Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tăng mạnh khoảng 8%, nhiều nhất kể từ ngày 30/11/2016 - sau khi OPEC ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm cắt giảm sản lượng.
Kết thúc hiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 3,69 USD (hay 8,7%) lên 46,22 USD/thùng; dầu Brent tăng 4 USD (8%) lên 54,47 USD/thùng.
Lãnh đạo hãng dầu mỏ Rosneft (của Nga), Igor Sechin dự đoán giá dầu sẽ dao động trong khoảng 50-53 USD/thùng trong năm 2019. Tuy nhiên, theo một nhà phân tích, thị trường dầu mỏ sẽ không yếu như năm 2016 khi tình trạng dư thừa nguồn cung bắt đầu tăng mạnh, bởi vì lần này OPEC đang cố gắng thúc đẩy và hỗ trợ giá "vàng đen" trên thị trường.
OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài OPEC, trong đó có Nga, hồi đầu tháng 12/2018 đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày tổng cộng kể từ tháng 1/2019 nhằm vực dậy giá dầu. Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei vừa cho biết OPEC và các nhà sản xuất dầu sẵn sàng tổ chức một cuộc họp bất thường vào cuối tháng Hai hoặc đầu tháng 3/2019 tại Baku, Azerbaijan (A-déc-bai-dan), nếu kế hoạch cắt giảm sản lượng kể trên chưa đủ nhiều để giúp cân bằng thị trường "vàng đen” trong năm 2019.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 25/12/2018 nhận định giá dầu sẽ ổn định hơn trong 6 tháng đầu năm 2019, sau khi giảm hơn 1/3 trong quý 4/2018, mhờ nỗ lực cắt giảm của OPEC+. “Theo tôi, trong nửa đầu năm tới, nhờ những nỗ lực chung của các bên [OPEC và các đồng minh], thị trường dầu sẽ ổn định hơn và cân bằng hơn”, ông Novak trả lời phòng vấn đài truyền hình Rossiya-24.
Theo ông Novak, giá dầu giảm do các yếu tố vĩ mô. “Nguyên nhân là các yếu tố cơ bản: nhu cầu tiêu thụ giảm trong mùa đông và tất nhiên là cả nền kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã chứng kiến các hoạt động kinh tế trên toàn cầu bắt đầu suy giảm trong giai đoạn cuối năm và thị trường chứng khoán giảm mạnh”.
Vị bộ trưởng này cũng cho biết chưa có kế hoạch họp bất thường với OPEC trong thời gian tới.
Cùng ngày, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Vladimir Putin không có kế hoạch hợp tác dự phòng với Arab Saudi để kích thích giá dầu. Ông cũng cho biết thỏa thuận giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+ có thể sẽ tác động chậm đến thị trường.
Giá than cốc tại Đại Liên giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép suy yếu, trong khi Bắc Kinh cam kết sẽ không nới lỏng chiến dịch chống ô nhiễm, buộc các nhà máy thép phải giảm sản lượng thậm chí ngừng hoạt động.
Giá than cốc kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên giảm 2,2% xuống 1.878 CNY (272,82 USD)/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.892,5 CNY/tấn, thấp nhất 3 tuần và than luyện cốc giảm 0,3% xuống 1.171,5 CNY/tấn.
Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết, nước này sẽ áp dụng các biện pháp hiệu quả và có mục tiêu hơn trong chiến dịch chống ô nhiễm vào năm tới, song sẽ không nới lỏng các mục tiêu hay giảm bớt các biện pháp phạt người vi phạm. Tuyên bố này được đưa ra khi các thành phố sản xuất thép thắt chặt các quy định chống ô nhiễm, bao gồm thành phố sản xuất thép lớn nhất thế giới – Đường Sơn – đã buộc các nhà máy thép phải đóng cửa tất cả các máy thiêu kết, dùng xử lý quặng sắt trước khi nấu chảy, ít nhất 10 ngày trong năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng biến động nhẹ. Vàng kỳ hạn giao tháng 2/2019 tăng 0,09% (1,2 USD) lên 1.273 USD/ounce; vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.266,32 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán tại Mỹ tăng trở lại, qua đó làm những tài sản được coi là an toàn trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá cũng góp phần tác động đến giá kim loại quý này.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính trên thị trường, đã tăng 0,32% lên 97,41 (điểm) tính đến khoảng 18:30 GMT.
Ngoài các diễn biến như việc Chính phủ liên bang Mỹ buộc phải đóng cửa một phần và sự không hài lòng của Tổng thống Trump với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), việc Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từ chức và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng tác động lên thị trường vàng.
Giá vàng giao ngay đã tăng 3,6% giá trị trong tháng này và đang hướng đến mức tăng giá trong tháng 12 nhiều nhất trong gần 10 năm qua. Vàng vốn được coi là kênh trú ẩn an toàn giữa những quan ngại về tình hình kinh tế và chính trị. SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho hay lượng vàng do quỹ này nắm giữ hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2018 và đã tăng khoảng 6% kể từ lúc chạm mức thấp của 2 năm rưỡi trong tháng 10.
Nhà phân tích Tai Wong thuộc BMO cho hay vàng có thể sẽ phá mốc 1.300 USD/ounce trong ngắn hạn và hướng đến mức giá khoảng 1.360-1.370 USD/ounce trong trung hạn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,8% lên 15 USD/ounce sau khi có lúc đã chạm 15,17 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 13/8. Giá bạch kim giao ngay tăng gần 2% lên 797,70 USD/ounce, còn giá palladium giao ngay tăng 0,6% lên 1.253,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tại Trung Quốc tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm chạp, sẽ kiềm chế nhu cầu đối với kim loại công nghiệp.
Các nhà đầu tư lo ngại nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, bất ổn chính trị tại Mỹ để ngỏ khả năng chính phủ đóng cửa kéo dài. Giá đồng kỳ hạn trên sàn Thượng Hải đóng cửa tăng 130 CNY, tương đương 0,3% lên 48.040 CNY (6.979,21 USD)/tấn.
Chứng khoán châu Á giảm trong ngày thứ tư (26/12/2018), sau khi chứng khoán phố Wall lao dốc vào đêm Giáng sinh, cùng hàng loạt bất ổn chính trị tại Mỹ bao gồm chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa một phần do mâu thuẫn về ngân sách và bất đồng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Jerome Powell về việc FED nâng lãi suất.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê tăng 1,7 US cent tương đương 1,7% lên 1,039 USD/lb vào lúc đóng cửa, trước đó có lúc đạt 1,04 USD/lb. Nhà đầu tư thêm phấn chấn sau khi giá cổ phiếu và dầu thô đều đi lên.
Giá đường thô giao tháng 3/2019 giảm 0,01 US cent tương đương 0,08% xuống 12,39 US cent/lb. Như vậy trong 5 phiên giao dịch vừa qua thì có tới 3 phiên giá giảm Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi giá dầu đang tăng lên.
Giá ngô, đậu tương và lúa mì tại Mỹ chạm mức thấp nhất 1 tháng, do lo ngại về xuất khẩu của Mỹ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu gia tăng.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago giảm 1,5% xuống 8,83 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 8,82-1/2 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 27/11/2018.
Đồng thời, giá ngô giao cùng kỳ hạn trên sàn Chicago giảm 1,2% xuống 3,73-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 29/11/2018 và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 1,2% xuống 5,1 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 30/11/2018.
Các thương nhân thất vọng khi không có dấu hiệu mua bổ sung đậu tương Mỹ từ Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương, ngô hàng đầu thế giới. Giá lúa mì chịu áp lực sau khi Nga – nước cung cấp lúa mì hàng đầu thế giới – nâng dự báo xuất khẩu ngũ cốc trong tuần trước.
Giá dầu cọ Malaysia kết thúc phiên giao dịch giảm hơn 1%, giảm phiên thứ 4 liên tiếp, do đồng ringgit tăng mạnh trong khi giá các loại dầu thực vật liên quan suy yếu cũng gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Bursa Malaysia giảm 1,6% xuống 2.094 ringgit (501,56 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm xuống 2.093 ringgit/tấn, thấp nhất kể từ ngày 14/12/2018.
Đồng thời, giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên giảm 1,3% và giá dầu cọ giao cùng kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 1,2%.
Đồng ringgit – tiền tệ giao dịch dầu cọ - tăng 0,2% lên 4,175 so với USD. Đồng ringgit tăng mạnh thường khiến dầu cọ trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá cao su tại Tokyo giảm do dự trữ ở mức cao và nhu cầu duy trì ổn định.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2019 trên sàn TOCOM giảm 2,2 JPY (0,0199 USD) xuống 168 JPY/kg. Trong khi đó, giá cao su TSR20 giao cùng kỳ hạn tăng 1,3 JPY lên 145,6 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 90 CNY (13,08 USD)/tấn xuống 11.040 CNY/tấn.
Nhà phân tích cấp cao Cao Lu thuộc Orient Futures cho biết: "Thị trường sẽ tiếp tục yếu do giá hàng hóa giảm và đặc biệt giá dầu kém lạc quan và không có yếu tố thuận lợi hỗ trợ giá cao su và niềm tin thị trường yếu".
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
46,22
|
+3,69
|
+8,7%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
54,47
|
+4
|
+8%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
36.620,00
|
+2.740,00
|
+8,09%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,50
|
-0,04
|
-1,16%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
132,84
|
-0,20
|
-0,15%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
172,86
|
-0,50
|
-0,29%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
511,25
|
+6,50
|
+1,29%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
52.740,00
|
+2.990,00
|
+6,01%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.273,70
|
+0,70
|
+0,05%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.526,00
|
+13,00
|
+0,29%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,10
|
-0,02
|
-0,15%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
54,10
|
+1,40
|
+2,66%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
800,20
|
+2,75
|
+0,34%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.267,08
|
+7,43
|
+0,59%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
270,45
|
+0,45
|
+0,17%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.955,50
|
-35,50
|
-0,59%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.893,00
|
-16,00
|
-0,84%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.474,00
|
-28,00
|
-1,12%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.375,00
|
+25,00
|
+0,13%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
374,25
|
+1,00
|
+0,27%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
511,50
|
+1,50
|
+0,29%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
275,50
|
-0,25
|
-0,09%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,40
|
+0,04
|
+0,34%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
888,00
|
+5,00
|
+0,57%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
309,10
|
+1,20
|
+0,39%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,78
|
+0,13
|
+0,47%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
482,90
|
-0,60
|
-0,12%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.429,00
|
+114,00
|
+4,92%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
103,90
|
+1,70
|
+1,66%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,39
|
-0,01
|
-0,08%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
127,70
|
-0,25
|
-0,20%
|
Bông
|
US cent/lb
|
73,50
|
+0,95
|
+1,31%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
336,20
|
-2,20
|
-0,65%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
171,70
|
+3,70
|
+2,20%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,26
|
0,00
|
-0,40%
|
Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF
Nguồn:Vinanet