Trên thị trường năng lượng, giá dầu Brent đã giảm 7% trong phiên vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh ngừng toàn bộ các hoạt động đi lại từ Châu Âu tới Mỹ trong vòng 30 ngày bắt đầu có hiệu lực từ đêm 13/3 và kéo dài 30 ngày nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Việc hạn chế này ngoại trừ đối với Vương quốc Anh và cũng không áp dụng với cư dân định cư hợp pháp (có thẻ Xanh) của Mỹ cũng như các thành viên gia đình của công dân Mỹ. Động thái này được dự đoán sẽ tác động mạnh đến nhu cầu đối với dầu thô.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 2,27 USD (7,2%) xuống 33,22 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,48 USD (4,5%) xuống 31,5 USD/thùng.
Bên cạnh đó, nguồn cung dầu giá rẻ từ Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc A-rập Thống Nhất (UAE) đã gia tăng áp lực lên giá “vàng đen”. Các nước này đang gia tăng sản lượng trong cuộc chiến về giá với Nga.
Giá dầu đã thu hẹp đà giảm nói trên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh New York cho biết sẽ tăng cường mua trái phiếu chính phủ và đưa ra các nghiệp vụ mua lại (repo) mới. Nhưng sự phục hồi này nhanh chóng mất đà sau đó.
Cả giá dầu Brent và dầu WTI đều giảm khoảng 50% so với các mức cao ghi nhận hồi tháng Một. Giá dầu đã chứng khiến mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 trong phiên ngày 9/3 sau khi Saudi Arabia khơi mào cuộc chiến về giá với Nga do bất đồng về vấn đề cắt giảm sản lượng.
Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này đã hạ dự báo nhu cầu toàn cầu gần 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1%. Nhu cầu trong quý I năm nay đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do tác động của dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc.
Nhà phân tích cấp cao Edward Moya của OANDA ở New York dự báo giá dầu sẽ còn giảm thêm nữa, theo đó Brent có thể sẽ giảm thêm 10%.
Trên thị trường kim loại quý, giá cũng giảm sâu do đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật dù thị trường chứng khoán mất điểm mạnh.
Giá vàng giao ngay lúc cuối phiên giảm 3,2% xuống 1.582.35 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 3,2% xuống 1.590,30 USD/ounce; trong phiên có lúc vàng giảm hơn 4%. Giá palađi giảm mạnh 28% do hoạt động bán tháo bởi lo ngại dịch bệnh do virus corona lây lan rộng rãi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhóm kim loại quý, buộc nhà đầu tư phải bán gấp ngay lúc này để vớt vát chút lợi nhuận. Kết thúc phiên, giá palađi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2019 là 1.653,51 USD/ounce. Kim loại này đã mất hơn 35% so với mức đỉnh cao 2.875,5 USD/ounce đạt được vào hôm 27/2.
Bạc cũng mất 5,6% xuống 15,79 USD/ounce vào cuối phiên sau khi có lúc giảm hơn 7% và chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7; bạch kim giảm 11% xuống 768 USD/ounce – là phiên mất mát nhiều nhất kể từ tháng 9/1986, trong phiên có lúc giảm gần 13%.
Các nhà phân tích cho biết giá kim loại quý giảm do nhiều yếu tố mặc dù các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều giảm điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 1.464,94 điểm (5,86%) xuống 23.553,22 điểm. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và chỉ số giá sản xuất vào thứ Năm (12/3) và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng vào thứ Sáu (13/3). Chỉ số đồng USD trong phiên cũng tăng nhẹ 0,11% lên 96,52, góp phần làm giá vàng giảm.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 3 năm sau lệnh giới hạn đi lại của Mỹ đối với hành khách đến từ Châu Âu.
Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn LME (tham chiếu cho toàn thị trường đồng thế giới) giảm 1,6% xuống 5.440 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chỉ còn 5.376,5 USD/ounce, thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Các kim loại cơ bản khác cũng đồng loạt đi xuống, cụ thể: Nickel giảm 4,8% xuống 11.830 USD/tấn (thấp nhất kể từ tháng 6/2019); nhôm giảm 1,1% xuống 1.656 USD/tấn, kẽm giảm 2,5% xuống 1.938 USD/tấn, thiếc giảm 3,6% xuống 16.100 USD/tấn. Chỉ riêng chì tăng 0,5% lên 1.774 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua do số ca mới nhiễm virus tại nước này sụt giảm đáng kể, mặc dù số ca nhiễm ở các nước khác vẫn tăng.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng 0,2% lên 663 CNY (94,96 USD)/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc giảm 2,3% trong cùng phiên; trên sàn Thượng Hải giá cũng tăng 0,5% vào buổi chiều hôm qua.
Phiên trước đó (11/3), giá quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc giá tăng lên 91,5 USD/tấn, so với 90.80 USD/tấn ở phiên 10/3.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương trên sàn Chicago đều giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng do chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh. Lúa mì cũng theo xu hướng này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 8-3/4 US cent xuống 3,65-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm xuống chỉ 3,65 USD, thấp nhất kể từ 12/9/2019; đậu tương giao cùng kỳ hạn giảm 13-3/4 US cent xuống 8,59-1/2 USD/bushel sau khi có thời điểm xuống chỉ 8,52-1/4 USD/ounce (thấp nhất kể từ 9/9/2019) và lúa mì giảm 7-1/4 US cent xuống 5,05-1/2 USD/bushel, trước đó có lúc cũng xuống mức 4,97-1/4 USD, thấp nhất kể từ 30/9/2019.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,64 US cent xuống 11,62 US cent/lb, trong phiên có lúc xuống mức thấp nhất hơn 5 tháng là 11,53 US cent; đường trrắng giao cùng kỳ hạn cũng giảm 5,1 USD xuống 354,1 USD/tấn.
