Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 2% mặc dù lần đầu tiên dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm. Nguyên nhân bởi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng sẽ mất nhiều tháng để kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giảm 79 US cent (2,6%) xuống 29,19 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 49 US cent (1,9%) xuống 25,29 USD/thùng.
Gần đây giá dầu đã tăng lên khi nhà đầu tư lạc quan rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ hồi phục cùng với tiến trình mở cửa trở lại của các nền kinh tế, trong khi các nước sản xuất giảm mạnh nguồn cung mặt hàng này để cân đối với nhu cầu trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, trong phiên 13/5, cả dầu và các tài sản rủi ro khác như chứng khoán đều giảm giá do nhiều tín hiệu cho thấy con đường hồi phục sẽ không dễ dàng. Tại một sự kiện với Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), Chủ tịch FED, ông Jerome Powell, nhận định kinh tế Mỹ có thể sẽ hồi phục không diễn ra suôn sẻ. Theo các quan chức FED, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể tăng lên 20% hoặc cao hơn. Trước đó, Bộ Lao động Mỹ thông báo nền kinh tế Mỹ đã mất 20,5 triệu việc làm trong tháng 4/2020.
Tốc độ phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ an toàn của người dân Mỹ, và tiến trình phục hồi sẽ diễn ra không đồng đều, không chỉ giữa các khu vực mà còn giữa các lĩnh vực của nền kinh tế. Bởi vậy, theo các quan chức Fed, việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa xã hội mà không giữ lại một số quy định về hạn chế tiếp xúc vẫn có thể sẽ nên các đợt bùng phát mới. Tuy nhiên, việc để nền kinh tế “đóng băng” trong 18 tháng tới, cho đến khi phát triển thành công vắc-xin phòng chống virus SARS-CoV-2 cũng không thể chấp nhận được.
Ông Powell cho biết: "Mặc dù đã phản ứng kịp thời và phù hợp về kinh tế, nhưng đây có thể chưa phải là chương cuối cùng, khi xét đến con đường quá bất ổn ở phía trước và còn hứng chịu nhiều rủi ro suy giảm".
Chuyên gia Stephen Brennoc tại công ty môi giới dầu khí PVM cho biết, rất nhiều người lo ngại rằng việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa sẽ gây ra làn sóng tái lây nhiễm COVID-19.
Về nguồn cung, Saudi Arabia đã hối thúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất liên minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng hơn nữa nhằm khôi phục trạng thái cân bằng của thị trường dầu toàn cầu. Trước đó, ngày 11/5, Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm sản lượng thêm một triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, tương đương 1% nguồn cung dầu toàn cầu, qua đó đưa tổng sản lượng khai thác của nước này xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày.
Cơ quan thông tin Năng lượng nước này (EIA) cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 745.000 thùng, trái ngược với kết quả thăm dò ý kiến của Reuters – cho rằng tồn trữ sẽ tăng 4,1 triệu thùng. Cũng theo EIA, các kho chứa dầu ở trung tâm dự trữ Cushing, Oklahoma (Mỹ) đã giảm 3 triệu thùng, và tỷ lệ lấp đầy công suất dự trữ hiện đạt 80%. EIA dự báo sản lượng dầu Mỹ sẽ giảm 540.000 thùng/ngày, nhiều hơn mức giảm 470.000 thùng/ngày dự báo trước đó.
EIA dự báo nhu cầu dầu thế giới năm nay sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày, so với mức dự báo trước đó là giảm 5,2 triệu thùng/ngày. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng hạ dự báo về nhu cầu dầu năm nay, cho rằng sẽ giảm 9,07 triệu thùng/ngày, nhiều hơn mức giảm 6,85 triệu thùng/ngày đưa ra hồi tháng trước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng sau khi ông Powell cam kết sẽ tiến hành thêm các biện pháp kích thích kinh tế khác nếu cần để giảm bớt tác động bất lợi do dịch Covid-19. Ông cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với giai đoạn tăng trưởng yếu và thu nhập trì trệ kéo dài, đồng thời đưa ra lời kêu gọi Chính phủ gia tăng chi tiêu tài khóa.
Cuối phiên vừa qua, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.709,75 USD/ounce, trước đó cùng phiên có lúc giá kim loại quý này tăng 0,9% trong cùng phiên, nhưng đà tăng bị hạn chế sau khi ông Powell từ chối ý tưởng sử dụng lãi suất âm như một công cụ kích thích kinh tế. Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 cũng tăng 0,6% và khép phiên này ở mức 1.716,40 USD/ounce.
Nhà phân tích Suki Cooper của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng: “Fed có một số lựa chọn khác. Vì vậy thị trường có thể thấy ngân hàng trung ương này tiến hành thêm các biện pháp nới lỏng định lượng hoặc kéo dài những chính sách hiện hành, qua đó tạo một nền tảng tích cực cho thị trường vàng”. Chuyên gia này cũng tỏ ra kỳ vọng rằng lãi suất trên toàn cầu sẽ vẫn ở mức thấp, thậm chí âm ở một số quốc gia. Và điều đó cũng tạo thuận lợi cho giá kim loại quý này.
Vàng có xu hướng được hưởng lợi khi các ngân hàng trung ương đưa ra nhiều gói hỗ trợ tài chính và tiền tệ chưa từng có tiền lệ để giúp các nền kinh tế đối phó với tác động do dịch bệnh, vì vàng thường được coi là một “hàng rào” chống lại lạm phát và mất giá tiền tệ.
Công ty nghiên cứu thị trường Citi Research dự báo giá vàng sẽ duy trì trong khoảng 1.600 - 1.700 USD/ounce thời gian tới, kể cả khi xuất hiện tiềm năng bán tháo lấy thanh khoản trên thị trường vàng lẫn tài sản ở quy mô rộng lớn trong 3-6 tháng tới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này tăng 0,3% lên 15,45 USD/ounce, giá bạch kim tiến 0,8% lên 759,29 USD/ounce trong khi giá palađi giảm 2,8% xuống 1.805,54 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo sợ về làn sóng lây nhiễm virus Corona thứ 2 ở các nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã thông báo về những ca nhiễm mới sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, và họ đã phải áp dụng một số biện pháp kiểm soát mới để hạn chế sự lây lan của virus. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Anthony Fauci, cũng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về những rủi ro khi dỡ bỏ các chính sách phong tỏa/cách ly ở quốc gia này, cho rằng điều đó có thể khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London đã giảm 0,6% xuống 5.221 USD/tấn.
Sự gián đoạn về nhu cầu do Covid-19 dự báo sẽ có tác động mạnh hơn là sự gián đoạn về nguồn cung đối với những kim loại công nghiệp như nhôm và kẽm, dẫn tới thị trường dư thừa nguồn cung, gây áp lực tới giá và sản lượng trong năm nay.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% trong phiên vừa qua, lên 1.480 USD/tấn, kẽm giảm 1,8% xuống 1.969,5 USD/tấn, chì giảm 2,3% xuống 1.600 USD/tấn, thiếc giảm 0,5% xuống 15.150 USD/tấn và nickel giảm 0,4% xuống 12.256 USD/tấn.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong vòng 9,5 tháng trong phiên vừa qua do nhu cầu tăng khi các nhà máy thép thúc đẩy sản xuất khi lợi nhuận được cải thiện.
Lợi nhuận ngành thép đã tăng trong 15 ngày qua. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên trong phiên 13/5 có lúc tăng 2,4% lên 647 CNY (91,22 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ 1/8/2020; kết thúc phiên tăng 2,1% so với phiên liền trước.
Giá quặng sắt 62% và 65% nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 5% từ đầu tháng 5 đến nay, phiên 11/5/2020 đạt lần lượt 88,8 USD và 105,5 USD/tấn. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.464 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.337 CNY/tấn trong khi thép không gỉ giảm 0,6% xuống 13.505 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc đồng loạt đi xuống. Giá lúa mì trên sàn Chicago đã giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tháng trong phiên giao dịch vừa qua do dự báo nguồn cung gia tăng trên toàn cầu và thị trường xuất khẩu sẽ trong tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ. Giá ngô và đậu tương giảm do tiến độ trồng trọt của Mỹ hứa hẹn sản lượng sẽ bội thu.
Kết thúc phiên giao dịch 13/5, lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 12-3/4 US cent xuống 5,01-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc giá tiến sát ngưỡng tâm lý 5 USD, chỉ còn 5,00-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ 18/3/2020. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn cũng giảm 12-1/2 US cent xuống 8,39-1/2 USD/bushel, còn ngô giảm 4 US cent xuống 3,18-1/4 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ trong báo cáo tháng 5/20250 dự báo rằng tồn trữ lúa mì toàn cầu cuối niên vụ 2020/21 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 310,12 triệu tấn, từ mức 295,12 triệu vào cuối năm 2019/20, đồng thời dự báo xuất khẩu lúa mì của Mỹ trong năm 2020/21 sẽ giảm, trong khi xuất khẩu của Nga, Argentina, Australia và Canada sẽ tăng. Về nhu cầu, Trung Quốc đang cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu ngô trong năm nay với mức thuế quan thấp, và có thể mở rộng hạn ngạch nhập khẩu lúa mì, trong bối cảnh này đang nỗ lực đẩy mạnh việc mua nông sản từ Mỹ để thực hiện các cam kết thương mại toàn cầu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,01 US cent (0,1%) lên 10,26 US cent, trong khi kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,01 US cent (0,1%) xuống 10,44 US cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,6 USD (0,2%) lên 344,8 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn New York giảm phiên thứ 3 liên tiếp do triển vọng sản lượng của Brazil sẽ cao và nguy cơ nhu cầu tiếp tục yếu. Kết thúc phiên giao dịch, arabica kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 2,3 US cent (2,1%) xuống 1,0505 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 33 USD (2,8%) xuống 1.147 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 4/2020 đã giảm 2,5% so với tháng trước đó, chỉ đạt 165.799 tấn (tương đương 2,76 triệu kg).
Giá cao su giảm phiên thứ 2 liên tiếp do nhà đầu tư lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 nổi lên ở nhiều nước trong quá trình nới lỏng các chính sách giãn cách xã hội. Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Tokyo giảm 0,2 JPY xuống 152,1 JPY/kg; kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 10.210 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/5/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
25,76
|
+0,47
|
+1,86%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
29,19
|
-0,79
|
-2,64%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
22.240,00
|
+70,00
|
+0,32%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,64
|
+0,02
|
+1,24%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
84,99
|
-0,28
|
-0,33%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
84,00
|
+0,86
|
+1,03%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
245,25
|
-4,75
|
-1,90%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
31.850,00
|
-400,00
|
-1,24%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.722,80
|
+6,40
|
+0,37%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.896,00
|
+24,00
|
+0,41%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,77
|
+0,09
|
+0,60%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
53,00
|
-0,80
|
-1,49%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
765,76
|
+0,94
|
+0,12%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.835,90
|
+3,80
|
+0,21%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
235,30
|
+0,70
|
+0,30%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.256,50
|
-0,50
|
-0,01%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.477,50
|
-20,00
|
-1,34%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.005,00
|
-23,50
|
-1,16%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
15.220,00
|
-20,00
|
-0,13%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
318,25
|
-4,00
|
-1,24%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
501,75
|
-12,75
|
-2,48%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
305,50
|
+1,25
|
+0,41%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
15,65
|
+0,20
|
+1,26%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
839,50
|
-12,50
|
-1,47%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
290,60
|
-1,50
|
-0,51%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
25,91
|
-0,35
|
-1,33%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
471,50
|
-0,60
|
-0,13%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.456,00
|
+54,00
|
+2,25%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
105,05
|
-2,30
|
-2,14%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,26
|
+0,01
|
+0,10%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
117,30
|
+1,65
|
+1,43%
|
Bông
|
US cent/lb
|
57,46
|
-0,88
|
-1,51%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
348,50
|
-9,20
|
-2,57%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
152,10
|
0,00
|
0,00%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,11
|
+0,01
|
+0,54%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg