menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh

09:55 24/10/2013

Xuất khẩu gạo tháng 9 sụt giảm mạnh so với tháng trước đó cả về lượng và kim ngạch (giảm trên 30% về lượng và giảm 28,37% về kim ngạch) – đây là tháng xuất khẩu gạo ít nhất từ đầu năm đến nay; Tính chung cả 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sụt giảm so với cùng kỳ (giảm 14,58% về lượng và giảm trên 17% về kim ngạch) đạt 5,32 triệu tấn, tương đương 2,34 triệu USD.

Xuất khẩu gạo tháng 9 sụt giảm mạnh so với tháng trước đó cả về lượng và kim ngạch (giảm trên 30% về lượng và giảm 28,37% về kim ngạch) – đây là tháng xuất khẩu gạo ít nhất từ đầu năm đến nay; Tính chung cả 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sụt giảm so với cùng kỳ (giảm 14,58% về lượng và giảm trên 17% về kim ngạch) đạt 5,32 triệu tấn, tương đương 2,34 triệu USD.

Tháng 9 giao hàng đi Trung Quốc giảm một ít nhưng đi châu Phi giảm nhiều hơn so với tháng trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân (theo giá FOB) đạt 437,64 USD/tấn, giảm nhẹ và biến động khoảng 10 USD/tấn; mặc dù thiếu nhu cầu và xuất khẩu giảm do giá bán lỗ - thấp hơn giá tồn kho vụ Hè Thu (trừ một số lô hàng bán tháo). Giá giao dịch có xu hướng ổn định từ cuối tháng 9/2013 do nhu cầu có dấu hiệu tăng trở lại – nhất là xuất khẩu qua biên giới, làm cho giá gạo trong nước tăng.

Đơn giá xuất khẩu gạo bình quân 9 tháng (theo giá FOB) đạt 429,47 USD/tấn, giảm 13,79 USD/tấn so với cùng kỳ. Đây là mức giảm khá mạnh và sẽ làm tăng áp lực thực hiện xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2013.

Thị trường xuất trong 9 tháng qua gồm: châu Á chiếm 58,3%, châu Phi chiếm 29,5%, châu Mỹ chiếm 7,2%, châu Âu chiếm 3,5%, còn lại là các khu vực khác. Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Trung Quốc, các nước châu Phi, Philippines, Cuba, Malaysia, Hong Kong.

So với cùng kỳ năm 2012, thị trường châu Á giảm 22,7%, châu Phi tăng 5%, châu Mỹ tăng 38,9%, châu Âu tăng 154%. Các nước nhập khẩu chính: Trung Quốc tăng 10,0%, các nước châu Phi tăng 5%, Cu ba tăng 22,7%, Philippines giảm 63,2%, Malaysia giảm 34,6%, Hong Kong giảm 24,3%...

Thị trường xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2013

 
 
 
Thị trường
 
T9/2013
 
9T/2013
 
T9/2013 so với T8/2013
 
9T/2013 so với cùng kỳ
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Tổng cộng
460.820
206.462.801
5.322.709
2.338.412.577
-30,07
-28,37
-14,58
-17,02
Trung Quốc
154.583
64.827.516
1.764.968
732.280.508
-1,05
-1,67
+2,93
+0,25
Bờ biển Ngà
40.270
17.821.215
462.263
189.939.191
-60,98
-55,45
-0,56
-3,29
Malaysia
60.935
28.194.529
347.964
176.337.770
+24,97
+23,34
-35,76
-38,29
Philippines
15.549
6.426.823
353.069
155.677.699
-13,97
-15,91
-65,97
-64,83
Gana
11.361
6.277.157
299.699
141.391.994
-84,91
-82,75
+14,14
+13,32
Singapore
33.933
15.482.132
280.464
126.237.868
+55,68
+50,47
+39,99
+28,99
Hồng Kông
13.878
8.073.618
141.549
79.946.549
+18,20
+16,09
-5,22
-6,42
Indonesia
16.022
9.783.780
112.807
66.023.207
+10,88
+11,21
-65,30
-61,86
Angola
2.419
1.048.062
102.096
41.828.443
-38,99
-43,36
+5,80
-2,60
Angieri
12.045
4.863.250
83.249
34.919.942
+186,79
+182,40
+29,53
+18,53
Nga
9.507
4.166.918
70.373
31.885.802
-21,94
-24,56
+669,86
+643,24
Đông Timo
8.198
3.103.195
73.643
28.266.882
-38,13
-39,95
+74,08
+57,14
Đài Loan
2436
1238874
46324
23069148
-65,05
-65,95
-50,27
-46,38
Hoa Kỳ
4724
2668637
42539
22545016
+8,77
+18,81
-21,58
-2,57
Senegal
1750
742351
45807
17291551
-36,94
-33,61
-74,28
-73,01
Nam Phi
3265
1474987
30570
13798525
+24,38
+26,75
-4,54
-12,02

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

3023
1775902
16004
9772825
-26,95
-29,35
+134,49
+134,91
Bỉ
1098
374564
23680
8943184
+2052,94
+1333,85
-14,27
-20,31
Chi Lê
1280
532400
21647
8890123
-27,27
-28,99
+451,09
+388,02
Ucraina
5464
2190082
19234
8006655
+64,63
+62,87
+217,86
+169,23
Hà Lan
462
253288
16745
7330498
-53,98
-49,34
+363,72
+235,75
Brunei
1380
767300
10051
5450370
+105,66
+131,04
+4,57
-3,57
Australia
570
400079
5024
3369938
+1,60
+8,33
+27,97
+18,83
Thổ Nhĩ Kỳ
515
201670
5077
2348838
 
 
+133,43
+153,86
Pháp
293
152575
2380
1325626
+6,93
+3,31
+23,44
+19,02
Ba Lan
100
53800
2840
1211280
0,00
0,00
+200,53
+123,05
Tây BanNha
551
240972
2332
1049132
+114,40
+59,58
+57,78
+28,04
Italia
200
90600
1254
593483
+354,55
+271,01
-9,78
-22,54

Hợp đồng xuất khẩu đăng ký trong tháng 9/2013 trở lại mức trung bình sau khi tháng 8 bị sa sút ở mức thấp nhất trong 2 năm qua. Các hợp đồng ký mới chủ yếu từ Trung Quốc và châu Phi. Lũy kế đăng ký hợp đồng 9 tháng đạt 6,539 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó có 445.000 tấn năm 2012 chuyển sang sau khi trừ số hợp đồng không thực hiện). Số lượng hợp đồng còn lại giao hàng từ tháng 9/2013 trở đi là 1,336 triệu tấn (trong đó hợp đồng tập trung 90.000 tấn chiếm 6,7% và hợp đồng thương mại 1,246 triệu tấn chiếm 93,3%).

Số lượng hợp đồng hết hạn hoặc bị hủy trong tháng 9/2013 cũng thấp hơn nhiều so với tháng 8, mặc dù tiềm năng tiếp tục bị hủy hợp đồng vẫn còn nhiều. Tình hình này cho thấy có dấu hiệu phục hồi trong tháng 9 và tạo đà cho những tháng cuối năm, tốt hơn đánh giá trong tháng trước nhưng còn phải chờ diễn biến trong tháng 10/2013.

Về giá lúa, gạo trong nước, sau đợt giảm mạnh vào cuối tháng 8/2013 khi kết thúc mua tạm trữ vụ Hè Thu, giá lúa gạo trong tháng 9/2013 tương đối ổn định và chỉ giảm nhẹ do thu hoạch vụ Hè Thu kết thúc, lượng gạo hàng hóa hầu hết nằm trong kho doanh nghiệp và được hình thành ở mức giá cao trong thời gian mua tạm trữ.

Việt Nam xuất khẩu chậm và sụt giảm, không đạt kế hoạch quý III do thiếu nhu cầu từ Indonesia và Philippines. Mặc dù xuất khẩu 9 tháng đi Trung Quốc và châu Phi tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng cũng không thể bù đắp được xuất khẩu giảm từ Indonesia và Philippines.

Trong quý IV/2013, thị trường chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc và châu Phi nhưng tiềm năng sẽ là Indonesia và Philippines; nếu thiếu 2 thị trường này, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, xuất khẩu qua biên giới đang đóng vai trò tích cực trong việc tiêu thụ lúa gạo, mặc dù số liệu xuất khẩu bị giảm và không hoàn thành. Tình hình thực tế cho thấy lượng gạo xuất khẩu qua biên giới sẽ bù đắp sụt giảm từ các thị trường xuất khẩu chính và định hình cân đối cung cầu cuối năm của Việt Nam. 

Căn cứ vào phân tích tình hình nêu trên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến kế hoạch xuất khẩu gạo quý IV năm 2013 khoảng 1,8 triệu tấn; tính chung cả năm 2013 dự kiến khoảng 7 triệu tấn và tồn kho chuyển sang quý I năm 2014 khoảng 1,4 triệu tấn.

Về phương hướng điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Hiệp hội cho biết: Phấn đấu thực hiện kế hoạch xuất khẩu quý IV đạt 1,8 triệu tấn nhằm hướng đến mục tiêu tối thiểu 7 triệu tấn cả năm 2013. Theo dõi sát và quản lý các thị trường Indonesia, Malaysia, Philippines để chuẩn bị đàm phán hợp đồng tập trung khi có nhu cầu cho quý IV năm 2013 và năm 2014. Đối với thị trường Philippines, Bộ Công Thương đã có văn bản giao Tổng công ty Lương thực miền Nam làm đầu mối giao dịch và ký hợp đồng tư nhân từ nay đến hết quý I năm 2014, để ổn định xuất khẩu vào thị trường này, tránh sự cạnh tranh không cần thiết và sau khi ký được hợp đồng sẽ phân chia lại cho các doanh nghiệp thực hiện.

Đối với thị trường Iraq, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản thông báo Tổng công ty Lương thực miền Bắc đang tham gia dự thầu Iraq, đề nghị các thương nhân không chào bán trực tiếp hoặc cung cấp gạo cho các công ty nước ngoài tham gia dự thầu Iraq trong thời gian từ nay đến ngày 19/12/2013.

Tình hình cung – cầu lúa gạo trong nước cuối năm sẽ có diễn biến khá phức tạp do xuất khẩu biên giới phía Bắc tăng mạnh, giá tăng và cung cấp hạn chế, sẽ có rủi ro cao khi ký kết hợp đồng với số lượng lớn. Các doanh nghiệp cần thận trọng, chỉ ký kết hợp đồng khi có tồn kho, bảo đảm giao hàng, đề phòng giá lên. Do đó, khả năng có thể sẽ diễn ra là: thế giới thừa gạo nhưng Việt Nam sẽ thiếu gạo vào những tháng 11, tháng 12/2013 và tháng 01/2014.

Nguồn:Vinanet