Công ty dầu mỏ quốc doanh Brazil Petrobras đã giảm gần 10% giá xăng ở các nhà máy lọc dầu nước này trong ngày hôm qua, lần giảm đầu tiên trong tuần này, do giá dầu thô sụt giảm mạnh. Thị trường đường cũng đang theo dõi tình hình mùa vụ ở Thái Lan và dự báo sẽ chưa hồi phục cho đến năm tới. Trong khi đó, Chính phủ Indonesia đã cấp phép nhập khẩu 1,44 triệu tấn đường thô dùng trong công nghiệp, thời hạn nhập khẩu là 6 tháng đầu năm 2020.
Đối với cà phê, giá cũng giảm trong phiên vừa qua, theo đó arabica kỳ hạn giao tháng 5 trên sàn New York giảm 3,2% xuống 1,0885 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 22 USD xuống 1.249 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này giảm do gia tăng lo ngại về dịch Covid-19, trong khi giao dịch ở Indonesia cũng diễn ra chậm chạp bởi các thương gia chờ đợi nguồn cung vụ mới.
Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên có giá bán 31.100 đồng (1,34 USD)/kg, so với 31.500 đồng cách đây một tuần; cà phê robusta loại 2 (5% đen & vỡ) giá cộng 160 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 giao dịch ngày 11/3 trên sàn London, so với mức cộng 145 – 155 USD/tấn của tuần trước. Việt Nam đã xuất khẩu 173.789 tấn cà phê (tương đương 2.986 bao loại 60kg/bao), tăng 19,8% so với tháng 1/2020.
Tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra (tỉnh Lampung) giá chào cộng 300 – 350 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London. Indonesia sẽ thu hoạch cà phê cao điểm vào tháng 4 và 5 tới.
Giá bông trên sàn New York đã chạm mức thấp nhất 5 tháng trong phiên vừa qua do hoạt động bán tháo giống như các mặt hàng khác. Kỳ hạn giao tháng 5 của mặt hàng này đã mất 1,19 US cent (1,9%) xuống 60,36 US cent/lb vào cuối phiên, trong ngày giao dịch ở khoảng 59,35 – 61,6 US cent/lb. Đầu phiên, có lúc giá giảm 3,6% xuống 59,35 US cent/lb, thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Giá cao su trên sàn Tokyo giảm trong phiên vừa qua do gia tăng lo ngại về dịch bệnh Covid-19 khi Tổng thống Mỹ tạm dừng chuyến công du tới Châu Âu và WHO công bố Đại dịch.
Trên sàn TOCOM, cao su kỳ hạn tháng 8/2020 giá giảm 4,2 JPY (2,6%) xuống 160,1 JPY (1,6 USD)/kg. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm 175 CNY xuống 10,460 CNY (1.499 USD)/tấn.
Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc đang đề nghị Chính phủ giúp đỡ trong bố cảnh doanh số bán ô tô giảm 79% trong tháng 2/2020 xuống mức thấp kỷ lục. Trong khi đó, số ca nhiễm virus corona tại Nhật Bản tiếp tục tăng. Không kể 700 người bị lây nhiễm trên con tàu Diamond Princess, đến ngày 11/3, quốc gia này đã ghi nhận 567 ca mắc Covid-19, với 12 người tử vong.
Giá hàng hóa thế giới sáng 13/3
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
31,02
|
-0,48
|
-1,52%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
33,22
|
-2,57
|
-7,18%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
24.520,00
|
-160,00
|
-0,65%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,81
|
-0,03
|
-1,79%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
90,69
|
+0,94
|
+1,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
113,71
|
-2,27
|
-1,96%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
376,00
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
40.360,00
|
-200,00
|
-0,49%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.574,30
|
-16,00
|
-1,01%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.254,00
|
-174,00
|
-3,21%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,70
|
-0,30
|
-1,91%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
53,90
|
-1,40
|
-2,53%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
768,73
|
+2,05
|
+0,27%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.869,78
|
+17,70
|
+0,96%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
244,25
|
-3,00
|
-1,21%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.529,00
|
-37,00
|
-0,66%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.675,00
|
-22,00
|
-1,30%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.987,00
|
+11,00
|
+0,56%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.700,00
|
-175,00
|
-1,04%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
365,75
|
-8,75
|
-2,34%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
505,50
|
-7,25
|
-1,41%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
275,00
|
+0,50
|
+0,18%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,16
|
+0,18
|
+1,35%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
859,50
|
-13,75
|
-1,57%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
302,80
|
+1,20
|
+0,40%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
26,38
|
-1,15
|
-4,18%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
451,00
|
-9,10
|
-1,98%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.495,00
|
-130,00
|
-4,95%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
108,85
|
-3,20
|
-2,86%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,62
|
-0,64
|
-5,22%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
96,80
|
-1,10
|
-1,12%
|
Bông
|
US cent/lb
|
59,70
|
-1,85
|
-3,01%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
331,00
|
-18,00
|
-5,16%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
160,70
|
+0,60
|
+0,37%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,18
|
-0,04
|
-3,36%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg