sắt thép các loại
83.029.415
73.570.946
12,86
Xăng dầu các loại
73.592.536
71.664.833
2,69
phương tiện vận tải và phụ tùng
29.368.102
23.785.843
23,47
dây điện và dây cáp điện
17.527.876
6.384.976
174,52
Phân bón các loại
16.505.267
 
 
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
12.047.286
14.258.940
-15,51
sản phẩm từ sắt thép
11.230.452
11.760.565
-4,51
Sản phẩm từ chất dẻo
8.783.983
 
 
Than đá
7.013.249
7.876.115
-10,96
Hàng rau quả
6.204.602
3.507.063
76,92
Hàng dệt, may
5.974.472
4.690.865
27,36
Sản phẩm gốm sứ
5.303.908
 
 
Giấy và các sản phẩm từ giấy
3.765.847
2.814.380
33,81
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.255.378
 
 
Kim loại thường khác và sản phẩm
2.397.304
 
 
 

Nguồn:Vinanet