Trên thị trường năng lượng, giá dầu diễn biến trái chiều khi các nhà giao dịch chờ cuộc họp của các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới về vấn đề cắt giảm sản lượng.
Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2020 tăng 14 US cent lên 56,1 USD/thùng; dầu Brent trên sàn London giao tháng 2/2020 giảm 10 US cent, xuống 60,82 USD/thùng.
Các nhà giao dịch và các nhà phân tích nhận định các nước sản xuất dầu có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng hiện nay hoặc cắt giảm thêm để hỗ trợ giá dầu. Cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 5/12, trong khi cuộc họp của nhóm OPEC+ sẽ diễn ra một ngày sau đó.
Về diễn biến đàm phán thương mại Mỹ - Trung, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2020. Điều này làm giảm kỳ vọng giải quyết tranh chấp thương mại, gây áp lực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng đi lên do chứng khoán Mỹ giảm điểm. Cuối phiên này, vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.478,38 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.481,8 USD/ounce - cao nhất kể từ ngày 7/11/2019; trong khi đó vàng kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 1% lên 1.484,4 USD/ounce.
Như vậy tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 15% bởi tranh chấp thuế quan kéo dài gây lo ngại suy thoái và khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải cắt giảm lãi suất.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ phiên này giảm mạnh khi các nhà đầu tư theo dõi những bất đồng mới nhất giữa Mỹ và các đối tác thương mại chính của nước này. Chỉ số Dow Jones giảm hơn 300 điểm trước khi thị trường vàng đóng cửa; chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm theo chỉ số Dow Jones. Khi thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, các nhà đầu tư thường tìm đến các tài sản an toàn như vàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo sẽ tái áp thuế lên nhôm vào thép nhập khẩu từ Brazil và Argentina, gây ra những lo ngại cả ở trong nước và nước ngoài. Việc Mỹ dọa áp thuế lên hàng hóa của Pháp để đáp trả thuế đánh vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ cũng khiến thị trường chứng khoán Mỹ chịu sức ép.
Giá vàng cũng nhận được sự hỗ trợ từ việc đồng USD yếu hơn. Chỉ số USD, do giá trị của đồng bạc xanh so với rổ các động tiền mạnh khác, giảm đáng kể trong phiên này, xuống khoảng 97,7. Khi đồng USD xuống giá, vàng được định giá theo đồng tiền này sẽ trở nên rẻ hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư mua bằng các đồng tiền khác hơn.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 3/2020 tăng 28,2 US cent, hay 1,66%, lên 17,248 USD/ounce; bạch kim giao tháng 1/2020 tăng 11,9 USD, hay 1,32%, lên 911,6 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá sắt thép biến động trái chiều. Trên sàn Đại Liên, quặng sắt tăng 1,7% lên 651,5 CNY (92,56 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng mạnh 2,2%, do dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc trong tuần tính đến ngày 29/11/2019 giảm tuần thứ 3 liên tiếp xuống 129,4 triệu tấn, thấp nhất kể từ cuối tháng 9/2019. Tuy nhiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Singapore giảm 0,4%; thép cây trên sàn Thượng Hải cũng giảm 0,2%, trong khi giá thép không gỉ tăng 0,3% và giá thép cuộn cán nóng tăng 0,1%.
Hãng Moody’s nhận định nhu cầu từ lĩnh vực bất động sản và sản xuất suy yếu sẽ hạn chế tăng trưởng nhu cầu thép Trung Quốc năm 2020.
Trong nhóm kim loại cơ bản, giá chì chạm mức thấp nhất 5 tháng do sản lượng tại Trung Quốc tăng và khả năng thị trường dư cung. Giá chì trên sàn London giảm 0,3% xuống 1.900 USD/tấn, trước đó đầu phiên có lúc chạm 1.890 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 9/7/2019; từ ngày 29/10/2019 đến nay, giá chì đã giảm hơn 15%. Dự báo nhà máy luyện kim Port Pirie, Nyrstar, Australia sẽ sớm khởi động lại sản xuất sau khi tạm dừng hoạt động vào tháng 5/2019 cũng góp phần khiến giá chì giảm vì khi đó nguồn cung sẽ tăng. Port Pirie sản xuất 160.000 tấn chì trong năm 2018. Trong khi, cầu chì toàn cầu ước đạt 13 triệu tấn trong năm nay – lần đầu tiên kể từ 2008, nhu cầu chì năm này không thay đổi so với năm trước. Hơn 85% nhu cầu chị được sử dụng để sản xuất ắc quy, hầu hết dành cho ngành công nghiệp ô tô.
Các nhà phân tích thuộc Citi dự kiến thị trường chì sẽ dư thừa 25.000 tấn trong năm nay và 106.000 tấn năm 2020.
Giá kẽm trên sàn London giảm 1,8% xuống 2.202 USD/tấn trong phiên vừa qua, sau khi có lúc chạm 2.201 USD/tấn, thấp nhất 3 tháng, do lo ngại nguồn cung gia tăng và nhu cầu từ các nhà máy thép suy yếu.
Trên thị trường nông sản, giá đường tăng lên mức cao nhất gần 9 tháng do hoạt động mua mạnh, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Giá cà phê Arabica cũng lên cao nhất 1 năm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 0,1 US cent tương đương 1,2% lên 12,9 US cent/lb, gần mức cao nhất 9 tháng (13,01 US cent/lb) của ngày thứ sáu (29/11/2019); đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 3,4 USD tương đương 1% lên 345,7 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 2,1 US cent, tương đương 1,7%, lên 1,234 USD/lb, trong phiên có lúc đạt 1,2445 USD/lb, cao nhất 1 năm do đồng real Brazil tăng mạnh. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 13 USD tương đương 0,9% lên 1.424 USD/tấn.
Giá đậu tương tại Mỹ tăng nhẹ, rời khỏi chuỗi giảm 8 phiên liên tiếp do giảm bớt lo ngại về các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi, giá lúa mì mềm đỏ, vụ đông tại Mỹ giảm 1,8%, mức giảm mạnh nhất 2 tháng do hoạt động bán ra chốt lời.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 3/4 US cent xuống 3,81-1/4 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 1/2 US cent lên 8,71 USD/bushel; trong khi đó lúa mì mềm, đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 10 US cent xuống 5,25-1/4 USD/bushel.
Giá cao su tại Tokyo giảm do thị trường lại dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Brazil và Argentina. Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 0,3 JPY xuống 189 JPY (1,74 USD)/kg. Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 75 CNY lên 12.745 CNY (1.810,65 USD)/tấn. Giá cao su TSR20 tăng 135 CNY lên 10.730 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
56,1
|
+0,14
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
61,82
|
-0,10
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
38.420,00
|
-180,00
|
-0,47%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,45
|
+0,01
|
+0,45%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
156,59
|
+0,30
|
+0,19%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
188,59
|
+0,60
|
+0,32%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
570,25
|
+0,25
|
+0,04%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
55.120,00
|
-100,00
|
-0,18%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.482,90
|
-1,50
|
-0,10%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.147,00
|
+28,00
|
+0,55%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,23
|
-0,02
|
-0,10%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,10
|
+0,40
|
+0,67%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
908,58
|
-1,20
|
-0,13%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.852,15
|
-5,68
|
-0,31%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
262,65
|
+0,35
|
+0,13%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.815,00
|
-68,00
|
-1,16%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.766,00
|
-24,00
|
-1,34%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.202,00
|
-41,00
|
-1,83%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.750,00
|
+260,00
|
+1,58%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
380,25
|
-1,00
|
-0,26%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
523,50
|
-1,75
|
-0,33%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
303,25
|
+1,75
|
+0,58%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,34
|
-0,14
|
-1,12%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
872,25
|
+1,25
|
+0,14%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
295,10
|
+0,40
|
+0,14%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,24
|
+0,05
|
+0,17%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
453,40
|
+0,50
|
+0,11%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.565,00
|
+21,00
|
+0,83%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
123,80
|
+1,80
|
+1,48%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,86
|
+0,11
|
+0,86%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
96,65
|
+0,20
|
+0,21%
|
Bông
|
US cent/lb
|
64,05
|
-0,75
|
-1,16%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
397,80
|
-11,20
|
-2,74%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
187,90
|
-1,10
|
-0,58%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,39
|
-0,02
|
-1,70%
|
Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg