Năng lượng: Giá dầu tăng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2019, giá dầu giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chuyển hướng leo thang trong khi số liệu mới công bố cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ trong tháng 9/2019 đạt mức cao kỷ lục mới là 12,46 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phiên này, dầu Brent Biển Bắc giảm 1,44 USD xuống 62,43 USD/thùng, tính chung cả tuần, giá giảm 1,5%. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cùng phiên cũng giảm 2,94 USD xuống 55,17 USD/thùng và ghi nhận mức giảm 4,1% trong cả tuần, sau khi trải qua chuỗi ba tuần tăng giá liên tiếp.
Tuy nhiên, tính trong tháng 11/2019, dầu Brent tăng khoảng 6% - mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 4/2019; dầu WTI cũng tăng khoảng 2,3% - nhiều nhất kể từ tháng 6/2019.
Cả hai loại dầu chủ chốt trên đều tăng trong tháng 11 một phần do kỳ vọng về việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” vào cuối năm nay. Nếu thành hiện thực, thỏa thuận này có thể làm nhẹ bớt những nghi ngờ về nhu cầu dầu thô trong tương lai, cùng với đó là cải thiện “sức khỏe” của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, niềm hy vọng này đã mờ dần sau khi Trung Quốc ngày 28/11 cảnh báo Mỹ rằng họ sẽ có "các biện pháp đối phó cứng rắn" để đáp trả dự luật về Hong Kong (Trung Quốc) mà Mỹ mới chính thức thông qua.
Một yếu tố khác cũng nâng đỡ giá dầu thế giới trong tháng này là việc OPEC và các đồng minh bao gồm Nga (OPEC+) dự kiến sẽ kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 1,2 triệu thùng/ngày hiện thời cho đến giữa năm 2020, thay vì kết thúc vào tháng Ba năm sau như thỏa thuận trước đó.
Thị trường kỳ vọng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng các nhà sản xuất ngoài khối sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tại cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 5-6/12 tới.
Theo giới quan sát, Nga đang ủng hộ nỗ lực bình ổn giá dầu của Saudi Arabia trong bối cảnh tập đoàn dầu khí Aramco của quốc gia Vùng Vịnh này sắp sửa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc OPEC+ nhóm họp vào tuần tới cũng trùng thời gian công bố mức định giá cuối cùng cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Aramco.
Song các nhà đầu tư cũng theo dõi xem liệu nhóm sản xuất có đồng ý cắt giảm sâu hơn hay không. Theo ông Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates, dù nhiều người đang kỳ vọng OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn, ông không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Thậm chí ông cảnh báo nếu kế hoạch cắt giảm không như mong đợi hoặc chỉ kéo dài thêm một vài tháng nữa, thị trường sẽ xảy ra tình trạng bán tháo.
Ngoài ra, các công ty dầu khí của Nga mới đây đã đề xuất giữ nguyên hạn ngạch sản lượng của họ, qua đó gây thêm áp lực về việc tránh bất kỳ sự thay đổi lớn nào tại cuộc họp tuần tới cho OPEC+ .
Một cuộc thăm dò ý kiến của 42 nhà kinh tế và phân tích của Reuters dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ vào khoảng 62,50 USD/thùng vào năm tới, ít thay đổi so với triển vọng 62,38 USD/thùng đưa ra hồi tháng trước.
Kim loại quý: Giá vàng giảm mạnh
Giá vàng thế giới đã tăng trong phiên cuối tháng, mặc dù vậy vẫn giảm trong tháng 11/2019.
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2019, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.463,59 USD/ounce; song tính từ đầu tháng tới nay, giá vàng đã giảm khoảng 3,3%.
Vàng kỳ hạn tháng 1/2020 trong cùng phiên giao dịch tăng 0,6% lên 1.470,2 USD/ounce.
Giá vàng đã dao động trong phạm vi từ 1.450 – 1.485 USD/ounce trong hầu hết tháng 11, sau khi các nhà đầu tư giảm lon gại về khả năng suy thoái kinh tế của Mỹ và các chỉ số chứng khoán lớn đều đạt những kỷ lục mới nhờ sự lạc quan về triển vọng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Sự tin tưởng này cũng đã làm giảm nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng thỏi.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc cảnh báo vào ngày thứ Năm (28/11) rằng họ sẽ có "các biện pháp đối phó cứng rắn" để đáp trả việc Mỹ đưa ra luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong đã khiến lòng tin này phần nào “nguội” bớt.
Ông Phillip Streible, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại công ty môi giới đầu tư RJO Futures, nói rằng việc Mỹ thông qua dự luật là một bước lùi nữa trên con đường tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Điều này thực sự khiến chứng khoán phiên 29/11 đi xuống và giá vàng đi lên.
Dù ghi nhận một tháng giao dịch nhiều biến động, giá vàng vẫn đang trên đà kết thúc năm 2019 với mức tăng tính tới hiện tại là 13,5%, cao nhất kể từ 2010 tới nay. Những yếu tố chính hỗ trợ giá vàng trong năm nay là các diễn biến bất ổn xung quanh cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh những nỗi lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế của Mỹ.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các số liệu của Mỹ để tìm thêm những dấu hiệu về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định về các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Streible cho biết việc thị trường giảm bớt kỳ vọng về khả năng Fed cắt giảm lãi suất sâu hơn nữa đã tác động đến giá vàng giao ngay. Chuyên gia này nói thêm rằng giá vàng tôi có thể giảm xuống còn 1.425 USD/ounce vào cuối năm nay.
Còn theo ông Kathryn Kaminski, chiến lược gia nghiên cứu và quản lý danh mục đầu tư của AlphaSimplex, từ nay tới tới cuối năm, các yếu tố chính cần theo dõi sẽ là lãi suất của Fed sẽ thay đổi như thế nào, cách thức các căng thẳng thương mại được giải quyết và cuối cùng là diễn biến của đồng USD.
Theo ông Kaminski, ba yếu tố trên đều đang có ảnh hưởng tới thị trường. Và nếu bất kỳ yếu tố nào trở thành yếu tố chủ chốt chi phối thị trường, giá vàng có thể biến động mạnh theo cả hướng tăng lẫn giảm.
Kim loại công nghiệp: Giá nickel giảm mạnh, sắt thép tăng
Phiên cuối cùng của tháng 11, giá nickel chạm mức thấp nhất trong hơn 4 tháng và có tháng giảm mạnh nhất trong 8 năm do sản lượng thép từ nước sản xuất hàng đầu – Trung Quốc – giảm và tác động từ lệnh cấm xuất khẩu quặng của Indonesia suy giảm.
Giá nickel trên sàn London giảm 2,4% xuống 13.670 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 16/7/2019. Tính chung cả tháng, giá nickel giảm gần 18%, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Giá nickel chịu áp lực giảm bởi lo ngại nhu cầu từ các nhà máy thép không gỉ, chủ yếu tại Trung Quốc – chiếm 2/3 lượng tiêu thụ toàn cầu, ước đạt khoảng 2,4 triệu tấn trong năm nay.
Tuy nhiên, giá nickel tăng mạnh nhất trong 5 năm trong tháng 9/2019, sau khi nước sản xuất nickel hàng đầu – Indonesia – đưa ra lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tăng liên tiếp 2 phiên cuối tháng do dự trữ giảm cho thấy triển vọng nhu cầu tăng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,9% lên 3.620 CNY/tấn. Tính chung cả tuần giảm 1%. Thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 3.556 CNY/tấn. Trong khi, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 1,2% xuống 14.005 CNY/tấn.
Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc giảm tuần thứ 8 liên tiếp trong tuần kết thúc ngày 28/11/2019, giảm 220.000 tấn so với tuần trước đó xuống 7,56 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Đồng thời, dự trữ thép cây giảm xuống 2,83 triệu tấn so với 2,87 triệu tấn tuần trước đó và dự trữ thép cuộn cán nóng giảm 0,6% xuống 1,8 triệu tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 646 CNY/tấn, song tính chung cả tuần giảm 0,7% sau khi tăng 2 tuần liên tiếp.
Nông sản: Giá biến động
Phiên cuối tháng, giá đường đạt mức cao nhất 9 tháng do hoạt động đẩy mạnh mua vào, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,15 US cent tương đương 1,2% lên 12,94 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,01 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 2/2019. Tính chung cả tuần tăng 0,8%. Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 1,7 USD tương đương 0,5% lên 344,9 USD/tấn. Tính chung cả tuần giá đường trắng tăng 1,7%.
Đồng thời, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,6 US cent tương đương 0,5% lên 1,1905 USD/lb. Giá cà phê Arabica được hỗ trợ trong mấy tuần gần đây bởi điều kiện thời tiết khô hơn bình thường và dự trữ tại ICE giảm xuống mức thấp nhất 1,5 năm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,7% lên 1.406 USD/tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 7/2019. Tính chung cả tuần tăng 0,3%.
Giá lúa mì tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 6 tháng do các mối đe dọa đối với sản lượng toàn cầu và hoạt động đẩy mạnh mua vào sau kỳ nghỉ lễ.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2,9% lên 5,41-3/4 USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 2,08% lên 3,81-1/4 USD/bushel. Trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,62% xuống 8,76-3/4 USD/bushel, thấp nhất 11 tuần, khi thị trường dõi theo các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và các thương nhân ít lạc quan về sự gia tăng doanh số xuất khẩu đậu tương gần đây giữa 2 nước.
Giá dầu cọ tại Malaysia đảo chiều tăng lên mức cao nhất hơn 2 năm sau khi giảm trong đầu phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi các loại dầu thực vật khác tăng mạnh và Indonesia quyết định cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,8% lên 2.744 ringgit (658,03 USD)/tấn, sau khi giảm 0,2% trong đầu phiên giao dịch, trong phiên có lúc đạt 2.782 ringgit/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/11/2017.
Anilkumar Bagani, nhà nghiên cứu đứng đầu Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai cho biết: "Chính phủ Indonesia tuyên bố mục tiêu sẽ cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, bằng cách thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu sinh học khiến giá tăng cao".
Giá cao su tại Tokyo giảm theo xu hướng thị trường Thượng Hải do các yếu tố cơ bản duy trì yếu. Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1,3 JPY (0,012 USD) xuống 187 JPY/kg. Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 120 CNY (17,05 USD) xuống 12.380 CNY/tấn. Giá cao su TSR20 giảm 150 CNY xuống 10.555 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 23/11
|
Giá 30/11
|
30/11 so với 29/11
|
30/11 so với 29/11 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
57,77
|
55,17
|
-2,94
|
-5,06%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
63,39
|
60,49
|
-2,78
|
-4,39%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
39.570,00
|
38.900,00
|
-1.450,00
|
-3,59%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,67
|
2,28
|
-0,22
|
-8,80%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
167,43
|
159,10
|
-8,55
|
-5,10%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
192,94
|
187,85
|
-6,68
|
-3,43%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
581,75
|
572,00
|
-14,25
|
-2,43%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
56.450,00
|
55.220,00
|
-1.330,00
|
-2,35%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.470,50
|
1.472,70
|
+11,90
|
+0,81%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.103,00
|
5.142,00
|
+15,00
|
+0,29%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,15
|
17,11
|
+0,05
|
+0,30%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
59,20
|
60,10
|
+0,30
|
+0,50%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
891,64
|
896,09
|
+3,16
|
+0,35%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.777,01
|
1.841,67
|
+3,82
|
+0,21%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
265,90
|
266,15
|
-3,45
|
-1,28%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.855,00
|
5.864,00
|
-28,00
|
-0,48%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.739,00
|
1.770,00
|
+18,00
|
+1,03%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.305,00
|
2.273,50
|
-4,50
|
-0,20%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.350,00
|
16.495,00
|
+75,00
|
+0,46%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
378,50
|
381,25
|
+8,00
|
+2,14%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
518,75
|
541,75
|
+15,00
|
+2,85%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
317,50
|
309,75
|
-6,75
|
-2,13%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,18
|
12,49
|
+0,10
|
+0,77%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
897,00
|
876,75
|
-5,25
|
-0,60%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
301,20
|
293,10
|
-3,10
|
-1,05%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,06
|
30,58
|
+0,08
|
+0,26%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
464,30
|
456,60
|
-1,30
|
-0,28%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.617,00
|
2.568,00
|
-29,00
|
-1,12%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
115,65
|
119,05
|
+0,60
|
+0,51%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,83
|
12,94
|
+0,15
|
+1,17%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
98,15
|
98,60
|
-1,20
|
-1,20%
|
Bông
|
US cent/lb
|
64,85
|
65,36
|
-0,45
|
-0,68%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
410,40
|
416,60
|
+0,50
|
+0,12%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
187,90
|
186,70
|
-0,30
|
-0,16%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,41
|
1,41
|
+0,04
|
+3,07%
|
Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg