menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG phiên 13/7/2020: Giá dầu giảm, kim loại lập kỷ lục cao

12:51 14/07/2020

Phiên giao dịch vừa qua, các thị trường hàng hóa chịu tác động mạnh bởi những thông tin mới về dịch COVID-19.
 
Tổ chức Y tế Thế giới công bố riêng trong ngày 12/7 đã có trên 230.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, là ngày có mức nhiễm cao kỷ lục. Phần lớn số ca nhiễm mới này ở Tây Bán cầu, nhất là Mỹ và Mỹ Latinh. Trong đó, riêng tại Florida (Mỹ) có hơn 15.000 ca nhiễm mới chỉ trong vòng 24 giờ, một mức cao kỷ lục chưa xảy ra đối với bất cứ tiểu bang nào. Nhiều bang của Mỹ đã tạm hoãn việc nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh và yêu cầu người dân đeo khẩu trang để làm giảm sự lây lan của loại virus đã khiến cho gần 140.000 người Mỹ bị tử vong này.
Bang California (Mỹ) vừa quyết định ngừng kế hoạch mở cửa trở lại khi số ca nhiễm virus tăng mạnh. Tính tới ngày 12/7, bang này ghi nhận trung bình hơn 8.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới mỗi ngày, cao hơn gấp đôi so với tháng 6/2020. Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom, ngày 13/7 đã công bố kế hoạch ngừng mở cửa trở lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 khi số ca mắc COVID-19 mới ở bang miền Tây nước Mỹ này đang gia tăng mạnh. Cụ thể, bang này sẽ đóng cửa mọi hoạt động trong nhà tại các nhà hàng, quán bar, nhà máy sản xuất rượu vang, rạp chiếu phim, sở thú và phòng chơi game. Các quán bar buộc phải đóng cửa tất cả mọi hoạt động. Quyết định trên sẽ ảnh hưởng tới khoảng 80% dân số sinh sống tại những địa phương này.
Trên thị trường năng lượng, Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 13/7, sau khi số ca nhiễm mới dịch Covid-19 trên toàn cầu ghi nhận mức tăng kỷ lục theo ngày, làm dấy lên lo ngại rằng chính phủ các nước sẽ áp đặt trở lại lệnh phong tỏa xã hội, bên cạnh những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và châu Âu với Trung Quốc.
Kết thúc phiên nay, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 45 US cent (1,1%), xuống 40,10 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 52 US cent (1,2%), xuống còn 42,72 USD/thùng.
Giá dầu kỳ hạn đảo chiều đi xuống sau khi Thống đốc bang California (Mỹ) quyết định áp đặt các hạn chế mới đối với doanh nghiệp, do số ca nhiễm mới COVID-19 và số người nhập viện vì dịch bệnh này tăng đột biến.
Thị trường dầu mỏ cũng chịu tác động trước căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với Trung Quốc. Liên minh Châu Âu cho biết đang chuẩn bị các biện trừng phạt Trung Quốc để đáp trả việc Trung Quốc ban bố Luật an ninh mới đối với Hongkong.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng sau khi Trung Quốc tuyên bố trừng phạt 3 nghị sĩ cấp cao và một đại sứ Mỹ nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Washington với Bí thư đảng ủy Tân Cương liên quan tới vụ việc Chính phủ Trung Quốc từ đầu năm 2017 bị cáo buộc đã đưa khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung.
Ủy ban giám sát của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp trong hai ngày 14 và 15/7/2020, dự kiến sẽ đưa ra kiến nghị về những mức cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. OPEC+ dự kiến sẽ đưa mức cắt giảm sản lượng xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày, từ mức 9,7 triệu thùng đã áp dụng trong tháng 5 và 6, do nhu cầu dầu thế giới đã hồi phục.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng, tiếp tục trên ngưỡng 1.800 USD/ounce, sau khi số ca nhiễm virus ở Mỹ tăng mạnh có thể khiến ngân hàng trung ương nước này đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.809,74 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 cũng tiến 0,7% lên 1.814,1 USD/ounce. Chỉ số đồng USD - thước đo sức khỏe của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - giảm 0,3% phiên này sau khi ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư RJO Futures, cho biết với đà gia tăng số ca nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ, thị trường đang đồn đoán về khả năng nước này tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội. Chuyên gia này cho rằng giá vàng đang và sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lẫn các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu. Một yếu tố khác cũng thúc đẩy dòng tiền “đổ” vào tài sản trú ẩn an toàn như vàng trong phiên này là việc Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành "các biện pháp trừng phạt tương ứng" đối với Mỹ liên quan đến vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Tân Cương.
Tính từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng hơn 19% nhờ các biện pháp kích thích kinh tế lớn từ các chính phủ và ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhằm tạo đà hồi phục cho các nền kinh tế bị COVID-19 tấn công.
Về các kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 3,3% lên 841,48 USD/ounce trong khi palađi tăng 1,4% lên 1.997,05 USD/ounce. Gá bạc kết thúc phiên này tăng 3,4% lên 19,31 USD/ounce sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 5/9/2019 là 19,35 USD/ounce. Giá bạc có khả năng còn tăng nữa theo chiều hướng tích cực của thị trường kim loại quý kết hợp với đặc tính sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện nguồn cung bạc vẫn đang hạn hẹp.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 năm do nhà đầu tư mua mạnh bởi lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do công nhân ở Chile đình công và lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn London (LME), đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 2,5% lên 6.575 USD/tấn. Trước đó trong cùng phiên, có thời điểm giá đạt 6.633 USD/tấn, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 6/2018. Tính từ thời điểm giá thấp nhất 4 năm hồi tháng 3/2020 tới nay, đồng đã tăng giá trên 50%.
Nhà phân tích Wenyu Yao của ING cho biết, công nhân ở mỏ Zaldivar của hãng Antofagasta (Chile) đình công đã làm gia tăng áp lực lên nguồn cung – vốn đã căng thẳng do sự gián đoạn nguồn cung ở mỏ Centinela do Covid-19. "Mỏ Centinela – cũng của Antofagasta - sẽ sớm đưa ra kết luận về việc có chấp nhận mức lương mà công nhân ở mỏ Zaldivar đưa ra hay không. Đây là một rủi ro khác đối với thị trường đồng", ông Yao cho nói.
Codeloco – mỏ đồng lớn nhất thế giới – và nhiều mỏ đồng khác ở Chile đã phải thay đổi mô hình sản xuất, tạm dừng việc nâng cấp và vận hành lò luyện nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19.
Lũ lụt ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) cũng có thể ảnh hưởng tới sản xuất đồng. Jiangxi Copper – một trong những nhà sản xuất đồng lớn nhất nước này – cho đến nay vẫn gần như không bị ảnh hưởng gì bởi lũ lụt, vì phần lớn việc vận chuyển hàng hóa của mỏ này sử dụng đường sắt.
Trong số các kim loại công nghiệp khác, giá nhôm tăng 0,1% lên 1.691 USD/tấn, kẽm tăng 2,9% lên 2.257 USD, kẽm tăng 1,5% lên 13.380 USD.
Ở nhóm sắt thép, giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên 13/7, với mức tăng nhiều nhất trong vòng hơn 1 tháng và kết thúc phiên ở mức giá cao nhất gần 1 năm do dự báo nguồn cung từ các mỏ sắt ở Australia sẽ khan hiếm do yếu tố mùa vụ.
Trên sàn Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 có thời điểm tăng 5,8% lên 837 CNY (119,57 USD)/tấn, mức tăng trong 1 ngày nhiều nhất kể từ 8/6/2020. Hợp đồng này kết thúc ngày ở mức tăng 4,8% đạt 829 CNY/tấn, cao nhất kể từ 22/7/2019. Giá sắt tăng thúc đẩy nhu cầu thép tăng. Phiên vừa qua, trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10 tăng 1% lên 3.739 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.734 CNY/tấn; và thép không gỉ tăng 1,6% lên 13.665 CNY/tấn.
Dự báo nguồn cung quặng sắt từ Australia sẽ ít đi vì nhiều công ty khai thác quặng của nước này vừa trải qua một năm kinh doanh (kết thúc vào tháng 6/2020) thua lỗ. Hoạt động bảo dưỡng các cảng biển và hệ thống đường sắt ở nước này cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung.
Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của các lò cao ở 247 nhà máy thép trên toàn Trung Quốc tính đến 10/7 là 93,08%, theo số liệu của Mysteel.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê hồi phục, trong đó arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,25 US cent (1,3%) lên 98,65 US cent/lb và robusta giao cùng kỳ hạn tăng 27 USD (2,3%) lên 1.224 USD/tấn.
Mặc dù giá đã đảo chiều tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó, các nhà kinh doanh mặt hàng này vẫn nhận định thị trưởng cà phê sẽ tiếp tục dư thừa.
"Khi thời tiết vẫn thuận lợi cho vụ mùa ở Brazil và ở các nước sản xuất khác, nguồn cung sẽ dồi dào để đáp ứng nhu cầu trên toàn cầu trong 2 năm tới", Marcelo Fraga Moreira, giám đốc phái sinh của công ty xuất khẩu Veloso Green Coffee (Brazil) cho biết. Ông này dự báo giá arabica sẽ giảm xuống gần 90 US cent/lb.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng dầu năm 2020 đã giảm 2% so với tháng 5.
Giá đường thô trên sàn New York đã chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 2 tuần ở phiên giao dịch vừa qua do tình trạng nguồn cung khan hiếm đã dịu lại – dấu hiệu cho thấy nhu cầu đường yếu đi.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,18 US cent (1,5%) xuống 11,58 US cent/lb – thấp nhất 2 tuần. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 0,3 USD (0,1%) xuống 335,1 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 2,5 tháng.
Theo thông tin từ nhà môi giới Marex Spectron, các nhà máy đường Brazil đang sản xuất đường với công suất tối đa. Sản lượng đường của nước này trong 3 tháng đầu của niên vụ này (tháng 4-6) đạt mức cao kỷ lục lịch sử, khi các nhà máy chế biến mía tiếp tục gia tăng tỷ lệ mía ép lấy đường vì thị trường ethanol suy yếu.
Giá cao su trên sànTokyo (TOCOM) tăng theo xu hướng ở Thượng Hải. Trên sàn TOCOM, cao su kỳ hạn tháng 12 tăng 1,7 JPY lên 156,8 JPY (1,46 USD)/kg do giá ở Thượng Hải tăng và bởi chỉ số chứng khoán Nikkei mạnh lên thúc đẩy nhu cầu đối với những tài sản rủi ro cao. Chỉ số Nikkei trung bình đã tăng lên mức cao nhất 1 tháng vào cuối ngày do các nhà phân tích lạc quan về khả năng sắp có vắc xin hiệu quả để chống lại Covid-19.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/7/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

39,62

-0,48

-1,20%

Dầu Brent

USD/thùng

42,72

-0,52

-1,20%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.240,00

-550,00

-1,91%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,73

-0,01

-0,63%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

124,91

-2,43

-1,91%

Dầu đốt

US cent/gallon

121,73

-0,62

-0,51%

Dầu khí

USD/tấn

368,50

-1,25

-0,34%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.860,00

-150,00

-0,34%

Vàng New York

USD/ounce

1.804,80

-9,30

-0,51%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.226,00

+12,00

+0,19%

Bạc New York

USD/ounce

1.804,80

-9,30

-0,51%

Bạc TOCOM

JPY/g

6.226,00

+12,00

+0,19%

Bạch kim

USD/ounce

839,28

+4,78

+0,57%

Palađi

USD/ounce

1.988,70

-6,58

-0,33%

Đồng New York

US cent/lb

295,50

+5,75

+1,98%

Đồng LME

USD/tấn

6.412,00

+112,00

+1,78%

Nhôm LME

USD/tấn

1.688,50

+24,50

+1,47%

Kẽm LME

USD/tấn

2.193,50

+37,50

+1,74%

Thiếc LME

USD/tấn

17.310,00

-30,00

-0,17%

Ngô

US cent/bushel

328,75

-8,50

-2,52%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

524,75

-9,25

-1,73%

Lúa mạch

US cent/bushel

265,50

-11,75

-4,24%

Gạo thô

USD/cwt

11,97

+0,03

+0,21%

Đậu tương

US cent/bushel

875,25

-15,50

-1,74%

Khô đậu tương

USD/tấn

291,70

-8,40

-2,80%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,70

-0,14

-0,49%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

477,40

-2,10

-0,44%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.193,00

+33,00

+1,53%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,65

+1,25

+1,28%

Đường thô

US cent/lb

11,58

-0,18

-1,53%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

129,55

+0,35

+0,27%

Bông

US cent/lb

63,35

-0,96

-1,49%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

493,70

-4,70

-0,94%

Cao su TOCOM

JPY/kg

156,50

-0,30

-0,19%

Ethanol CME

USD/gallon

1,33

+0,01

+0,76%

 

 

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg