menu search
Đóng menu
Đóng

"Cần cơ chế đặc thù cho quá trình tái cơ cấu, cổ phần hoá, thoái vốn"

14:57 25/12/2015

Vinanet -Đây là kiến nghị do đồng chí Vụ trưởng - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương trong Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch 2016 -2020 vào ngày 24/12/2015  trên cơ sở phân tích các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hoá, thoái vốn trong thời gian qua.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng – Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty theo đúng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty chấp hành các quy định mới về quản lý doanh nghiệp của Nhà nước, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, sản phẩm chính; cơ cấu lại vốn chủ sở hữu, tổ chức lại sản xuất kinh doanh; cơ chế quản lý, quản trị, nguồn nhân lực, gắn cơ cấu lại Tập đoàn, Tổng công ty với tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Cụ thể:

Đối với công tác cổ phần hóa, trong năm 2015, Bộ Công Thương thực hiện cổ phần hóa 7 doanh nghiệp trong đó có 3 Công ty: Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam; Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và 4 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV Điện máy và Đầu tư; Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng V; Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư công nghệ Fococev, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC. Đối với 3 Công ty, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện bán cổ phần lần đầu trong Quý I năm 2016. Còn đối với 4 Công ty TNHH MTV, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC, Bộ đang chỉ đạo Công ty xác định giá trị doanh nghiệp và hoàn thành cổ phần hóa trong Quý 1 năm 2016. Còn 3 Công ty TNHH MTV đã triển khai bán cổ phần lần đầu và hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015 hoặc tháng 1 năm 2016.

Đối với kế hoạch sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương, tính đến tháng 12 năm 2015, Bộ đã hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa 15 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã giải quyết chế độ, chính sách lao động dôi dư cho hơn 300 lao động ở các doanh nghiệp cổ phần hóa trực thuộc Bộ. Đồng thời, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động với số lượng khoảng trên 3,96 triệu cổ phần và số cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn khoảng trên 73.000 cổ phần.

Đối với Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước của các Tổng công ty trực thuộc Bộ, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương đã tái cơ cấu 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Giấy Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Đồng thời phê duyệt theo thẩm quyền 2 Tổng công ty là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các Tổng công ty thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chưa đạt kết quả cao. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn còn ảm đạm, một số doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, công nợ, đất đai, tài sản. Nếu không có quyết tâm, nỗ lực cao của Lãnh đạo các doanh nghiệp, sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì khả năng hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn của một số doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương khó có thể đạt được

Bên cạnh đó, công tác thoái vốn, đặc biệt là thoái vốn trong lĩnh vực ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Một số Tập đoàn có vốn đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiến độ thoái vốn chậm do phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Trong báo cáo tổng kết, Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương cũng đã đưa ra các nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn. Cụ thể:








 Các vấn đề

thường gặp

 Giai đoạn

chuẩn bị

 Xác định

GTDN

 Phương án

CPH

 IPO

Thành lập

CTCP

 Tổng
 
Khía cạnh

pháp lý

 2  1  4  3  2  12
 Tài chính
   3  2  2  2  9
 Tái cơ cấu
   1  3    2  6
 Lao động
 1    1  1    3
 Quản lý
 1    1  1  3  6
 Tổng  4  5  11  7  9  

Theo đó, với những đặc thù riêng của các doanh nghiệp ngành Công Thương, ông Phan Đăng Tuất cũng đề xuất các cơ chế đặc thù cho việc thực hiện Cổ phần hoá, thoái vốn của doanh nghiệp:

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty VEAM, Tổng công ty MIE, Tổng công ty Giấy Việt Nam… đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời đưa ra kế hoạch hoạt động trong giai đoạn 2016 – 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết thêm, đến năm 2015, đã có 287 trên tổng số 299 doanh nghiệp Nhà nước của ngành Công Thương được cổ phần hóa xong. Riêng trong giai đoạn 2011-2015, Bộ hoàn thành công tác xắp xếp, cổ phần hóa 15 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, công tác tái cơ cấu và thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước cũng được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Hiện tại, Bộ và các doanh nghiệp đang tiếp tục thực hiện công tác tái cơ cấu theo ngành, theo lĩnh vực quản lý, thoái vốn khỏi lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, nhất là những lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán.

Từ những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu, thoái vốn và cổ phần hóa, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, Bộ sẽ tiếp thu và có phương hướng cụ thể, tìm ra những giải pháp thực hiện kế hoạch của năm 2015 cũng như giai đoạn 2016-2020. Bộ trưởng yêu cầu trong năm tới, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải thực hiện tốt các phương án thoái vốn, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh. 

 Giang Thư - Vinanet