Năng lượng: Giá dầu tăng nhiều tuần liên tiếp
Bất chấp hai phiên đi xuống trong tuần, giá dầu thế giới vẫn chứng kiến một tuần khởi sắc, do khả năng nguồn cung thu hẹp bởi chiến sự tại Libya, OPEC+ cắt giảm sản lượng và Mỹ trừng phạt Iran và Venezuela. Chỉ số đồng USD trượt xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần so với đồng euro cũng giúp cho các mặt hàng định giá bằng đồng USD như dầu mỏ trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, số liệu khả quan về kinh tế Trung Quốc cũng giúp xoa dịu lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ giảm sút.
Phiên cuối tuần, giá dầu dầu Brent tăng 1,02% lên 71,55 USD/thùng; còn giá dầu Tây Texas (WTI) tăng 0,5% lên 63,89 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và dầu WTI đều tăng khoảng 1%, với giá dầu Brent ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp và dầu WTI tăng trong tuần thứ sáu liên tiếp.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tuần trước cho biết, lượng xăng dự trữ của Mỹ đã giảm 7,7 triệu thùng, gấp hơn ba lần mức giảm 2 triệu thùng mà các nhà phân tích dự đoán, và đây là mức giảm lớn nhất nhất kể từ tháng 9/2017. Trong khi đó, dự trữ dầu thô tăng 7 triệu thùng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2017. Thị trường đang tập trung chú ý vào mặt hàng xăng bởi mùa Hè là thời điểm nhu cầu đi lại tăng mạnh.
Thống kê cho thấy giá dầu giá dầu đã tăng hơn 30% trong năm nay, nhờ chương trình cắt giảm nguồn cung của OPEC+, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran và Venezuela cùng với tình hình xung đột tại Libya. RBC Capital Markets dự báo bất ổn địa chính trị có thể đẩy giá dầu lên 80 USD/thùng và thậm chí vượt ngưỡng này trong mùa Hè năm nay.
Mới đây, EIA cũng đã điều chỉnh nâng mức dự báo giá dầu thô trong năm 2019. Theo báo cáo của EIA, giá dầu Brent Biển Bắc giao ngay sẽ ở mức trung bình 65 USD/thùng trong năm nay và 62 USD/thùng năm 2020.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) được dự báo sẽ thấp hơn giá dầu Brent khoảng 8 USD trong nửa đầu năm nay, trước khi mức chênh lệch này dần thu hẹp về 4 USD vào cuối năm 2019 và cả năm 2020.
Trước đó, ngân hàng Goldman Sachs cũng đã nâng mức dự báo giá dầu thô trong năm nay, theo đó giá dầu Brent Biển Bắc dự kiến sẽ ở mức trung bình 66 USD/thùng trong năm 2019, so với ước tính trước đó là 62,50 USD/thùng. Còn giá dầu thô Mỹ ước tăng từ 55,50 USD/thùng trong dự báo trước đó lên 59,50 USD/thùng.
Tuy nhiên, OPEC có khả năng sẽ nâng sản lượng dầu từ tháng Bảy tới nếu nguồn cung của Venezuela và Iran tiếp tục bị thắt chặt bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Sản lượng dầu của Venezuela trong tháng trước đã giảm xuống mức thấp dưới 1 triệu thùng/ngày, do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngoài ra, báo cáo về dự trữ dầu thô gia tăng của Mỹ cũng tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng. Báo cáo của EIA cho hay dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước (kết thúc ngày 5/4) đã tăng thêm 7 triệu thùng lên 456,6 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2017. Cũng theo EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn giữ ở mức kỷ lục là 12,2 triệu thùng/ngày, đưa Mỹ vượt qua Nga và Saudi Arabia trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Giá vàng liên tục đi lên trong ba phiên đầu tuần này và xác lập những mức kỷ lục dosự suy yếu của đồng USD, thị trường chứng khoán, mối lo về triển vọng kinh tế toàn cầu và hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã quay đầu giảm trong hai phiên cuối tuần, chủ yếu do hoạt động bán chốt lời của giới đầu tư.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.290,71 USD/ounce, trong khi giá vàng giao sau nhích nhẹ lên 1.295,2 USD/ ounce. Các nhà giao dịch cho biết việc chỉ số đồng USD giảm 0,2% so với rổ tiền tệ và tính chung cả tuần đã tuần giảm đầu tiên trong bốn tuần, giúp kiềm giữ đà giảm của giá vàng.
Các ngân hàng trung ương tăng cường mua vào vàng đã "tiếp sức" cho giá kim loại quý này. Trung Quốc, nước thu mua vàng lớn nhất thế giới, trong tháng Ba đã tăng dự trữ vàng trong tháng thứ tư liên tiếp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng lượng vàng nắm giữ.
Các nhà phân tích của Capital Economics cho rằng giá của các tài sản an toàn như vàng sẽ sớm được đẩy lên, giữa bối cảnh nhu cầu đầu tư vào vàng vẫn mạnh, theo đó, giá vàng có thể phục hồi lên 1.400 USD/ounce vào cuối năm 2019.
IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 từ 3,5% xuống 3,3%, đồng thời cảnh báo đà tăng trưởng có thể tiếp tục giảm nếu căng thẳng thương mại kéo dài và nếu nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào.
Về những kim loại quý khác, trong phiên cuối tuần, giá bạc giảm 0,1% xuống 14,94 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm tuần thứ 3 liên tiếp, bạch kim tăng 0,1% lên 888,11 USD/ounce và tăng tuần thứ 4 liên tiếp, trong khi palađi tăng 0,6% lên 1.373,02 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 0,3%.
Kim loại công nghiệp: Đồng loạt tăng
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuần do USD yếu đi và thông tin các khoản cho vay mới ở Trung Quốc tăng lên làm dấy lên hy vọng nhu cầu kim loại này sẽ mạnh trong quý 2/2019.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,2%, xuống 6.484 USD/tấn. Kể từ giữa tháng 2/2019 tới nay, kim loại này giao dịch trong khoảng giá từ 6.350 đến 6.550 USD/tấn. Nhà phân tích Oliver Nugent của City dự đoán "Giá đồng sẽ tăng lên 6.700 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới".
Theo thông tin mới nhân, trong tháng 3 vừa qua, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay mới lượng tiền nhiều hơn dự kiến để hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn và kích thích nền kinh tế đang giảm tốc. Cụ thể, các ngân hàng đã xuất 1,69 nghìn tỷ CNY (251,6 tỷ USD) cho các khoản vay mới trong tháng 3/2019, vượt xa mức dự đoán là khoảng 1,2 nghìn tỷ CNY.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần đã tăng tuần thứ 3 liên tiếp, trong khi quặng sắt giao ngay tiếp tục duy trì mức giá cao nhất gần 5 năm trong bối cảnh nhu cầu tăng từ các hãng sản xuất thép Trung Quốc và nguồn cung sụt giảm từ các nhà sản xuất nước ngoài.
Quặng sắt giao tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% vào cuối phiên vừa qua, lên 653,5 CNY (97,3 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 3,7%. Quặng 62% giao ngay trong phiên 11/4/2019 đạt 94,50 USD/tấn. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã tăng 49% trong năm nay, chủ yếu do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Australia.
Nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc đã tăng lên 86,42 triệu tấn trong tháng 3/2019, sau khi ở mức thấp nhất 10 tháng trong tháng 2/2019. Trong quý 1/2019, Trung Quốc đã mua 261 triệu tấn quặng sắt, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Westpac Banking Corp dự báo thị trường quặng sắt thế giới năm nay sẽ thiếu hụt khoảng 34 triệu tấn, và giá loại quặng 62% giao ngay vào cuối tháng 6 tới chắc chắn sẽ ở mức 87 USD/tấn, trung bình năm 2019 sẽ là 77 USD/tấn (đều tăng so với những dự đoán trước đây, lần lượt là 85 và 75 USD/tấn).
Giá thép tại Trung Quốc tăng theo xu hướng giá quặng sắt. Thép cây dùng trong xây dựng trên sàn giao dịch Thượng Hải kết thúc phiên cuối tuần tăng 0,6% lên 3.794 CNY/tấn, tính chung cả tuần tăng 6% - nhiều nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2018. Thép cuộn cán nóng dùng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng tăng 0,4% lên 3.693 CNY/tấn.
Than đá – một trong những nguyên liệu sản xuất thép – cũng tăng giá, với than luyện cốc thêm 0,3% trong phiên vừa qua, lên 1.317,5 CNY/tấn, còn than cốc tăng 1,3% lên 2.031 CNY/tấn.
Nông sản: Giá cà phê giảm, cao su tăng
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2019 trên sàn New York tăng 0,15 UScent tương đương 0,2% trong phiên cuối tuần, lên 90,40 UScent/lb, sau khi rớt xuống mức thấp nhất 13 năm ở phiên giao dịch trước.
Tuy nhiên, xuất khẩu cả arabica và robusta mạnh từ Brazil tiếp tục gây áp lực lên thị trường này (xuất khẩu trong tháng vừa qua tăng 14,2% so với tháng 3/2018). Xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng tăng mạnh. Đó là nguyên nhân khiến giá Robusta cũng giao tháng 5 giảm 5 USD tương đương 0,4% xuống 1.387 USD/tấn trong phiên cuối tuần, và kết thúc tuần giảm thứ 3 liên tiếp (giảm 2,3% trong tuần này).
Giá cao su trên sàn Tokyo tăng theo dầu mỏ, mặc dù giá cao su tại Thượng Hải giảm. Phiên cuối tuần, cao su giao tháng 9 trên sàn Tokyo tăng 0,4 JPY (0,0036 USD) lên 192,3 JPY/kg. Trong khi đó cao su giao tháng 9 trên sàn Thượng Hải giảm 10 CNY (1,49 USD) xuống 11.930 CNY/tấn.
Sản lượng cao su thiên nhiên của Malaysia trong tháng 2/2019 đã giảm 22,5% xuống 59.017 tấn, so với 76.104 tấn trong tháng 1/2019. Xuất khẩu cao su của nước này trong tháng 2/2019 cũng giảm 17,5% xuống 41.102 tấn (so với tháng 1/2019).
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá 6/4
|
Giá 13/4
|
Giá 13/4 so với 12/4
|
Giá 13/4 so với 12/4(%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
63,08
|
63,89
|
+0,31
|
+0,49%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
70,34
|
71,55
|
+0,72
|
+1,02%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
46.910,00
|
47.240,00
|
+170,00
|
+0,36%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,66
|
2,66
|
0,00
|
-0,15%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
196,87
|
203,70
|
+0,61
|
+0,30%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
204,24
|
207,07
|
+0,35
|
+0,17%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
619,50
|
633,00
|
+0,25
|
+0,04%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
64.060,00
|
64.850,00
|
+120,00
|
+0,19%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.295,60
|
1.295,20
|
+1,90
|
+0,15%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.627,00
|
4.640,00
|
+2,00
|
+0,04%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,09
|
14,96
|
+0,10
|
+0,65%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
54,30
|
53,90
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
901,17
|
891,27
|
-1,94
|
-0,22%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.371,39
|
1.374,38
|
+3,29
|
+0,24%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
289,45
|
294,60
|
+5,90
|
+2,04%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.401,00
|
6.484,00
|
+76,00
|
+1,19%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.890,00
|
1.863,00
|
+3,00
|
+0,16%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.922,00
|
2.928,00
|
+63,00
|
+2,20%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.000,00
|
20.625,00
|
+50,00
|
+0,24%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
362,50
|
369,50
|
+0,75
|
+0,20%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
467,75
|
468,50
|
+3,00
|
+0,64%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
287,50
|
287,25
|
+7,25
|
+2,59%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,52
|
10,46
|
+0,18
|
+1,70%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
899,00
|
908,75
|
0,00
|
0,00%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
308,00
|
311,60
|
+0,60
|
+0,19%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,15
|
29,28
|
-0,03
|
-0,10%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
457,40
|
464,60
|
+0,30
|
+0,06%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.410,00
|
2.407,00
|
+29,00
|
+1,22%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
93,20
|
92,95
|
+0,25
|
+0,27%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,76
|
12,92
|
+0,10
|
+0,78%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
116,75
|
106,70
|
-0,45
|
-0,42%
|
Bông
|
US cent/lb
|
78,25
|
78,86
|
+1,12
|
+1,44%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
352,80
|
348,70
|
+8,40
|
+2,47%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
186,10
|
193,80
|
+1,50
|
+0,78%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,30
|
1,33
|
-0,01
|
-0,52%
|
Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters
Nguồn:Vinanet