menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 4/6/2019: Giá vàng, đường và cà phê tăng, dầu giảm

14:11 04/06/2019

Vinanet -Phiên 3/6/2019 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 4/6/2019 giờ VN), giá dầu giảm trong khi vàng và cà phê tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp thương mại khiến thị trường gia tăng lo ngại nhu cầu dầu thô toàn cầu chững lại.
Kết thúc phiên giao dịch, Brent Biển Bắc giảm 71 UScent (1,2%) xuống 61,28 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) hạ 25 US cent (0,5%) xuống 53,25 USD/thùng.
Mexico mới đây cho biết nước này sẽ từ chối đề xuất của Mỹ về việc quản lý những người tị nạn đến từ Trung Mỹ, nếu vấn đề này được nêu ra trong cuộc đàm phán với Chính quyền của Tổng thống Donald Trump trong tuần này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đã đe dọa sẽ áp mức thuế 5% đối với toàn bộ hàng hóa của Mexico. Mức thuế này dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/6 tới và sẽ dần tăng hàng tháng cho tới khi vấn đề nhập cư bất hợp pháp được giải quyết. Khả năng Mexico bị áp thuế đã tác động mạnh lên giá dầu.
Tuy nhiên, Saudi Arabia cho hay Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, sẽ tiếp tục phối hợp để ổn định thị trường dầu mỏ trong nửa cuối năm 2019, qua đó giúp hạn chế phần nào đà giảm của giá dầu.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp thuộc công ty môi giới OANDA tại New York, cho biết giá dầu thô đã giảm hơn 10% trong tháng trước xuống dưới 65 USD/thùng, do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang đã tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Một nguồn tin trong ngành dầu mỏ cho hay Saudi Arabia đã bơm 9,65 triệu thùng dầu/ngày trong tháng Năm, giảm mạnh so với mục tiêu sản lượng ở mức 10,3 triệu thùng/ngày, mà đã được thống nhất theo thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu của OPEC+.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục 3 tháng do đồn đoán về khả năng hạ lãi suất ở Mỹ khiến đồng USD đi xuống giữa bối cảnh những lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và đe dọa áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico của Washington sẽ làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.323,62 USD/ounce, đầu phiên có lúc tăng 1,6% lên mức cao nhất kể từ ngày 28/2 là 1.325,72 USD/ounce; vàng giao sau tăng 1,28% lên 1.327,90 USD/ounce.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này tiếp tục “đụng độ” tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore hôm 2/6/2019. Trong khi đó, về phía Mexico, Ngoại trưởng Marcelo Ebrard nói rằng nếu Washington áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Mexico, điều đó có thể phản tác dụng trong việc ngăn chặn những dòng người nhập cư qua biên giới phía Nam của Mỹ. Theo ông Ebrard, mức áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa Mexico có thể gây tác động tiêu cực, trong khi không thể ngăn chặn làn sóng người di cư Trung Mỹ tràn qua biên giới Mexico vào Mỹ.
Thêm vào đó, hoạt động chế tạo của các nhà máy đã sụt giảm ở hầu hết các nước ở khu vực châu Á và châu Âu trong tháng Năm, do lo ngại nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra, kết quả khảo sát công bố ngày 3/6/2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ cũng đã chậm lại trong tháng Năm, xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm rưỡi qua.
Theo Bart Melek, chiến lược gia về hàng hóa thuộc TD Securities tại Toronto, đồn đoán về khả năng hạ lãi suất ở Mỹ, đồng USD xuống giá và tình hình bất ổn trên thị trường chứng khoán là những yếu tố đưa các nhà đầu tư tìm đến vàng nói riêng và kim loại quý nói chung.
Trong số những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,5% lên 14,79 USD/ounce; kim loại quý này đã chạm mức cao của hai tuần là 14,80 USD/ounce trong phiên trước đó. Giá bạch kim giao ngay tăng hơn 4% lên 824,75 USD/ounce, mức cao nhất trong hai tuần. Trong khi đó, giá palađi giảm 0,3% xuống 1.321,51 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng trong phiên vừa qua do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang gây lo ngại hoạt động sản xuất vốn đã có dấu hiệu trì trệ sẽ càng xấu đi, khiến cho nhu cầu các kim loại công nghiệp giảm theo.
Đối với hợp đồng tham chiếu trên sàn London (kỳ hạn giao sau 3 tháng), giá lúc đầu phiên chỉ 5.801 USD/tấn, thấp nhất kể từ 4/1/2019. Tuy nhiên, về cuối phiên giá hồi phục nhẹ lên 5.842 USD/tấn, tức là tăng 0,2% so với phiên giao dịch trước khi các quỹ hàng hóa tranh thủ cơ hội giá hời để mua vào. Trên sàn Thượng Hải, giá đồng cũng giảm xuống mức thấp nhất 2 năm là 46.050 CNY/tấn.
Giá thép và các nguyên liệu sản xuất thép đồng loạt giảm trong phiên vừa qua do nguy cơ nhu cầu sẽ sụt giảm trong tương lai gần. Trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 có lúc giảm mạnh 1,9% xuống 3.699 CNY (535,71 USD)/tấn, thấp nhất kể từ 16/5/2019 và chốt phiên ở mức giảm 1,6% xuống 3.707 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng có lúc cũng giảm 1,8% xuống 3.569 CNY/tấn, thấp nhất kể từ 4/4/2019, trước khi hồi phục phần nào còn giảm 1,5% chốt ở 3.577 CNY/tấn.
Đối với nguyên liệu thép, giá quặng sắt giảm 7,6% xuống 774,5 CNY/tấn mặc dù mới hôm 28/5/2019 đạt mức cao kỷ lục. Giá than cốc tại Đại Liên giảm 3,9% xuống 2.098,5 CNY/tấn vào cuối phiên, trước đó lúc đầu phiên giảm 4,4% còn 2.086,5 CNY/tấn, thấp nhất kể từ 15/5/2019; than cốc giảm 2,1% xuống 1.369 CNY/tấn.
Kết quả khảo sát chính thức cho thấy, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc tháng 5/2019 đã giảm nhiều hơn dự kiến, gây sức ép buộc Bắc Kinh phải tung ra nhiều kích thích hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế đang sa sút do cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hoạt động xây dựng tại Trung Quốc cũng đang chậm lại, càng khiến nhu cầu thép giảm.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê biến động khá mạnh trong phiên vừa qua. Đầu phiên, arabica có lúc đạt mức cao nhất 4 tháng (1,0565 USD/lb đối với phiên hợp đồng giao tháng 7/2019) do lo ngại thời tiết mưa nhiều ở một số nơi của Brazil có thể ảnh hưởng tới sản lượng. Tuy nhiên, sau đó giá đã có sự điều chỉnh, và kết thúc ở mức giảm 0,85 UScent tương đương 0,8% so với phiên trước, chốt ở 1,0375 USD/lb. Tuần qua, hợp đồng này đã tăng mạnh 12% do lo ngại về thời tiết ở Brazil giữa lúc đồng real hồi phục so với USD.
Robusta trong phiên vừa qua tiếp tục tăng, hợp đồng giao tháng 7/2019 tăng 2 USD tương đương 0,1% lên 1.480 USD/tấn.
Giá đường tăng trong phiên vừa qua, với đường thô giao tháng 7/2019 trên sàn New York tăng 0,09 UScent tương đương 0,7% lên 12,19 UScent/lb, sau khi có lúc chạm mức cao nhất 1 tháng là 12,22 UScent; đường trắng giao tháng 8/2019 tăng 20 UScent tương đương 0,1% lên 330,8 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần do lo ngại căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc và Mexico leo thang sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu cao su toàn cầu.
Kết thúc phiên, hợp đồng giao tháng 11/2019 trên sàn Tokyo giảm 2 JPY tương đương 1% xuống 192,2 JPY (1,78 USD)/kg, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ 24/5/2019 là 190 JPY lúc đầu phiên.
Hợp đồng giao tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải – được giao dịch nhiều nhất – cũng giảm 280 CNY xuống 11.900 CNY (1.723 USD)/tấn).
Giữa bối cảnh này, Thái Lan đã đề nghị các nhà xuất khẩu cắt giảm xuất khẩu cao su từ ngày 20/5/2019 và không trì hoãn thỏa việc thực hiện thuận với các nước sản xuất khác trong khu vực nữa.

Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,15

-0,10

-0,19%

Dầu Brent

USD/thùng

61,28

-0,71

-1,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.260,00

-310,00

-0,80%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,42

+0,01

+0,50%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

173,58

-0,55

-0,32%

Dầu đốt

US cent/gallon

180,45

-0,20

-0,11%

Dầu khí

USD/tấn

561,75

-15,75

-2,73%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.270,00

-500,00

-0,90%

Vàng New York

USD/ounce

1.329,80

+1,90

+0,14%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.596,00

+38,00

+0,83%

Bạc New York

USD/ounce

14,78

+0,04

+0,24%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,50

+0,40

+0,78%

Bạch kim

USD/ounce

823,99

+1,36

+0,17%

Palađi

USD/ounce

1.331,11

-0,31

-0,02%

Đồng New York

US cent/lb

265,60

+0,60

+0,23%

Đồng LME

USD/tấn

5.842,00

+12,00

+0,21%

Nhôm LME

USD/tấn

1.777,00

-17,50

-0,98%

Kẽm LME

USD/tấn

2.468,00

-56,00

-2,22%

Thiếc LME

USD/tấn

19.150,00

+435,00

+2,32%

Ngô

US cent/bushel

424,25

-2,75

-0,64%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

519,75

+16,75

+3,33%

Lúa mạch

US cent/bushel

305,25

-9,25

-2,94%

Gạo thô

USD/cwt

11,70

+0,24

+2,10%

Đậu tương

US cent/bushel

879,00

+1,25

+0,14%

Khô đậu tương

USD/tấn

320,50

-0,80

-0,25%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,34

-0,25

-0,91%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

455,30

-4,20

-0,91%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.351,00

-49,00

-2,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

103,75

-0,85

-0,81%

Đường thô

US cent/lb

12,19

+0,09

+0,74%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

110,90

+2,50

+2,31%

Bông

US cent/lb

69,42

+1,34

+1,97%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

301,80

-3,70

-1,21%

Cao su TOCOM

JPY/kg

192,90

+0,70

+0,36%

Ethanol CME

USD/gallon

1,51

-0,01

-0,40%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

Nguồn:Vinanet