Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do nhà đầu tư kỳ vọng các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới sẽ giảm sản lượng nhiều hơn nữa, mặc dù OPEC và IEA giảm dự báo nhu cầu trong năm nay bởi dịch bệnh bùng phát của virus corona tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Chốt phiên 13/2, dầu thô Brent tăng 55 US cent, hay 1%, lên 56,34 USD/thùng; trong khi dầu WTI tăng 25 US cent, hay 0,5%, lên 51,42 USD/thùng.
Nhu cầu dầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới đã giảm vì tình trạng hạn chế du lịch đến và đi từ Trung Quốc, và kiểm dịch dịch bệnh. Tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc cho biết họ sẽ đóng cửa 1 nhà máy lọc dầu công suất 100.000 thùng/ngày và cắt giảm xử lý tại 2 nhà máy khác trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu giảm.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến nhu cầu dầu trong quý 1 giảm lần đầu tiên trong 10 năm trước khi phục hồi trong quý 2. Cơ quan này giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cả năm xuống 825.000 thùng/ngày.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020. Trong báo cáo về thị trường dầu mỏ thế giới công bố ngày 12/2, OPEC đã hạ dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020, do ảnh hưởng của sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc thực thi thỏa thuận hạn chế nguồn cung mới giữa các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khiến sản lượng dầu giảm mạnh trong tháng 1/2020.
Cụ thể, báo cáo của OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay sẽ đạt trung bình 29,3 triệu thùng/ngày, ít hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Tổ chức này lý giải, dịch COVID-19 lan rộng ở Trung Quốc- nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới - là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định hạ mức dự báo này.
Báo cáo cũng đề cập tới kịch bản OPEC thắt chặt hơn nữa nguồn cung dầu mỏ do nhu cầu yếu, trong khi giá dầu đã giảm 15% kể từ đầu năm nay, gây quan ngại cho nhiều nhà sản xuất dầu mỏ.
OPEC dự báo mức tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020 là 990.000 thùng/ngày, giảm so với mức dự báo 1,22 triệu thùng/ngày đưa ra hồi tháng trước. Con số này thậm chí còn ít hơn mức dự báo mà Cơ quan Thông tin Năng lượng, thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đưa ra ngày 11/2.
Hiện Trung Quốc đang ở trong giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19 kéo dài đã nhiều tuần qua. Nhiều thành phố đã được lệnh phong tỏa để phục vụ cho công tác kiểm soát dịch bệnh.
Nhiều hãng hàng không quốc tế cũng đã tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc. Theo OPEC, những sự gián đoạn nêu trên sẽ tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh tế, trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường lớn định hướng đà tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong những năm gần đây.
Giá dầu thế giới bật tăng lên mức gần 56 USD/thùng sau khi OPEC công bố báo cáo trên. Điều này khiến một số nhà phân tích cho rằng thị trường dầu mỏ đã chạm đáy, cùng hy vọng dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong tháng này.
OPEC cùng các nước đồng minh bao gồm Nga, còn được gọi là nhóm OPEC+ đã thực hiện cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 1/2019 và từ tháng 1/2020 cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày nhằm giảm bớt nguồn cung dư thừa và đẩy giá dầu đi lên.
Một ủy ban kỹ thuật, có nhiệm vụ cố vấn cho OPEC và các nước đồng minh, đã đề xuất nhóm này cắt giảm sản lượng thêm khoảng 600.000 thùng/ngày. Tổ chức này cũng đang xem xét đề xuất trên và dự định đẩy sớm cuộc họp chính sách vào tháng Hai, thay vì vào ngày 5-6/3 như dự kiến.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất một tuần qua do lo ngại COVID-19 tăng mạnh tại Trung Quốc sẽ động xấu của dịch bệnh đối với nền kinh tế toàn cầu.
Cuối phiên này, vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.576,32 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 4/2 lúc đầu phiên giao dịch tại 1.577,81 USD; vàng kỳ hạn tháng 4 đóng cửa tăng 0,5% lên 1.577,81 USD/ounce.
Bob Haberkorn, chuyên gia thị trường cao cấp của RJO Futures, nhận định giá vàng sẽ tiếp tục đi lên cho đến khi thị trường nắm rõ về mức độ thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. Ông Haberkorn cho rằng thị trường nhận được các thông tin mâu thuẫn về tình hình dịch COVID-19 hiện nay và giới đầu tư tỏ ra không chắc chắn về khả năng Trung Quốc xử lý được tình huống này.
Bên cạnh đó, ông Haberkorn cũng cho rằng giá vàng còn nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách nới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, ngay cả khi dịch COVID-19 chưa bùng phát.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 1,2% lên 2.434,56 USD/ounce; bạc tiến 1,1% lên 17,65 USD/ounce; trong khi bạch kim tăng 0,9% lên 969,37 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và các kim loại công nghiệp tăng do do các thương nhân không bị ảnh hưởng bởi báo cáo số người chết tăng kỷ lục và hàng nghìn trường hợp lây nhiễm mà tập trung vào những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa tăng 0,5% lên 5.790 USD/tấn. Giá giảm gần 10% so với 4 tuần trước, nhưng đã phục hồi phần nào từ mức thấp 5.523 USD trong ngày 3/2.
Công ty Rio Tinto, nhà điều hành mỏ đồng, vàng tại Mông Cổ cho biết việc vận chuyển quặng đồng sang Trung Quốc đã chậm lại.
Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng phiên thứ ba liên tiếp khi giá giao ngay tăng lên mức cao nhất 3 tuần sau khi công ty khai khoáng Vale SA giảm triển vọng sản lượng trong quý 1, nhưng lo ngại về số người chết do virus corona đã kiềm chế đà tăng. Hợp đồng quặng sắt giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,6% lên 624,5 CNY (89,43 USD)/tấn. Trong đầu phiên giao dịch hợp đồng này đã tăng lên 628 CNY, cao nhất kể từ ngày 23/1.
Các thương nhân tại Trung Quốc chậm trễ trở lại thị trường để mua hàng sau Tết Nguyên đán làm giảm nhu cầu trong bối cảnh dịch bệnh đã khiến các nhà máy và ngành xây dựng rơi vào bế tắc. Theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome, tồn trữ thép thanh dùng trong xây dựng tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2019.
Giá quặng sắt giao ngay tăng sau khi công ty Vale của Brazil điều chỉnh giảm dự báo sản lượng quặng sắt trong quý 1 xuống 63 – 68 triệu tấn từ dự báo 68 – 73 triệu tấn, do mưa nhiều gần đây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
Nguồn cung quặng sắt cho Trung Quốc từ Australia cũng chậm lại với các lô hàng từ kho cảng Port Hedland, cảng quặng sắt lớn nhất thế giới, giảm 18% trong tháng 1 so với tháng liền trước.
Thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,3%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,1%.
Ngành thép Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ hỗ trợ khắc phục gián đoạn vận chuyển gây ra bởi những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa phiên giảm 0,62 US cent hay 4% xuống 15,16 US cent/lb.
Các đại lý cho biết thị trường có thể cần củng cố trong ngắn hạn sau khi tăng mạnh gần đây, một số đã chốt lời trước khi có kỳ nghỉ dài cuối tuần. Các thị trường Mỹ sẽ đóng cửa trong ngày thứ hai (17/2). Các đại lý cũng lưu ý với mức giá cao hiện nay, các nhà máy ở trung nam Brazil có thể có lợi hơn khi chuyển mía để sản xuất đường thay vì ethanol.
Các công ty đường và ethanol ở Brazil có thể bước vào mùa tốt nhất trong một thời gian dài, khi thời tiết thuận lợi thúc đẩy triển vọng vụ mới và tỷ giá đồng nội tệ thấp kỷ lục làm tăng doanh thu xuất khẩu.
Đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 11,4 USD hay 4% xuống 416,3 USD/tấn.
Giá cà phê tăng trong phiên vừa qua. Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 5 tăng 14 USD lên 1.301 USD/tấn.
Cà phê arabica giao tháng 5 tăng 3,95 US cent hay 3,8% lên 1,0670 USD/lb.
Tại Việt Nam có rất ít báo giá xuất khẩu do khó mua được cà phê ở thị trường trong nước. Nông dân tại đây đã bán cà phê ở mức 30.500 – 31.000 đồng/kg, so với 30.800 – 31.000 đồng trong tuần trước. Nông dân không muốn bán ở mức giá cực thấp này, họ muốn ít nhất 33.000 đồng/kg, tương đương chi phí sản xuất. Do thời tiết không mưa gần đây, vụ 2019/20 có thể đối mặt với hạn hán, dẫn tới sản lượng giảm.
Lái thương đã chào bán robusta loại 2 (5% hạt đen và vỡ) ở mức cộng 140 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020, so với mức cộng 130 USD một tuần trước.
Việt Nam đã xuất khẩu 145.101 tấn cà phê hay 2,4 triệu bao (loại 60 kg/bao) trong tháng 1/2020, giảm 22,9% so với tháng 12/2019.
Trong khi đó tại Indonesia cà phê rubusta Sumatran được chào bán với mức cộng 350 – 370 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5, mức cộng 250 – 350 USD trong tuần trước.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) đóng cửa tăng 3 JPY lên 182 JPY/kg.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 25 CNY xuống 11.439 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/2 (giờ VN)
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
51,38
|
-0,04
|
-0,08%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
56,22
|
-0,12
|
-0,21%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
37.780,00
|
+150,00
|
+0,40%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,82
|
0,00
|
-0,27%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
157,89
|
-0,13
|
-0,08%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
167,45
|
-0,60
|
-0,36%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
511,00
|
-1,50
|
-0,29%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
54.190,00
|
+310,00
|
+0,58%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.580,40
|
+1,60
|
+0,10%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.561,00
|
+7,00
|
+0,13%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,65
|
+0,03
|
+0,18%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
62,40
|
+0,10
|
+0,16%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
973,35
|
+3,16
|
+0,33%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.432,11
|
-1,39
|
-0,06%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
260,70
|
-0,60
|
-0,23%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.790,00
|
+26,00
|
+0,45%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.748,00
|
+11,00
|
+0,63%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.175,00
|
+27,00
|
+1,26%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.590,00
|
+90,00
|
+0,55%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
379,75
|
+0,25
|
+0,07%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
544,00
|
-0,75
|
-0,14%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
296,50
|
+0,75
|
+0,25%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,31
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
894,25
|
-2,00
|
-0,22%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
296,60
|
-1,00
|
-0,34%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,94
|
-0,15
|
-0,48%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
469,70
|
-2,90
|
-0,61%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.895,00
|
+27,00
|
+0,94%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
106,70
|
+3,95
|
+3,84%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,78
|
-0,28
|
-1,86%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
99,15
|
+1,15
|
+1,17%
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,63
|
-0,61
|
-0,88%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
455,10
|
+0,60
|
+0,13%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
181,70
|
-0,30
|
-0,16%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,34
|
0,00
|
-0,15%
|
Nguồn:Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)