menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG phiên 8/6/2020: Giá dầu quay đầu giảm, vàng đảo chiều tăng

11:24 09/06/2020

Vinanet - Phiên giao dịch vừa qua, biến động của giá hàng hóa xuất phát từ quan điểm chính sách của Fed.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Saudi Arabia và 2 nước sản xuất khác thuộc Vịnh cho biết sẽ không duy trì mức cắt giảm bổ sung tự nguyện trước đó (trên 1 triệu thùng/ngày).
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 1,5 USD (tương đương 3,6%) xuống mức 40,80 USD/thùng, kết thúc chuỗi 7 phiên liên tiếp tăng liền trước đó; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,36 USD (3,4%) xuống còn 38,19 USD.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và Nga cùng một số nhà sản xuất khác (OPEC+) hồi tháng 4/2020 đã đồng ý sẽ cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng 5 và 6/2020 để kéo giá tăng lên, sau khi các lệnh phong tỏa để ngăn ngừa dịch viêm đường hô hấp COVID-19 lây lan khiến nhu cầu năng lượng lao dốc.
Mới đây nhất, ngày 6/6/2020, OPEC+ đã chấp nhận duy trì mức cắt giảm trên, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu, cho đến tháng 7/2020. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman ngày 8/6 cho biết nước này cùng một số đồng minh Vùng Vịnh là Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sẽ không tiếp tục mức cắt giảm bổ sung 1,18 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, với việc giá dầu tăng trở lại, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã bắt đầu mở lại các giếng khoan bị đóng trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. Điều này có thể làm suy yếu sự phục hồi nhu cầu mong manh cũng như ảnh hưởng tới các nỗ lực thúc đẩy giá dầu tăng của OPEC+.
Cùng ngày, Bộ Dầu mỏ Na Uy xác nhận nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất Tây Âu này không có ý định điều chỉnh các kế hoạch hiện hành trong việc cắt giảm sản lượng, sau khi nhóm OPEC+ nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác ở mức kỷ lục cho đến cuối tháng 7 tới. Trong email gửi hãng tin Reuters (Anh), Bộ Dầu mỏ Na Uy nhấn mạnh: "OPEC+ đóng một vai trò then chốt trong việc ổn định thị trường dầu mỏ hiện nay". Quyết định mới nhất của OPEC+ nêu bật các nỗ lực của nhóm tại những thời điểm chưa từng có này đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Na Uy hiện không có kế hoạch thay đổi bất kỳ quy định nào của nước này. Hiện nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất Tây Âu đang cắt giảm sản lượng 250.000 thùng dầu/ngày trong tháng 6/2020 và khoảng 134.000 thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm nay. Theo đó, hạn chế sản lượng khai thác tương ứng ở mức khoảng 1,609 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và khoảng 1,725 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm.
Saudi Arabia đã nâng giá bán dầu thô của nước này với dự đoán rằng nhu cầu năng lượng sẽ mạnh hơn trong thời gian tới. Người đứng đầu Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết việc giá bán dầu chính thức (OSP) của Saudi Arbia ở mức cao là chỉ dấu báo hiệu đà phục hồi trở lại nhu cầu "vàng đen" toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng đảo chiều tăng do kỳ vọng vào chính sách tiền tệ ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.696,79 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 1,3% lên 1.705,1 USD/ounce.
Chuyên gia Daniel Ghali thuộc trung tâm TD Securities cho rằng Fed sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách ôn hòa và đó là động lực chính cho việc mua vàng trong vài tháng qua, đồng thời việc các chính phủ trên toàn cầu tiếp tục bơm tiền để kích thích nền kinh tế là điều kiện tốt hỗ trợ cho giá vàng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 3 tháng do các biện pháp kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương và dự kiến nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh, giữa bối cảnh lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm thúc đẩy hoạt động mua vào mới. Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 5.700 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.708,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 5/3/2020.
Lượng đồng lưu kho ở Thượng Hải giảm xuống 139.913 tấn so với mức 380.085 tấn hồi giữa tháng 3/2020. Đồng thời, tồn trữ đồng tại London chạm 237.900 tấn, giảm 15% kể từ giữa tháng 5/2020.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã trải qua phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2019 do lo ngại nguồn cung sau khi Brazil – nước cung cấp quặng sắt lớn thứ 2 của nước này – đóng cửa khu phức hợp Vale bởi virus corona. Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 7,6% lên 798 CNY (112,74 USD)/tấn, tăng mạnh nhất kể từ ngày 9/7/2019, trong phiên có lúc tăng 5,5% lên 783 CNY/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,4% lên 3.616 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,1% lên 3.542 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,6% lên 12.990 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ giảm do hoạt động bán ra mạnh sau khi giá đạt mức cao nhất 2 tháng trong phiên trước đó. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tại sàn Chicago giảm 3-1/2 US cent xuống 8,64-1/2 USD/bushel, trong phiên trước đó, giá đạt 8,73-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 1/4/2020. Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 1-1/4 US cent lên 3,32-1/2 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 5-1/4 US cent xuống 5,1 USD/bushel.
Giá đường giảm sau khi đạt mức cao nhất gần 3 tháng trong đầu phiên giao dịch. Đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,08 US cent tương đương 0,7% xuống 11,94 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,27 US cent – cao nhất kể từ ngày 11/3/2020. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London giảm 5,6 USD tương đương 1,4% xuống 387,3 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE vững ở mức 98,9 US cent/lb. Thị trường cà phê arabica chịu áp lực giảm bởi triển vọng sản lượng cao tại Brazil trong năm nay và tiêu thụ toàn cầu suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 17 USD tương đương 1,4% lên 1.250 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng do nhu cầu được cải thiện nhờ vào thị trường chứng khoán Tokyo tăng, dẫn đầu bởi lạc quan về nền kinh tế hồi phục và giá dầu thô tăng mạnh. Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM tăng 4,5 JPY lên 164 JPY (1,5 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 167,6 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 11/3/2020. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 70 CNY lên 10.600 CNY (1.499 USD)/tấn.

Giá hàng hóa thế giới sáng 9/6/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

38,67

+0,48

+1,26%

Dầu Brent

USD/thùng

41,36

+0,56

+1,37%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.880,00

-1.130,00

-3,77%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,81

+0,02

+1,23%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

121,29

+1,79

+1,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

113,36

+1,23

+1,10%

Dầu khí

USD/tấn

329,25

-0,75

-0,23%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

39.250,00

-910,00

-2,27%

Vàng New York

USD/ounce

1.709,30

+4,20

+0,25%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.934,00

-30,00

-0,50%

Bạc New York

USD/ounce

17,97

+0,07

+0,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,80

-0,80

-1,28%

Bạch kim

USD/ounce

840,86

+2,83

+0,34%

Palađi

USD/ounce

2.023,93

+14,85

+0,74%

Đồng New York

US cent/lb

257,95

+1,40

+0,55%

Đồng LME

USD/tấn

5.699,50

+9,50

+0,17%

Nhôm LME

USD/tấn

1.605,00

+13,50

+0,85%

Kẽm LME

USD/tấn

2.042,00

-10,50

-0,51%

Thiếc LME

USD/tấn

16.665,00

+115,00

+0,69%

Ngô

US cent/bushel

333,75

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

512,50

+1,00

+0,20%

Lúa mạch

US cent/bushel

313,25

-1,25

-0,40%

Gạo thô

USD/cwt

11,99

-0,06

-0,50%

Đậu tương

US cent/bushel

865,00

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

289,20

+0,80

+0,28%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,05

-0,05

-0,18%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

464,70

-0,20

-0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.373,00

-11,00

-0,46%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,90

0,00

0,00%

Đường thô

US cent/lb

12,03

-0,06

-0,50%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

125,35

-2,20

-1,72%

Bông

US cent/lb

60,59

+0,22

+0,36%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

370,80

+2,00

+0,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

162,80

-1,20

-0,73%

Ethanol CME

USD/gallon

1,23

+0,01

+1,07%

 

 

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg