Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh do lo ngại về tình trạng dư thừa ngày càng nhiều trong khi các kho chứa đã gần đầy.
Cuối phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2020 tại thị trường New York giảm 24,56% (tương đương 4,16 USD) xuống còn 12,78 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 6/2020 tại thị trường London giảm 6,76% (1,45 USD) xuống còn 19,99 USD/thùng.
Theo các chuyên gia, những rủi ro về nhu cầu dầu trước các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tiếp tục làm dấy lên những quan ngại về công suất các kho chứa dầu thô hiện có trên thế giới.
Giá dầu WTI giảm xuống mức thấp kỷ lục trong ngày 20/1 đã kiến thị trường dầu thế giới biến động rất mạnh trong tuần trước. Cho dù thị trường "vàng đen" thế giới đã ổn định trở lại kể từ giữa tuần qua, giá dầu WTI giao tháng 6/2020 vẫn ghi nhận mức giảm 32% trong cả tuần trước. Theo Dow Jones Market Data, đây là mức giảm hàng tuần kỷ lục của giá dầu WTI. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2020 cũng giảm 23,6% trong tuần vừa qua.
Trước đó, trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 15/4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu thế giới năm 2020 sẽ giảm 9,3 triệu thùng/ngày và riêng trong tháng 4/2020 giảm 29 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995. Tuy vậy, theo IEA, các biện pháp đã được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và kế hoạch cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu chủ chốt sẽ giúp giá dầu dần hồi phục trong nửa cuối năm 2020.
Số liệu từ các nhà phân tích năng lượng thuộc Công ty tư vấn Rystad Energy cho thấy nguồn cung dầu thế giới có thể giảm khoảng 6% vào năm 2030 trong bối cảnh nhiều công ty năng lượng hoãn đầu tư để đối phó với tình trạng giá dầu lao dốc do COVID-19.
Các công ty xăng dầu trên thế giới đã cắt giảm ngân sách đầu tư, các dự án hiện có hoặc chậm đưa các dự án này vào triển khai để đối phó với sự sụt giảm của giá dầu, thậm chí rơi xuống mức thấp kỷ lục do dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Rystab cho biết việc hoãn đầu tư vào các dự án dự kiến sẽ giúp nguồn cung dầu mỏ toàn cầu giảm 5,6% vào năm 2025, mà phần lớn các quyết định này là từ các công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ.
Các nguồn tin thân cận cho hay Continental Resources, nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Bắc Dakota đã tạm dừng hầu hết hoạt động sản xuất tại đây và thông báo cho một số khách hàng rằng họ sẽ không cung cấp dầu thô sau khi giá dầu rơi xuống vùng âm trong tuần này. Dữ liệu của Rystad cho thấy những điều này sẽ giúp nguồn cung dầu khí toàn cầu giảm 6,3% vào năm 2030 so với dự kiến trước khi giá dầu lao dốc.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do các nhà đầu tư chuyển hướng sang thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận, sau khi một số bang của Mỹ và các nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội và đưa ra các biện pháp kích thích chưa từng có để hồi phục nền kinh tế.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống còn 1.710,71 USD/ounce, sau khi có thời điểm giảm 1,3% xuống 1.704,45 USD/ounce; vàng kỳ hạn giảm 0,7% xuống 1.723,80 USD/ounce.
Các nhà đầu tư hiện đang theo dõi chặt chẽ các cuộc họp ngày 29/4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như cuộc họp ngày 30/4 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để đối phó với cú sốc kinh tế toàn cầu trước tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 6,7% xuống 1.890,13 USD/ounce - thấp nhất 1 tuần, trong phiên có lúc giảm 4,3% xuống 1.937,22 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 6 tuần, do các nhà đầu tư kỳ vọng việc nới lỏng đóng cửa và khởi động lại nhà máy sẽ thúc đẩy nhu cầu kim loại bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2,5% lên 5.269 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/3/2020. Ngân hàng Nhật Bản cam kết sẽ mua số lượng trái phiếu chính phủ không giới hạn, trong khi công ty sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu Volkswagen VOWG_p.DE khởi động lại nhà máy lớn nhất ở Wolfsburg, Đức.
Tổng nhập khẩu đồng cô đặc của Trung Quốc trong tháng 3/2020 tăng 1,03% so với tháng 3/2019 lên 1,78 triệu tấn, khi nước này thúc đẩy nhập khẩu từ các nguồn thay thế, trong bối cảnh xuất khẩu từ các nước cung cấp hàng đầu Peru và Chile suy giảm.
Giá nickel trên sàn London giảm 0,1% xuống 12.240 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 12.595 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/3/2020. Giá thiếc tăng 3,9% lên 15.475 USD/tấn, cao nhất 2 tuần.
Giá sắt và thép tại Trung Quốc đều giảm sau khi lợi nhuận của các công ty công nghiệp trong tháng 3/2020 giảm trở lại, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng virus corona.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,1% xuống 601 CNY (84,92 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm 0,8% xuống 602 CNY/tấn.
Đồng thời trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,5% xuống 3.316 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 3.171 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,5% xuống 12.915 CNY/tấn.
Theo Hiệp hội thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô toàn cầu đạt 443 triệu tấn trong ba tháng đầu năm, giảm 1,4% so với cùng kì năm 2019. Một số quốc thị trường châu Âu như Italy, Đức, Pháp chịu sự sụt giảm nhiều nhất do dịch COVID-19 lây lan mạnh.
Sản xuất thép thô tại châu Á giảm 0,3% còn 315,2 triệu tấn. Bên cạnh đó, EU đã sản xuất 38,3 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kì. Bắc Mỹ giảm 4% còn 29,5 triệu tấn. Tính riêng tháng 3, Trung Quốc sản xuất khoảng 79 triệu tấn thép thô, giảm 1,7% so với cùng kì năm ngoái. Ấn Độ ước tính khoảng 8,7 triệu tấn, giảm gần 14%. Nhật Bản và Hàn Quốc ước tính lần lượt đạt 8,2 và 5,8 triệu tấn thép thô, giảm tương ứng 9,7% và 8% so với cùng kì. Ngoài ra, sản xuất thép tại Mỹ giảm 6% còn khoảng 7,2 triệu tấn.
Tại EU, một số quốc gia gồm Đức, Italy, Pháp ước lượng sản xuất thép thô đạt lần lượt 2,9 triệu tấn, 1,4 triệu tấn và 1,2 triệu tấn, giảm mạnh 21%, 40% và 13% so với cùng kì năm ngoái. Tây Ban Nha cũng ghi nhận giảm 15% còn 1,2 triệu tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô, lúa mì và đậu tương đều giảm. Giá ngô tại Mỹ giảm do thời tiết thuận lợi thúc đẩy năng suất cây trồng và giá dầu thô giảm tiếp tục gây áp lực đối với nhu cầu nhiên liệu ethanol sản xuất từ ngô.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 9-3/4 US cent xuống 3,13-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 6-3/4 US cent xuống 5,24-3/4 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 3 US cent xuống 8,36-1/2 USD/bushel.
Nga - nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới - ngày 26/4 thông báo sẽ ngừng xuất khẩu ngũ cốc, trong đó có lúa mì, lúa mạch đen, hạt lúa mạch và ngô, cho đến ngày 1/7. Thông báo nêu rõ: "Sau khi xuất khẩu toàn bộ ngũ cốc theo hạn ngạch công bố, hoạt động xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, hạt lúa mạch, ngô... sang các nước phi thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ tạm đình chỉ cho đến ngày 1/7/2020". Các nước trong liên minh này gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.
Giá đường giảm xuống mức thấp nhất 12,5 năm do giá dầu thô giảm và đồng real Brazil chạm mức thấp kỷ lục, làm gia tăng lo ngại Brazil có thể thúc đẩy sản lượng đường. Đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 52 US cent tương đương 5,3% xuống 9,21 US cent/lb, thấp nhất kể từ tháng 9/2007. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London giảm 9,9 USD tương đương 3,1% xuống 307,5 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,55 US cent tương đương 0,5% xuống 1,062 USD/lb. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 6 USD tương đương 0,5% lên 1.150 USD/tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng, theo xu hướng giá dầu thô và dầu thực vật khác giảm, bất chấp khối lượng xuất khẩu trong tháng 4/2020 tăng. Dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 55 ringgit tương đương 2,65% xuống 2.020 ringgit (464,05 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm mạnh 3,04% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/7/2019.
Giá cao su tại Tokyo duy trì ổn định do lạc quan về các biện pháp kích thích mới từ Ngân hàng Nhật Bản thúc đẩy nền kinh tế, bù đắp lo ngại nhu cầu suy yếu trong bối cảnh đại dịch virus corona. Cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 151,5 JPY (1,41 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 55 CNY xuống 9.935 CNY (1.403 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn SICOM giảm 0,3% xuống 109,2 US cent/kg.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mở rộng các biện pháp kích thích tiền tệ và cam kết sẽ mua một khối lượng trái phiếu không giới hạn để giữ chi phí đi vay ở mức thấp, khi chính phủ cố gắng vượt qua nỗi đau kinh tế từ đại dịch.
Giá hàng hóa thế giới sáng 28/4/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
11,73
|
-1,05
|
-8,22%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
19,51
|
-0,48
|
-2,40%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
19.190,00
|
-620,00
|
-3,13%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,87
|
+0,05
|
+2,91%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
64,21
|
-0,62
|
-0,96%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
61,11
|
+0,07
|
+0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
191,75
|
+1,00
|
+0,52%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
30.990,00
|
+740,00
|
+2,45%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.719,00
|
-4,80
|
-0,28%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.860,00
|
-71,00
|
-1,20%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,33
|
-0,02
|
-0,10%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,20
|
-0,60
|
-1,14%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
763,94
|
-1,78
|
-0,23%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.946,66
|
+15,02
|
+0,78%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
233,80
|
-0,70
|
-0,30%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.197,00
|
+57,50
|
+1,12%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.507,00
|
-7,00
|
-0,46%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.905,00
|
+22,00
|
+1,17%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
15.460,00
|
+570,00
|
+3,83%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
313,50
|
+0,25
|
+0,08%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
528,50
|
+3,75
|
+0,71%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
283,25
|
+0,75
|
+0,27%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
15,01
|
+0,01
|
+0,03%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
840,00
|
+3,50
|
+0,42%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
291,90
|
+0,40
|
+0,14%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
25,55
|
+0,08
|
+0,31%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
461,80
|
+0,70
|
+0,15%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.330,00
|
+7,00
|
+0,30%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
106,20
|
-0,55
|
-0,52%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
9,38
|
-0,43
|
-4,38%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
112,20
|
+3,60
|
+3,31%
|
Bông
|
US cent/lb
|
54,81
|
-0,20
|
-0,36%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
308,40
|
-4,60
|
-1,47%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
150,70
|
-0,80
|
-0,53%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,95
|
-0,01
|
-0,94%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg