Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm giảm do các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu sẽ yếu đi. Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 3/2019 đã giảm 0,9 USD xuống 53,66 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 4/2019 cũng giảm 0,53 USD xuống 61,98 USD/thùng
Dữ liệu từ các nhà máy của Mỹ vừa công bố cho thấy nhu cầu về máy móc và thiết bị điện giảm mạnh. Thị trường lo ngại rằng nhu cầu dầu sẽ giảm trong tương lai gần, góp phần làm gia tăng tình trạng cung vượt cầu.
Viện Dầu khí Mỹ cho biết, lượng dự trữ dầu của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 1/2 đã lên tới 2,514 triệu thùng, tăng mạnh so với mức 2,098 triệu thùng trong tuần trước kết thúc vào ngày 25/1.
Giá dầu thô trên toàn cầu trung bình sẽ ở mức bình quân 61 USD/thùng trong năm 2019 và 65 USD/thùng vào năm 2020, theo báo cáo Triển vọng năng lượng trong ngắn hạn của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Giới thương gia cũng dự đoán giá dầu sẽ giảm xuống, do nguồn cung dồi dào từ Mỹ, trong khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại sẽ làm nhu cầu sụt giảm.
Giá dầu thô trên toàn cầu trung bình sẽ ở mức bình quân 61 USD/thùng trong năm 2019 và 65 USD/thùng vào năm 2020, theo báo cáo Triển vọng năng lượng trong ngắn hạn của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Dự báo trên thấp hơn khoảng 11 USD/thùng so với con số dự đoán mà EIA đưa ra hai tháng trước đó. Giới thương gia đã dự đoán giá dầu sẽ giảm xuống, do nguồn cung dồi dào từ Mỹ, trong khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại sẽ làm nhu cầu sụt giảm. Bên cạnh đó, Saudi Arabia và Nga cũng đã ghi nhận các mức sản lượng cao kỷ lục.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các lệnh trừng phạt mới đây của Mỹ đối với Venezuela đã làm thị trường hướng sự chú ý đến khả năng nguồn cung dần thắt chặt trên toàn cầu. Những lệnh trừng phạt đó sẽ hạn chế đáng kể hoạt động giao dịch dầu mỏ giữa Venezuela với các nước khác.
Trong khi kết quả khảo sát của hãng tin Reuter cho thấy nguồn cung dầu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng Một vừa qua đã giảm mạnh nhất trong hai năm. Trong lúc Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Nga cũng đang tuân thủ cam kết giảm dần sản lượng dầu của nước này và đã giảm đi 47.000 thùng/ngày trong tháng Một so với tháng 10/2018.
Mới đây, trước những dự đoán về khả năng nguồn cung thắt chặt do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và cam kế cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước, trong phiên giao dịch ngày 5/2, vào lúc 9 giờ 23 phút theo giờ Việt Nam, cả giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ và giá dầu Brent Biển Bắc đều tăng 0,21 USD, hay 0,4% và được giao dịch ở các mức lần lượt là 54,77 USD/thùng và 62,72 USD/thùng. – TTXVN
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do thị trường lo ngại những bất ổn xung quanh quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Giá vàng giao ngay cuối phiên tăng 0,2% lên 1.314,66 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 29/1 (1.308,20 USD/ounce) trước đó; vàng giao sau ổn định ở mức 1.319,20 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, triển vọng chung cho thị trường vàng vẫn rất tích cực trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết và những vấn đề bất ổn chính trị đang diễn ra trên toàn cầu.
Washington và Bắc Kinh đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3 - thời hạn chót "đình chiến thương mại" mà lãnh đạo hai nước đề ra để giới chức hai nước đạt được giải pháp chấm dứt tranh chấp thương mại. Mỹ đe dọa tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD nếu không đạt được thỏa thuận thương mại trước thời điểm nói trên.
Trung tâm Heraeus Precious Metal dự báo giá vàng sẽ dao động trong biên độ 1.225 - 1.450 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá kẽm giảm do các nhà đầu tư chốt lời sau khi đặt cược kim loại này lên mức cao nhất 4 tháng trong phiên trước do lo ngại về công ty khai thác Vale của Brazil có thể bị buộc phải cắt giảm nguồn cung.
Giá nickel đã tăng 5% trong ngày 4/2/2019 sau khi tòa án Brazil yêu cầu công ty Vale dừng sử dụng 8 đập chất thải sau một thảm họa trong tháng trước. Các đơn hàng bị thiệt hại khoảng 9% sản lượng quặng sắt của Vale, nhưng các nhà phân tích cho biết sản lượng nickel của công ty sẽ không bị ảnh hưởng.
Giá nickel trên sàn giao dịch London (LME) đóng cửa giảm 1,7% xuống 12.265 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 3/2019 giảm 0,75 US cent tương đương 0,7% xuống 1,0485 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn giảm 21 USD tương đương 1,4% xuống 1.535 USD/tấn.
Sản lượng arabica của Colombia năm 2019 dự báo sẽ hồi phục nhờ thời tiết thuận lợi.
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 đóng cửa phiên 5/2/2019 giảm 0,03 US cent hay 0,2% xuống 12,82 US cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 1,9 USD hay 0,6% lên 341,9 USD/tấn.
Thị trường vẫn trong phạm vi giao dịch gần đây bất chấp khả năng xuất khẩu từ Ấn Độ.
Nhà phân tích Tobin Gorey thuộc ngân hàng Commonwealth, Australia cho biết "thị trường dường như loại bỏ được dư thừa vào quý 1/2019".
Giá đậu tương Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA khẳng định Trung Quốc mua một lượng lớn đậu tương.
USDA đã báo cáo gần 3 triệu tấn đậu tương của Mỹ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc sau khi các cuộc đàm phán cấp cao trong tuần trước giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc với lời hứa Bắc Kinh sẽ mua 5 triệu tấn đậu tương của Mỹ.
Giá đậu tương kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago tăng 1-3/4 US cent lên 9,20-1/4 USD/bushel.
Giá cao su tại Tokyo giảm trong phiên giao dịch trầm lắng sau khi tăng trong đầu phiên, do chỉ số Nikkei đảo chiều.
Giao dịch là trầm lắng do các thị trường tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Indonesia đóng cửa nghỉ Tết.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm khi kết thúc phiên, mất chuỗi tăng 3 ngày khi thị trường nhận được tin tức lợi nhuận của các tập đoàn.
Hợp đồng cao su TOCOM giao tháng 7/2019 đóng cửa giảm 3,6 JPY hay 2% xuống 179,1 JPY/kg, giảm từ mức cao nhất trong 1,5 tháng đã đạt trong phiên trước đó.
Nguồn: VITC/Reuters, CafeF
Nguồn:Vinanet