menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tới thị trường Iraq

14:36 29/09/2008
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 8/2008 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Irắc đạt 3,1 triệu USD, tính chung 8 tháng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 95 triệu USD.

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Iraq cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 ước đạt khoảng hơn 200 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 8/2008 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Irắc  đạt 3,1 triệu USD, tính chung 8 tháng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 95 triệu USD. Trong đó mặt hàng gạo được xuất khẩu nhiều nhất với 134.000 tấn trong 8 tháng với kim ngạch 69,3 triệu USD. Kế đến là mặt hàng sữa và sản phẩm sữa với kim ngạch đạt 23,4 triệu USD.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Iraq đã bị gián đoạn bởi chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình an ninh của Iraq đã được cải thiện. Một số doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu quay lại Iraq tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Iraq  cho biết, nói chung tình hình sản xuất hàng hóa của Iraq còn yếu. Chính vì Iraq không sản xuất được nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu trong nước do đó họ phải nhập khẩu từ bên ngoài các loại hàng hóa từ hàng công nghiệp tới hàng tiêu dùng, hàng nông sản, thực phẩm…

Về vấn đề thanh toán, Iraq có khả năng. Iraq đã khôi phục được sản xuất dầu lửa 2,5 triệu thùng mỗi ngày, bằng mức sản xuất trước chiến tranh. Với việc giá dầu lửa tăng cao như hiện nay, thì Iraq có đủ khả năng về tài chính để thanh toán cho các loại hàng nhập khẩu.

Việt Nam đã xuất khẩu vào Iraq, có năm cao nhất lên tới 600 triệu USD. Các mặt hàng của Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường, cũng như có uy tín tại Iraq như các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Iraq. Ngoài ra còn các mặt hàng như gạo, chè, hàng dệt may, giầy dép, máy công cụ, hàng hải sản và các mặt hàng công nghiệp khác như pin, ắc quy…

Theo Tham tán, nếu quay lại thị trường Iraq, những mặt hàng này vẫn có thế mạnh và tiếp tục chiếm lĩnh được niềm tin, cũng như sự chấp nhận của người tiêu dùng Iraq. Đó là một thuận lợi rất lớn đối với hàng Việt Nam.

Khi thâm nhập thị trường Iraq, các doanh nghiệp cần chú ý:

+Thứ nhất là chính sách thanh toán. Hệ thống ngân hàng của Iraq hiện nay còn yếu. Do đó khi xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các ngân hàng ở Dubai, cũng như là gần đây có một văn phòng đại diện của Việt Nam mở ở Jordan. Hy vọng có thể sử dụng các ngân hàng Jordan để thanh toán.

+Thứ hai là vấn đề vận tải. Iraq chỉ có một hải cảng là cảng Umm Qasr. Hàng hóa vận chuyển từ cảng Unm Qasr về nơi tiêu thụ chính là thủ đô Baghdad phải đi qua một quãng đường dài. Tình hình an ninh còn những lúc xấu, do đó việc vậy chuyển hàng hóa có những rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tính đến việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù chi phí bảo hiểm hàng hóa khá cao.

Về chính sách của chính phủ Iraq, tôi cho rằng là họ cũng tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu, vì họ cần các mặt hàng này. Do đó, mức thuế cũng không cao và các rào cản thương mại không khó khăn lắm.

Nhiều doanh nghiệp còn e ngại về tình hình an ninh ở Iraq, Tham tán cho biết, gần đây có một đoàn doanh nghiệp của Tập đoàn dầu khíViệt Nam đã sang Iraq. Một đoàn doanh nghiệp của Việt Nam sang Iraq sau một thời gian dài không có doanh nghiệp nào tới Iraq vì chiến tranh, như vậy cũng đánh giá được tình hình an ninh Iraq đã tiến bộ hơn. Cũng là “Vạn sử khởi đầu nan”, khi đã có một đoàn doanh nghiệp tiên phong như vậy thì các doanh nghiệp khác của Việt Nam dần dần tự tin để tiếp tục thâm nhập thị trường Iraq.

Số liệu thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Irắc tháng 8 và 8 tháng năm 2008

 

Tháng 8

8 tháng

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD)

 

3.138.109

 

95.093.900

Hàng hải sản  (USD)

 

 

 

 

Sữa & sản phẩm sữa (USD)

 

180.774

 

527.752

Chè (tấn)

73

155.659

423

825.753

Gạo (Tấn)

 

 

134.000

69.345.000

(Tổng hợp)

 

Nguồn:Vinanet