Trên thị trường năng lượng, giá dầu biến động trái chiều giữa bối cảnh lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng khả năng nguồn cung dầu Mỹ cũng thắt chặt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,22 USD xuống 58,82 USD/thùng, trong khi đó dầu Brent Biển Bắc tăng 0,18 USD lên 67,21 USD/ thùng.
Gene McGillian, Phó Chủ tịch phụ trách mảng nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy ở Stamford, bang Connecticut (Mỹ), nhận định thị trường hiện đang hướng tới dữ liệu hàng tuần về lượng dầu dự trữ tại Mỹ.
Người đứng đầu Ritterbusch and Associates Jim Ritterbusch dự đoán cán cân dầu củqa Mỹ có thể thắt chặt hơn do xuất khẩu “vàng đen” tiếp tục tăng mạnh, trong khi nhập khẩp khẩu dầu nhiều khả năng suy giảm.
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, trong đó có Nga, cắt giảm sản lượng khai thác dầu cũng góp phần hỗ trợ giá dầu trong phiên này. Saudi Arabia đang nỗ lực thúc đẩy giá dầu Brent tăng vượt mức 70 USD/ thùng.
Giá khí hóa lỏng (LNG) tại Châu Á sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong ba năm đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhiều công ty.
Giá LNG giao ngay tại Đông Bắc Á giảm còn 4,65 USD/mmBtu trong tuần tính đến ngày 21/3, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016. Giá đã lên mức cao nhất 10,90 USD/mmBtu vào tháng 11/2018 và liên tục trượt dốc kể từ đó. Giá LNG giảm bất thường trong mùa đông là do nguồn cung dư thừa mặc dù nhu cầu vẫn mạnh. Giao hàng LNG ở Đông Bắc Á, bao gồm ba nhà nhập khẩu hàng đầu Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đạt khoảng 73,3 triệu tấn trong bốn tháng từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ LNG tăng cao.
Nguồn cung LNG hiện đang lớn, tám dự án lớn của Úc được xây dựng trong thập kỷ qua đang đi vào hoạt động và nguồn cung mạnh từ Mỹ. Đây được xem là yếu tố lớn tác động tới giá LNG trong những tháng còn lại năm nay.
Khoảng 70 triệu tấn công suất LNG mới sẽ tiếp cận thị trường trong năm nay và năm tới, nhà phân tích Nicholas Browne của Wood Mackenzie nói tại hội nghị LNG châu Á tại Singapore vào tháng trước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 tuần khi USD yếu đi và hoạt động mua tài sản an toàn khi giới đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.322,7 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 28/2. Tuần trước, giá mặt hàng này đã tăng khoảng 1%, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp. Trong khi đó giá vàng Mỹ giao dịch kỳ hạn tại New York khép phiên tăng 0,8% lên 1.322,6 USD/ounce.
Phiên này, thị trường chứng khoán đã giao dịch ở mức thấp của 12 ngày trước những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sau khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2007 giảm xuống thấp hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn ba tháng. Trong lịch sử, việc lợi suất trái phiếu dài hạn thấp hơn ngắn hạn là tín hiệu dự báo về nguy cơ suy thoái. Mối lo này đã thúc đẩy nhu cầu mua vào vàng và đồng yen như một tài sản an toàn, trong khi gây sức ép lên đồng USD.
Giá vàng đã tăng hơn 13% kể từ khi chạm mức thấp nhất trong hơn 1 năm rưỡi hồi tháng Tám năm ngoái, chủ yếu nhờ chủ trương ôn hòa về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Song giá vàng vẫn thấp hơn so với mức đỉnh (1.346,73 USD/ounce) của 10 tháng đã đạt được hồi tháng Hai.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1% lên 15,56 USD/ounce. Còn giá bạch kim tăng 1,8% lên 859.09 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng chạm mức thấp nhất trong hơn một tháng do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng tồn kho thấp và mùa tiêu thụ nhiều đồng sắp tới đang kìm hãm mức độ giảm giá.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME đã giảm xuống mức thấp 6.295 USD/tấn, mức yếu nhất kể từ ngày 19/2, sau đó phục hồi lên mức 6.340 USD/tấn, tăng 0,4%.
Dữ liệu của nhà máy yếu trong các cuộc điều tra quản lý mua hàng (PMI) và một tuyên bố ôn hòa bất ngờ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tuần trước, cùng với sự đảo ngược của đường cong lãi suất của Mỹ, đã đặt ra lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đứng trước suy thoái. Tuy nhiên, điều kiện cung-cầu cơ bản tương đối chặt chẽ trên hầu hết các thị trường kim loại công nghiệp, thể hiện qua hàng tồn kho đã giảm mạnh trong năm qua.
Theo Fastmarkets AMM, giá thép cuộn cán nguội (CRC) và thép tráng kẽm trong tuần này ổn định so với tuần trước. Giá CRC hiện đạt mức 830 USD/tấn. Trong khi đó, giá thép mạ kẽm nhúng nóng ổn định ở mức 840 USD/tấn và giá thép cuộn mạ bọc kẽm G90 ổn định ở mức 935 USD/tấn.
Các thương gia cho biết giá thép CRC và thép tráng kẽm đã giữ ổn định trong 6 tuần qua. Hoạt động kinh doanh vững trên thị trường thép tấm mặc dù nhu cầu không nhiều.
Các thương gia dự kiến giá sẽ tăng vào những ngày cuối tháng 3 vì các nhà máy đang cố gắng giữ vững hai đợt tăng giá cuối tháng 1 và cuối tháng 2.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giảm 0,09 US cent tương đương 0,7% xuống 12,48 US cent/lb, trong khi đường trắng giảm 2,90 USD tương đương 0,9% xuống 332,50 USD/tấn.
Cà phê arabica trái lại tăng 0,35 US cent tương đương 0,4% lên 94,25 US cent/lb; robusta cũng tăng 5 USD tương đương 0,3% lên 1.499 USD/tấn.
Giá được hỗ trợ bởi đồng nội tệ của nước này mạnh lên, khích lệ nông dân bán cà phê ra.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tiếp tục giảm do lo ngại kinh tế toàn cầu chậm lại. Bên cạnh đó, việc Thái Lan dự kiến sẽ hoãn thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu hàng hóa thêm hơn một tháng cũng tác động lên thị trường.
Giá hợp đồng cao su giao tháng 8/2019 giảm 5,9 JPY(0,0536 USD) còn 183,9 JPY/kg trong khi giá cao su tại Thượng Hải giao tháng 5/2019 giảm 355 CNY(52,91 USD) chốt phiên còn11.500 CNY/tấn. Giá cao su TSR 20 giao hàng tháng 9 tại TOCOM chốt phiên giảm 4,6 JPY còn 162,9 JPY/ kg.Giá cao su giao tháng 4 tại Singapore chốt phiên đạt 146,4 US cent/ kg, giảm 1,2%.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
58,28
|
-0,22
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
67,21
|
+0,18
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
44.690,00
|
+470,00
|
+1,06%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,76
|
+0,01
|
+0,33%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
194,16
|
+0,37
|
+0,19%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
198,53
|
+0,49
|
+0,25%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
609,25
|
+2,50
|
+0,41%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
60.910,00
|
+680,00
|
+1,13%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.327,40
|
+1,60
|
+0,12%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.671,00
|
+31,00
|
+0,67%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,54
|
-0,03
|
-0,21%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
55,20
|
+0,50
|
+0,91%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
15,54
|
-0,03
|
-0,21%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
55,20
|
+0,50
|
+0,91%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
285,90
|
+0,25
|
+0,09%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.340,00
|
+28,00
|
+0,44%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.883,00
|
-20,00
|
-1,05%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.832,00
|
+17,00
|
+0,60%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.350,00
|
-75,00
|
-0,35%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
379,75
|
0,00
|
0,00%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
472,50
|
+3,00
|
+0,64%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
275,25
|
0,00
|
0,00%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,10
|
-0,06
|
-0,58%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
906,75
|
+0,25
|
+0,03%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
315,30
|
+0,20
|
+0,06%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,84
|
+0,02
|
+0,07%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
456,50
|
-0,20
|
-0,04%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.216,00
|
+57,00
|
+2,64%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
94,25
|
+0,35
|
+0,37%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,48
|
-0,09
|
-0,72%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
128,85
|
-1,00
|
-0,77%
|
Bông
|
US cent/lb
|
77,72
|
-0,01
|
-0,01%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
363,00
|
-5,30
|
-1,44%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
182,30
|
-1,60
|
-0,87%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,43
|
0,00
|
-0,21%
|
Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF
Nguồn:Vinanet