Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng thêm 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/5/2019.
Kết thúc phiên giao dịch dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2019 tại thị trường New York giảm 1,71 USD xuống còn 61,42 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 7/2019 tại London đã giảm 1,19 USD/thùng xuống 70,99 USD/thùng vào lúc đóng cửa phiên giao dịch.
Theo báo cáo của EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ đã ở mức 476,8 triệu thùng, cao hơn khoảng 4% so với mức bình quân vào thời gian này trong 5 năm qua. Các nhà đầu tư quan ngại rằng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng, cùng với tình trạng căng thẳng kéo dài giữa Mỹ với các đối tác thương mại lớn sẽ tác động tiêu cực tới niềm tin của thị trường.
Việc Mỹ gần đây nhắm vào Huawei Technologies - “đại gia” ngành công nghệ viễn thông của Trung Quốc - đã khiến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Đặc biệt sau khi quyết định của Tổng thống Mỹ tăng mức thuế từ 15% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 10/5, đồng thời Washington đe dọa sẽ "sớm" áp thuế 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng "đáp trả" Mỹ với tuyên bố sẽ áp thuế lên lượng hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD, bắt đầu từ ngày 1/6 tới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần nhất. Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giữ ở mức 1.273,68 USD/ounce, sau khi có lúc trong phiên 21/5 rơi xuống 1.cx268,97 USD/ounce - mức thấp nhất kể từ ngày 3/5.
Trong khi đó, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng nhẹ 0,1% và khép phiên ở mức 1.274,20 USD/ounce.
Biên bản cuộc họp diễn ra ngày 30/4-1/5 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách thuộc cơ quan này nhất trí vẫn giữ quan điểm tiếp cận “kiên nhẫn” trong việc xác lập chính sách tiền tệ.
Trước đó vào ngày 20/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho hay hiện vẫn còn quá sớm để xác định những tác động của tình hình căng thẳng thương mại và thuế quan đối với chính sách tiền tệ của Fed - Ngân hàng trung ương Mỹ.
Phiên này, các thị trường tài chính toàn cầu đã chịu tác động bởi báo cáo cho thấy Nhà Trắng đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ số Hikvision, nhà sản xuất thiết bị giám sát video của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho hay các quan chức Mỹ hiện vẫn chưa lên kế hoạch tới Bắc Kinh để tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo với Trung Quốc.
Chuyên gia Jeff Klearman, thuộc GraniteShares, nhận định mối quan ngại về tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đồn đoán lãi suất sẽ được hạ thấp hơn không phải là những yếu tố tích cực đối với vàng, trong lúc đồng USD mạnh lên.
Chỉ số đồng USD ổn định ở gần mức đỉnh của một tháng, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Về những kim loại quý khác, bạc giữ giá ở mức 14,44 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 1,7% xuống 799,39 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đã chạm mức thấp nhất 4 tháng do tranh chấp thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến giới đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu suy yếu.Giá đồng tại Sàn giao dịch kim loại London ( LME) đóng cửa giảm 1,1% xuống 5.928 USD/tấn sau khi đạt 5.913,50 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 24/1. Giá đồng đã giảm 4 phiên liên tiếp và giảm khoảng 20% so với mức cao đầu tháng 6/2018, trước khi cuộc xung đột thương mại bắt đầu.
Trong khi đó, giá nhôm cũng rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017 sau khi tòa án Brazil dỡ bỏ các hạn chế sản xuất đối với một nhà máy alumina lớn. Nhà phân tích Robin Bhar của Soce Generale cho biết bối cảnh kinh tế vĩ mô và tình hình thương mại ngày càng tồi tệ đang đẩy các nhà đầu tư bán tháo, ép giá kim loại xuống thấp hơn. Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng tại LME chốt phiên giảm 1% xuống mức 1.779 USD/tấn sau khi chạm mức thấp hơn hai năm là 1.776,50 USD/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã nhảy lên mức cao kỷ lục mới do triển vọng nhu cầu tăng khi các nhà máy thép đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô sau khi dự trữ giảm. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Đại Liên chốt phiên tăng 3,4% đạt 728 CNY/tấn sau khi đạt mức cao nhất kể từ 2013 là 733 CNY(106,08 USD)/tấn vào phiên sáng.
Các nhà máy thép hiện đang có mức tồn kho thấp và chỉ mua cầm chừng đủ dùng do giá nguyên liệu cao. Dự trữ quặng sắt trung bình tại các nhà máy đã giảm xuống còn 20 ngày sử dụng, giảm so với mức tồn kho bình thường là 30 ngày. Dự trữ quặng tại một số nhà máy tư nhân ở tỉnh luyện thép hàng đầu Hà Bắc đã giảm xuống chỉ còn 10 ngày.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng băn khoăn về sự gián đoạn nguồn cung tiếp diễn từ Brazil, nguồn cung quặng sắt lớn thứ hai của Trung Quốc, sau khi công ty khai thác quặng lớn nhất Vale cảnh báo về nguy cơ vỡ đập khác và tạm ngưng hoạt động một tuyến đường sắt.
Giao hàng quặng sắt từ Brazil đã giảm 416.000 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 19/5 so với một tuần trước đó, trong khi hàng từ Úc đã tăng thêm 1,69 triệu tấn, theo Mysteel.
Giá thép cây tiêu chuẩn tăng 1,7% lên 3.910 CNY/tấn, trong khi giá cuộn cán nóng tăng 1,7% lên 3,757 CNY.
Giá than luyện cốc Đại Liên tăng vọt 5,3% lên mức cao nhất 9 tháng là 2.338 CNY/tấn, nhờ giá giao ngay vững và các biện pháp bảo vệ môi trường thắt chặt sẽ hạn chế sản xuất trong khu vực sản xuất than cốc chính.
Giá đất hiếm giao ngay ở Trung Quốc tăng mạnh lên mức cao nhất 4 năm sau khi cấm nhập khẩu từ nước láng giềng Myanmar. Đất hiếm- kim loại quý hơn vàng, có chứa nguyên tố dysprosium được sử dụng trong sản xuất nam châm, laser và lò phản ứng hạt nhân.
Giá đất hiếm đã tăng mạnh hai ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một công ty đất hiếm ở Giang Tây, làm dấy lên suy đoán rằng Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm số 1 thế giới, có thể hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ như một phần của cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Hải quan ở phía tây nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp biên giới Myanmar, đã cấm nhập khẩu quặng đất hiếm từ quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 15/5, theo tờ Thời báo Chứng khoán nhà nước đưa tin ngày 13/5.
Myanmar cung cấp 50% nguyên liệu đất hiếm nặng trung bình cho Trung Quốc trong năm 2018. Các nhà phân tích tin rằng lệnh cấm là một nỗ lực để ngăn chặn buôn lậu.
Giá đất hiếm dưới dạng dysprosium, chủ yếu dùng trong chế tạo nam châm tăng 16,4% lên tới 2.300 CNY(333,25 USD)/kg, cao nhất kể từ tháng 5/2015. Giá kim loại Terbium đã tăng vọt lên 4.500 CNY/kg, cao nhất kể từ 11/2017 và giá oxit gadolinium tăng 19% trong tháng này, đạt 175.000 CNY/tấn, mức cao nhất kể từ 8/2017.
Trên thị trường nông sản, giá đường và cà phê đều giảm trên thị trường New York trong bối cảnh thị trường hàng hóa yếu hơn. Chỉ số hàng hóa chính của Thomson Reuters gồm 19 thị trường ở mức thấp nhất trong một tuần. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,19 cent, tương đương 1,6%, xuống mức 11,62 cent/lb sau khi chạm mức cao nhất trong một tuần là 11,95 cent. Thị trường tiếp tục bị áp lực bởi nguồn cung dồi dào và kho dự trữ lớn trên toàn cầu.
Giá dầu giảm cũng là yếu tố ép giá đường giảm vì giá dầu giảm có thể khuyến khích các nhà máy mía Brazil sản xuất nhiều đường hơn là nhiên liệu sinh học ethanol.
Giá đường trắng tại London giao tháng 8/2019 giảm 3,50 USD, tương đương 1,1%, xuống mức 322,80 USD/tấn.
Giá cà phê arabica tháng 7 giảm 1,15 cent, tương đương 1,2%, xuống mức 91,75 cent/lb sau khi đạt mức cao nhất trong ba tuần là 93,85 cent. Giá cà phê robusta giao tháng 7 giảm 3 USD, tương đương 0,2%, xuống mức 1.361 USD/ tấn.
Ngân hàng Rabobank dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ dư thừa 5,4 triệu bao trong năm 2018-19 nhưng chỉ thặng dư 1,8 triệu bao cho năm 2019-20 do giá thấp hơn sẽ hạn chế trồng trọt trong năm tiếp theo.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đã giảm xuống theo xu hướng giá cao su Thượng Hải mặc dù đã được sự hỗ trợ từ giá cao tại Thái Lan.
Tại Tokyo, giá cao su giao tháng 10/2019 giảm 2,8 JPY, tương đương 1,4%, còn 191,5 JPY(1,73 USD)/kg. Giá cao su 20 TSR giao tháng 11 giảm 0,4% còn 163,5 JPY/kg.
Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 9/2019 đã giảm 320 CNY còn 11.905 CNY (1.723 USD)/tấn. Tại Singapore, giá cao su giao tháng 6/2019 giảm 1% còn 150,7 Uscent/kg.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
61,42
|
-1,71
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
70,99
|
-1,19
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
44.910,00
|
-920,00
|
-2,01%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,55
|
+0,01
|
+0,35%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
198,87
|
-0,25
|
-0,13%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
203,91
|
-1,00
|
-0,49%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
632,00
|
-0,50
|
-0,08%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
61.670,00
|
-1.170,00
|
-1,86%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.273,50
|
-0,70
|
-0,05%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.503,00
|
-9,00
|
-0,20%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,42
|
-0,03
|
-0,20%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
51,20
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
800,47
|
-4,27
|
-0,53%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.313,24
|
-4,19
|
-0,32%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
267,25
|
-0,55
|
-0,21%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.928,00
|
-68,00
|
-1,13%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.779,00
|
-17,00
|
-0,95%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.542,00
|
-35,00
|
-1,36%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.325,00
|
-150,00
|
-0,77%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
394,25
|
-0,25
|
-0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
473,00
|
+0,25
|
+0,05%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
312,75
|
+2,50
|
+0,81%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,34
|
+0,03
|
+0,22%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
826,50
|
-2,00
|
-0,24%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
297,70
|
-0,60
|
-0,20%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,13
|
-0,18
|
-0,66%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
445,40
|
-0,40
|
-0,09%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.413,00
|
-33,00
|
-1,35%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
91,75
|
-1,15
|
-1,24%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,62
|
-0,19
|
-1,61%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
98,20
|
+0,20
|
+0,20%
|
Bông
|
US cent/lb
|
66,57
|
-0,18
|
-0,27%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
319,00
|
+1,10
|
+0,35%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
190,70
|
-0,80
|
-0,42%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,37
|
-0,02
|
-1,80%
|
Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF
Nguồn:Vinanet