menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG phiên 15/6/2020: Giá dầu tăng, vàng và cà phê giảm

11:35 16/06/2020

Vinanet - Phiên giao dịch vừa qua, giá hàng hóa nguyên liệu biến động trong bối cảnh thị trường lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona lần thứ 2.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 2% sau khi xuất hiện một số tín hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ đang hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 86 US cent (2,4%), lên 37,12 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc tăng 99 US cent (2,6%), lên 39,72 USD/thùng.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) bày tỏ sự tin tưởng rằng các nước OPEC+ chưa thực sự tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ thực hiện cam kết của họ và báo cáo cho thấy nhu cầu dầu mỏ đang có xu hướng gia tăng. Iraq đã nhất trí với các công ty dầu khí lớn của nước này để cắt giảm sản lượng dầu thô vào tháng 6/2020. Trong khi đó, Saudi Arabia cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô vào tháng Bảy.
Việc các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã góp phần bù đắp cho những quan ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2.
Ngày 18/6, một Hội đồng giám sát do OPEC dẫn dắt sẽ nhóm họp để thảo luận về việc liệu các quốc gia có đưa ra mức giảm sản lượng hay không.
Về sản lượng của các nước ngoài OPEC, sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 5/2020 đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, khi các nhà tinh chế dầu tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu phục hồi nhiên liệu sau khi nới lỏng các lệnh phong tỏa. Trong khi đó ở Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng quốc gia dự báo sản lượng dầu của nước này sẽ giảm trong tháng 7/2020, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018.
Tuy nhiên, mối quan ngại về làn sóng bùng phát mới dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn. Sau gần hai tháng không có ca mắc mới, các quan chức Bắc Kinh đã báo cáo 79 trường hợp mắc COVID-19 trong bốn ngày qua, làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát dịch bệnh tại một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chật vật để lấy lại đà tăng trưởng. Sản lượng công nghiệp trong tháng 5/2020 của nước này tăng 4,4% so với một năm trước đó, ít hơn dự kiến ban đầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm hơn 1% trong bối cảnh đồng USD duy trì gần mức cao nhất trong 1 tuần qua.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,2% xuống còn 1.726,61 USD/ounce; vàng gia tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 1.727,20 USD/ounce.
Theo ông David Meger, Giám đốc phụ trách hoạt động giao dịch các kim loại của High Ridge Futures, kể từ sau cuộc họp chính sách lãi suất diễn ra trong hai ngày 9-10/6 vừa qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) (khi cơ quan này không cắt giảm thêm lãi suất hay mua thêm tài sản), thị trường vàng đã không nhận thêm được thông tin tác động tích cực nào. Kết thúc cuộc họp trên, Fed vẫn duy trì lãi suất chủ chốt trong biên độ mục tiêu 0-0,25%.
Trong khi đó, theo nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank, lạm phát đang giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm và các nước chậm mở cửa trở lại nền kinh tế đã tác động tiêu cực tới nhu cầu đối với vàng.
Về các kim loại quý khác, giá palađi tăng 1% lên 1.937,97 USD/ounce; bạch kim tăng 1,6% lên 818,53 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất trong 1 tháng là 780,05 USD/ounce; trong khi bạc giảm 0,3% xuống 17,38 USD/ounce, sau khi có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần qua là 16,93 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trong phiên với những lo ngại về làn sóng nhiễm virus corona thứ hai và không chắc chắn liệu nhu cầu sẽ phục hồi nhanh chóng hay ở trong tình trạng này kéo dài hơn.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 1,3% lên 5.709 USD/tấn; nhôm giao cùng kỳ hạn giảm 0,6% xuống 1.576 USD/tấn, kẽm tăng 0,6% lên 1.988 USD/tấn, chì giảm 0,7% xuống 1.745 USD/tấn, thiếc giảm 1,7% xuống 16.825 USD/tấn và nickel giảm 0,5% xuống 12.730 USD/tấn.
Trước phiên này, giá đồng đã tăng mấy phiên liên tiếp. Các gói kích thích của ngân hàng trung ương đã kích hoạt việc mua vào trong tuần trước, khiến giá đồng tăng lên 5.928 USD/tấn, tăng 35% kể từ giữa tháng 3/2020 và cao nhất kể từ cuối tháng 1/2020. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc là một chỉ số lớn của nhu cầu kim loại công nghiệp, do quốc gia này chiếm một nửa tiêu thụ toàn cầu. Các nhà máy của Trung Quốc tăng cường sản xuất tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 5/2020, mặc dù mức tăng yếu hơn dự kiến cho thấy sự phục hồi vẫn mong manh.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc ổn định trong phiên qua khi tồn kho nguyên liệu thô sản xuất thép ở nước này đang giảm, bất chấp lo sợ khả năng làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 và những dấu hiệu nhu cầu thép trong nước đang suy yếu.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên vững ở 762,5 CNY (107,51 USD)/tấn, trong khhi đó quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore giảm 2,1% xuống 100,03 USD/tấn.
Lượng quặng sắt nhập khẩu lưu tại các cảng biển Trung Quốc đã giảm xuống 107,75 triệu tấn trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Điều này cho thấy nhu cầu từ các nhà máy thép Trung Quốc đang mạnh. Sản lượng thép thô của nước này tăng 8,5% trong tháng 5 so với tháng trước đó, tính chung trong 5 tháng đầu năm nay tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá thép tại Trung Quốc giảm trong phiên vừa qua. Trên sàn Thượng Hải, giá thép thanh giảm 0,7%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 0,5% và thép không gỉ giảm 1,3%. Nguyên nhân bởi lo ngại số ca nhiễm virus corona tăng vọt tại Trung Quốc.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương giảm do triển vọng sản lượng của Mỹ sẽ bội thu, mặc dù tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn thuận lợi. Giá đậu tương trêm sàm Chicago phiên vừa qua giảm 2-1/4 US cent xuống 8,69 USD/bushel; trái lại, lúa mì tăng 2-3/4 US cent đóng cửa tại 5,04-3/4 USD/bushel. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), các nhà xuất khẩu tư nhân báo cáo 390.000 tấn đậu tương xuất sang Trung Quốc trong năm thị trường 2020 -2021.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 kết thúc phiên vừa qua tăng 0,17 US cent hay 1,4% lên 12,04 US cent/lb do giá dầu tăng. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,4 USD hay 0,1% lên 383,8 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 1,1 US cent hay 1,1% xuống 95,9 US cent/lb, trong phiên có thời điểm giá giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng (95,05 US cent); cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 18 USD hay 1,5% xuống 1.194 USD/tấn.
Nguồn cung dự đoán rất dồi dào và vụ mùa của Brazil đã được thu hoạch đang gây sức ép lên giá cà phê. Ngoài ra, có những lo ngại mới về làn sóng nhiễm virus corona thứ hai. USDA ước tính sản lượng cà phê sẽ vượt nhu cầu 6,4 triệu bao trong niên vụ 2020/21. Điều này sẽ khiến tồn kho trên thế giới tăng lên mức cao nhất 6 năm.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm 3% trong phiên vừa qua do số ca nhiễm virus corona tại Mỹ và Bắc Kinh tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu hàng hóa như cao su. Cao su TOCOM kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 4,7 JPY hay 3% xuống 154,3 JPY, mức thấp nhất kể từ ngày 5/6; cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,7% xuống 10.210 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 16/6/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

36,73

-0,39

-1,05%

Dầu Brent

USD/thùng

39,35

-0,37

-0,93%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.800,00

+1.300,00

+5,10%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,67

+0,01

+0,30%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

116,42

-0,15

-0,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

113,35

-0,35

-0,31%

Dầu khí

USD/tấn

335,75

+5,25

+1,59%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

38.700,00

+1.060,00

+2,82%

Vàng New York

USD/ounce

1.735,10

+7,90

+0,46%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.961,00

+29,00

+0,49%

Bạc New York

USD/ounce

17,52

+0,12

+0,67%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,10

+0,30

+0,50%

Bạch kim

USD/ounce

819,62

-1,01

-0,12%

Palađi

USD/ounce

1.946,11

+8,76

+0,45%

Đồng New York

US cent/lb

260,10

+1,35

+0,52%

Đồng LME

USD/tấn

5.707,50

-77,00

-1,33%

Nhôm LME

USD/tấn

1.577,00

-8,00

-0,50%

Kẽm LME

USD/tấn

1.982,50

+5,50

+0,28%

Thiếc LME

USD/tấn

16.845,00

-275,00

-1,61%

Ngô

US cent/bushel

337,00

+3,25

+0,97%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

511,75

+2,00

+0,39%

Lúa mạch

US cent/bushel

319,25

+0,25

+0,08%

Gạo thô

USD/cwt

12,09

+0,14

+1,17%

Đậu tương

US cent/bushel

879,25

+3,25

+0,37%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,90

+0,60

+0,20%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,68

+0,08

+0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

473,80

+0,10

+0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.266,00

-53,00

-2,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

95,90

-1,10

-1,13%

Đường thô

US cent/lb

12,13

+0,09

+0,75%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

118,55

-4,30

-3,50%

Bông

US cent/lb

58,68

+0,33

+0,57%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

361,30

+6,70

+1,89%

Cao su TOCOM

JPY/kg

157,30

+3,00

+1,94%

Ethanol CME

USD/gallon

1,16

-0,04

-3,17%

 

 

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg