Báo cáo của Viện Quản lý Nguồn cung cho biết, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Mỹ trong tháng 6/2020 tăng lên mức tốt hơn dự kiến 52,6 (điểm), cho thấy sự tăng trưởng trở lại khi nhiều lĩnh vực phục hồi mạnh mẽ. Còn số liệu của công ty ADP (hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp), các công ty tư nhân đã tuyển dụng 2,4 triệu lao động trong tháng 6/2020. Cùng với 3 triệu lao động được thuê trong tháng Năm, số người lao động trở lại làm việc đã chiếm 1/4 trong số 20 triệu lao động bị mất việc trong tháng 3-4/2020 do đại dịch COVID-19. cửa hoạt động tinh luyện và đúc tại cơ sở Chuquicamata do virus corona lây lan.
Mặc dù vậy, giới đầu tư hiện tỏ ra thận trọng trong sau khi Mỹ ghi nhận số ca nhiễm dịch COVID-19 tăng mạnh và cảnh báo số người nhiễm dịch có thể còn tăng gấp đôi.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi các số liệu cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm khỏi mức cao kỷ lục và ngành chế tạo của nước này phục hồi mạnh mẽ. Mặc dù vậy, số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng đã hạn chế xu hướng giá tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,8% lên 42,03 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,4% lên 39,82 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây công bố số liệu cho thấy, tồn trữ dầu thô của nước này đã giảm 7,2 triệu thùng trong tuần qua, sau khi tăng lên các mức cao kỷ lục trong ba tuần liên tiếp trước đó. Mức giảm này cao hơn so với dự báo là giảm 710.000 thùng của giới phân tích.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao thuộc Price Futures (Chicago, Mỹ), cho biết nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Saudi Arabia đã giảm xuống mức thấp đáng kể và mức giảm này mới chỉ là sự bắt đầu cho một giai đoạn sụt giảm trong thời gian tới.
Hoạt động kinh tế toàn cầu hồi phục cũng nâng đỡ giá dầu. Theo đó, hoạt động chế tạo của Mỹ tháng 6/2020 tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm qua khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại; hoạt động chế tạo của Trung Quốc cũng tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 6/2020; lĩnh vực chế tạo của Đức giảm chậm lại trong tháng trước, trong khi hoạt động chế tạo của Pháp tăng trưởng trở lại.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Reuters, sản lượng trung bình của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã ở mức 22,62 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do hoạt động bán chốt lời. Cuối phiên giao dịch,
vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.770,57 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.788,96 USD/ounce – cao nhất kể từ tháng 10/2012; vàng giao tháng 8/2020 giảm 20,6 USD (1,14%) xuống 1.779,9 USD/ounce.
Hoạt động bán ra chốt lời đã diễn ra trong phiên 1/7, trong bối cảnh những lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới đã dẫn đến tình trạng mua vào quá mức trước đó vì vàng được coi là tài sản an toàn trong giai đoạn bất ổn.
Nhà phân tích Lukman Otunuga của FXTM cho biết, giá vàng vẫn trong xu hướng tăng nhưng đà tăng có thể đang chậm lại trước những tín hiệu về sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của nền kinh tế Mỹ. Nếu giá vàng giảm xuống dưới 1.765 USD/ounce, thì nó có thể hướng tới mức 1.747 và 1.715 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,1% xuống 17,93 USD/ounce, trước đó trong phiên giá bạc đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2020; giá palađi giảm 1,1% xuống 1.908.68 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,4% xuống 813,15 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất hơn 5 tháng do số liệu nhà máy tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – cao hơn so với dự kiến và nguồn cung tại Chile – nước khai thác kim loại lớn nhất thế giới – bị gián đoạn.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,6% lên 6.054 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 6.094 USD/tấn – mức cao chưa từng có kể từ ngày 23/1/2020. Giá đồng tinh luyện tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng lên 48.910 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/1/2020. Tồn trữ đồng tại London chạm mức thấp nhất 3 tháng (213.325 tấn), trong khi tồn trữ đồng tại Thượng Hải chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019 (99.971 tấn).
Hoạt động nhà máy của Trung Quốc trong tháng 6/2020 tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/2019, trong khi công ty khai thác thuộc sở hữu nhà nước Codelco Chile đóng
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc giảm do nhu cầu mùa vụ suy yếu, cùng với hoạt động xây dựng chậm lại. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,06% xuống 3.566 CNY (504,69 USD)/tấn và giá thép cuộn cán nóng giảm 0,45% xuống 3.567 CNY/tấn. Trong khi đó, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,3% lên 13.155 CNY/tấn.
Một cuộc khảo sát kinh doanh tư nhân cho thấy, hoạt động tại nhà máy của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 6/2020, khi nước này hồi phục sau cuộc khủng hoảng sức khỏe virus corona, song xuất khẩu và việc làm vẫn chịu áp lực giảm. Thép cây tăng 9,3% trong quý 2/2020, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh và thị trường bất động sản duy trì ổn định. Tuy nhiên, giá giảm do mưa và nắng nóng vào mùa hè có thể cản trở các hoạt động xây dựng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 742 CNY/tấn. Các thương nhân cảnh báo nguồn cung quặng sắt trong những tháng tới sẽ duy trì ổn định, song tình hình đại dịch có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu từ Brazil.
Trên thị trường nông sản, giá ngô tại Mỹ tăng lên mức cao nhất hơn 3 tháng sau ước tính diện tích trồng ngô của Mỹ năm 2020 giảm hơn so với dự kiến. Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 9 US cent lên 3,5-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 3,53-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 31/3/2020. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 12-3/4 US cent lên 8,91-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,94 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 30/3/2020. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 7 US cent lên 4,98-3/4 USD/bushel.
Giá đường tăng được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng. Đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE tăng 0,21 US cent tương đương 1,8% lên 12,17 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 0,6 USD tương đương 0,2% lên 356,3 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE tăng 3 US cent tương đương 3% lên 1,04 USD/lb, cao nhất hơn 1 tháng; cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 17 USD tương đương 1,4% lên 1.204 USD/tấn. Giá cà phê Arabica tăng 4 phiên liên tiếp trong bối cảnh thời tiết tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – lạnh và các vấn đề về mùa vụ tại một số khu vực trồng ở Trung Mỹ như Costa Rica.
Giá ca cao giảm xuống mức thấp nhất 15 tháng do lo ngại nhu cầu yếu. Giá ca cao kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London giảm 19 GBP tương đương 1,2% xuống 1.601 GBP/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.593 GBP/tấn, thấp nhất kể từ tháng 3/2019; ca cao giao cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 17 USD tương đương 0,8% xuống 2.169 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 2.158 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Giá cao su tại Tokyo giảm do các trường hợp nhiễm virus corona trên toàn cầu tăng, dấy lên mối lo ngại các chính phủ sẽ đóng cửa trở lại tác động đến nhu cầu hàng hóa.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM giảm 0,1 JPY tương đương 0,1% xuống 154,4 JPY/kg; cao su trên sàn Thượng Hải tăng 65 CNY lên 10.225 CNY/tấn.
Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới – tăng mạnh trong tháng 6/2020, sau khi chính phủ dỡ bỏ các hạn chế song khủng hoảng sức khỏe vẫn tiếp diễn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và việc làm.
Giá hàng hóa thế giới sáng 1/7/2020
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg