Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã cho biết ông có thể đẩy lùi thời hạn tăng thuế (hiện được xác định là ngày 1/3/2019) đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu hai bên đạt được đủ tiến bộ trong việc đạt được một thỏa thuận. Ông cũng bày tỏ mong đợi cuộc gặp dự kiến với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ giúp hai bên nhất trí được một số điểm của thỏa thuận này. Ông Trump nói một phái đoàn đàm phán Mỹ đã có mặt tại Bắc Kinh trước thềm cuộc họp cấp cao nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót vào ngày 1/3 tới.
Theo kế hoạch, trong hai ngày 14-15/2, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ tham gia cuộc thảo luận chính với phía Trung Quốc, do Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Thống đốc Ngân hàng trung ương Dịch Cương làm trưởng đoàn.
Các nhà đầu tư hy vọng rằng vòng đàm phán mới giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần này sẽ đưa hai bên tiến đến gần hơn một giải pháp để giải quyết những tranh chấp thương mại đang diễn ra.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do một loạt các yếu tố, đặc biệt là việc Saudi Arabia cho biết nước này sẽ giảm sản lượng thêm 500.000 thùng dầu/ngày trong trong tháng 3/2019.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London tăng 91 US cent tương đương 1,5% lên 62,42 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York cũng tăng 69 US cent tương đương 1,3% lên 53,10 USD/thùng.
Trong báo cáo mới nhất, OPEC cho biết họ đã giảm sản lượng gần 800.000 thùng/ngày xuống còn 30,81 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019. Giới quan sát cho rằng kế hoạch cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, trong đó có Nga, có hiệu lực đến cuối tháng 6/2019 đã thắt chặt nguồn cung trên thị trường năng lượng, bất chấp sản lượng tăng ở Mỹ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cũng cho hay nước này sẽ cắt giảm sản lượng xuống còn khoảng 9,8 triệu thùng/ngày trong tháng Ba để hỗ trợ giá dầu. Như là một phần của thỏa thuận với OPEC, quốc gia Vùng Vịnh đã cam kết hạ nguồn cung xuống còn khoảng 10,3 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, sự lạc quan của các nhà đầu tư cũng gia tăng với hy vọng về một bước đột phá trong vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc cũng góp phần thúc đẩy giá vàng tăng.
Về thông tin liên quan, tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới (WGS) diễn ra trong các ngày 10-12/2 tại Dubai, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Suheil al-Mazrouei, nhận định cán cân cung và cầu trên thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng trong quý I/2019 sau nhiều tuần sản lượng được cắt giảm. Theo ông, OPEC đã cắt giảm sản lượng đủ lớn để điều chỉnh lại thị trường. Dựa trên số liệu tạm thời về mức sản xuất trong tháng đầu năm 2019 , Bộ trưởng Mazrourei cho hay hầu hết các nước tham gia đều tuân thủ thực hiện thỏa thuận và đang nỗ lực hết khả năng để góp phần bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ vẫn còn rất nhiều biến động và hiện giá dầu dao động chỉ trên mức 60 USD/thùng sau khi đã phục hồi từ mức thấp 50 USD/thùng hồi cuối năm ngoái. Con số trên vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 85 USD/thùng ghi nhận hồi đầu tháng 10/2018 trước khi giá dầu bắt đầu trượt dốc.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trong bối cảnh đồng USD giảm và thị trường lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Giá vàng giao ngay tại London tăng 0,2% lên 1.310,95 USD/ounce, sau khi đã giảm 0,4% trong phiên trước đó; vàng giao sau tại New York cũng tăng 0,2% lên 1.314 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD - thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với giỏ sáu đồng tiền chủ chốt khác trên thị trường - phiên này giảm 0,42% xuống 96,67 điểm sau tám phiên tăng liên tiếp. Đồng USD yếu đi khiến giá vàng giao kỳ hạn tăng do vàng, được định giá bằng đồng USD, trở nên bớt đắt đỏ đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.
Nhà phân tích Fawad Razaqzada thuộc Forex.com cho rằng: "Nếu trong ngắn hạn giá vàng phá ngưỡng 1.315 USD thì có thể sẽ còn tăng hơn nữa".
Về những kim loại quý khác, giá palađi cũng tăng 0,8% lên 1.397 USD/ounce, bạc tăng 0,1% lên 15,71 USD/ounce trong khi bạch kim tăng 0,4% lên 784,5 USD/ounce (ở phiên trước, giá bạch kim đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 2/1/2019 là 779,5 USD/ounce).
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng loạt giảm. Kẽm giảm phiên thứ 3 liên tiếp xuống mức thấp nhất hơn 2 tuần do đồng USD tăng lên mức cao nhất gần 2 tháng ở phiên liền trước và các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kẽm giao sau 3 tháng trên sàn London đã giảm 1,4% xuống 2.608 USD/tấn vào cuối phiên vừa qua, trong phiên có lúc chỉ 2.602,5 USD/tấn. Giá kim loại này đã từng tăng thêm gần 1/5 trong giai đoạn 5/1-5/2/2019 và chạm mức cao kỷ lục 7 tháng là 2.810 USD/tấn ở cuối giai đoạn đó, trước khi quay đầu giảm. Lượng kẽm lưu kho trên sàn London hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2008.
Đối với các kim loại cơ bản khác, đồng giảm 0,7% xuống 6.106 USD/tấn, nhôm giảm 1% xuống 1.862 USD/tấn, chì giảm 0,5% xuống 2.035 USD/tấn, nickel giảm 0,6% xuống 12.410 USD/tấn và thiếc giảm 0,5% xuống 20.925 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc phiên vừa qua đã giảm khỏi mức cao kỷ lục cao của phiên trước đó khi các nhà đầu tư bán ra để kiếm lời trong bối cảnh lo ngại về triển vọng thương mại giữa Washintong và Bắc Kinh. Quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 2,7% xuống 634 CNY (93,60 USD)/tấn. Phiên trước có lúc giá đạt 652 CNY.
Ở thời điểm hiện tại, rất khó để dự đoán về xu hướng giá quặng sắt vì còn nhiều sự thiếu chắc chắn liên quan đến các yếu tố cơ bản.
Giá thép cũng giảm trong phiên vừa qua, với thép cây dùng trong xây dựng trên sàn Thượng Hải giảm 1,8% xuống 3.785 CNY/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng (thép tấm) giảm 1,9% xuống 3.674 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê tăng trong phiên vừa qua. Loại arabica giao tháng 3 tăng 0,25 US cent tương đương 0,2% lên 1,0045 USD/lb vào cuối phiên, mặc dù đã chạm mức thấp nhất 5 tuần là 99,85 US cent ở cuối phiên trước. Tỷ giá đồng real tiếp tục chi phối thị trường cà phê arabica. Trong khi đó loại robusta giao cùng kỳ hạn tăng 7 USD tương đương 0,5% lên 1.535 USD/tấn.
Giá đậu tương trên sàn Chicago hồi phục từ mức thấp nhất gần 3 tuần do hoạt động mua mang tính kỹ thuật và lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Kết thúc phiên, đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 5-1/2 US cent lên 3,78-1/4 USD/bushel.
Ngô hồi phục từ mức thấp nhất 4 tuần, đồng thời lúa mì cũng vững lên. Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3 tới tăng 5-1/2 US cent lên 3,78-1/4 USD/bushel, trong khi lúa mì cùng kỳ hạn tăng 1-3/4 US cent lên 5,2 USD/bushel.
Giá đường thô tăng lên mức cao nhất 1 tuần theo xu hướng của thị trường dầu thô, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 3/2019 giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng trước khi đáo hạn.
Kết thúc phiên, đường thô giao tháng 3 tăng 0,18 US cent tương đương 1,4% lên 12,85 US cent/lb, sau khi có lúc đạt 12,92 US cent, cao nhất trong vòng 1 tuần. Giá dầu tăng khích lệ Brazil tăng tỷ lệ mía sản xuất ethanol và giảm lượng mía dùng sản xuất đường. Dự trữ ethanol tại Brazil tính tới giữa tháng 1/2019 đạt mức cao nhất kể từ 201 (7,29 lít). Tuy nhiên, dự báo Ấn Độ sẽ xuất khẩu đường sau vài tuần tới cản trở giá đường thô tăng hơn nữa.
Đối với đường trắng, hợp đồng giao tháng 3 giảm 50 US cent tương đương 0,2% xuống 325,80 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc xuống chỉ 323,4 USD/tấn, thấp nhất trong vòng 4 tháng. Mức trừ lùi của hợp đồng giao tháng 3 so với tháng 5 tiếp tục tăng lên khi hợp đồng tháng 3 đáo hạn vào ngày thứ Tư (13/2).
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo phiên vừa qua tăng theo xu hướng tại Thượng Hải do sản lượng giảm ở các khu vực sản xuất cao su chủ chốt và đồng yen yếu đi so với USD.
Kết thúc phiên, hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2019 trên sàn Tokyo tăng 3,1 JPY len 153,1 JPY/kg. Cao su TSR20 kỳ hạn tháng 8/2019 tăng 3,6 JPY lên 153,1 JPY/kg. Trong khi đó trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 285 CNY (42,07 USD) lên 11.615 CNY/tấn.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tháng 12/2018 giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù do với tháng 11/2018 thì tăng 5,4%, đạt 54.992 tấn. Xuất khẩu cao su tự nhiên của nước này tháng 12/2018 giảm 9% so với tháng trước đó, xuống 48.183 tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
53,10
|
+0,69
|
+1,32%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
62,61
|
+1,10
|
+1,79%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.020,00
|
+470,00
|
+1,13%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,69
|
+0,05
|
+1,74%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
142,72
|
+0,80
|
+0,56%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
190,72
|
+1,50
|
+0,79%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
584,50
|
+8,00
|
+1,39%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
57.850,00
|
+250,00
|
+0,43%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.314,00
|
+2,10
|
+0,16%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.646,00
|
+3,00
|
+0,06%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,69
|
0,00
|
0,00%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
56,10
|
+0,10
|
+0,18%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
792,48
|
+0,86
|
+0,11%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.408,00
|
+2,28
|
+0,16%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
277,20
|
-1,80
|
-0,65%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.150,00
|
-60,00
|
-0,97%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.880,00
|
-1,00
|
-0,05%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.644,00
|
-60,00
|
-2,22%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.025,00
|
-25,00
|
-0,12%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
378,25
|
+5,50
|
+1,48%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
520,00
|
+1,75
|
+0,34%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
287,00
|
+4,75
|
+1,68%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,25
|
-0,02
|
-0,19%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
917,50
|
+12,50
|
+1,38%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
313,20
|
+4,30
|
+1,39%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,67
|
+0,10
|
+0,33%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
481,20
|
+1,50
|
+0,31%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.270,00
|
+5,00
|
+0,22%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
103,55
|
+0,25
|
+0,24%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,66
|
+0,17
|
+1,36%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
118,90
|
+0,55
|
+0,46%
|
Bông
|
US cent/lb
|
71,11
|
-0,65
|
-0,91%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
401,40
|
-2,70
|
-0,67%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
180,30
|
-0,60
|
-0,33%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,33
|
+0,01
|
+0,83%
|
Nguồn: VITIC/Bloomberg. Reuters. CafeF
Nguồn:Vinanet