Năng lượng: Giá dầu tăng tuần đầu tiên trong 4 tuần
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, dầu thô Mỹ (WTI) tăng 0,94 USD/thùng tương ứng 4,99% lên mức 19,78 USD/thùng; dầu Brent giảm 0,04 USD/thùng tương ứng 0,15% lên ngưỡng 26,44 USD/thùng.
Giá dầu WTI được hỗ trợ khi công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes báo cáo các công ty năng lượng của Mỹ cắt giảm số giàn khoan dầu trong tuần thứ 7 liên tiếp, đưa tổng số giàn khoan giảm xuống 325 giàn, thấp nhất kể từ tháng 6/2016.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent ghi nhận tăng khoảng 23% trong khi dầu WTI tăng 17%. Đây là tuần tăng đầu tiên sau 3 tuần giảm liên tiếp trước đó do OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục để giải quyết dư cung.
Trong tháng 4/2020, giá dầu thô Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử và lần đầu tiên giao dịch âm trong khi dầu thô Brent đã xuống mức thấp nhất 21 năm, do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu giảm trong khi OPEC và các nhà sản xuất khác đã khai thác theo ý muốn trước khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung mới có hiệu lực trong ngày 1/5. Kết quả cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, trước đợt cắt giảm sản lượng mới, sản lượng của OPEC tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2019, bổ sung thêm nguồn cung dư thừa trên thị trường.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu trong tuần qua giảm, với số giao dịch ở mức thấp kỷ lục, do nhu cầu giảm trên toàn cầu trong bối cảnh phỏng tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Giá LNG trung bình kỳ hạn háng 6/2020 (giao tới Đông Bắc Á) trong ngày 1/5 ước tính ở mức thấp mới 1,85 USD/mmBtu, giảm 0,1 USD/mmBtu so với trong tuần trước.
Các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng và giá dầu đang tăng lên là tín hiệu đáng mừng cho ngành dầu khí. Tuy nhiên về lâu dài, các nhà sản xuất đang đứng trước nguy cơ phá sản tồi tệ nhất khi phải tạm dừng một số khâu hoạt động hoặc đóng cửa một số nhà máy để giảm sản lượng. Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng dự trữ Liên bang thành phố Kansas (Mỹ) gần 40% các nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán trong năm nếu giá dầu ở gần mức 30 USD/thùng.
Kim loại quý: Giá vàng giảm hơn 1% trong tuần
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên cuối tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới với Trung Quốc. Vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.695,21 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,4% lên 1.700,9 USD/ounce.
Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hiện có tầm quan trọng thứ yếu đối với đại dịch và ông đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh, khi chính quyền của ông đưa ra các biện pháp trả đũa đối với dịch bệnh.
Vàng thường được coi là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính. Kim loại quý này có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích rộng rãi từ các ngân hàng trung ương vì nó được coi như một "lá chắn" chống lại lạm phát và mất giá tiền tệ. Tai Wong, người đứng đầu mảng giao dịch phái sinh cho kim loại cơ bản và kim loại quý của công ty môi giới đầu tư BMO cho biết, giá vàng vẫn đang ở quanh mức cao của giai đoạn hiện tại vì cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn nhà đầu tư lớn đã liên tục mua vàng, trong bối cảnh cân đối tài chính toàn cầu ngày càng khó khăn và triển vọng kinh tế thế giới vẫn không chắc chắn.
Mặc dù vẫn là nơi trú ẩn an toàn khi bất ổn kinh tế và chính trị, giá vàng đã giảm hơn 1% giá trị trong tuần qua khi nhiều nền kinh tế nới lỏng hạn chế; là tuần giảm giá nhiều nhất trong vòng hơn 1 tháng qua.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của công ty môi giới OANDA nói rằng vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ một loạt gói kích thích lớn trên khắp thế giới. Ngoài ra, khả năng cao là làn sóng giao dịch được kích thích bởi các biện pháp hỗ trợ này sẽ chưa sớm kết thúc và nó sẽ còn tăng mạnh trong những tháng tới.
Kim loại công nghiệp: Giá giảm trong tuần
Giá đồng và các kim loại cơ bản khác giảm mạnh trong phiên cuối tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc. Dữ liệu kinh tế Châu Á ảm đạm càng gây áp lực giảm giá đồng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,6% xuống 5.108 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm khoảng 0,7%.
Hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống thấp nhất 11 năm trong tháng 4. Số liệu kinh tế của Châu Á rất bi quan. Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 24,3% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước. Giá tiêu dùng tại Tokyo giảm và hoạt động sản xuất lao dốc làm dấy lên lo sợ nước này có thể trở lại giảm phát. Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết kinh tế eurozone có thể không tăng trưởng trở lại mức năm ngoái cho tới cuối năm 2022.
Ông Trump cho biết ông nghi ngờ nguồn gốc và sự lây lan của virus corona có liên quan tới Trung Quốc, và đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh.
Giá đồng giảm hơn 40% kể từ giữa tháng 1 tới giữa tháng 3, chạm mức thấp nhất 4 năm tại 4.371 USD/tấn do virus corona khiến ngành công nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên giá đã phục hồi một phần do sự gián đoạn nguồn cung bởi các lệnh phong tỏa và do Trung Quốc nới lỏng những hạn chế nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Các nhà phân tích của Refinitiv giảm 2,4% dự báo sản lượng đồng toàn cầu năm 2020 xuống 19,6 triệu tấn.
Về những kim loại khác, giá nhôm giảm 0,5% xuống 1.487 USD/tấn, kẽm giảm 1,4% xuống 1.912,5 USD/tấn, nickel giảm 2,1% xuống 11.935 USD, chì mất 0,2% xuống 1.631,50 USD.
Nông sản: Đường tăng trong tuần, cà phê và cao su giảm
Phiên cuối tuần, giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,6 US cent hay 5,8% lên 10,97 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 3; đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 15,1 USD hay 4,5% lên 351,3 USD/tấn. Nguyên nhân do giá năng lượng mạnh lên khiến các nhà máy mía Brazil tăng sản lượng ethanol thay vì đường. Tính chung cả tuần, giá đường tăng.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa phiên cuối tuần giảm 0,2 US cent hay 0,2% xuống 1,061 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 11 USD hay 0,9% xuống 1.205 USD/tấn.
Cà phê arabica mất gần 12% giá trị trong tháng 4 do khả năng vụ thu hoạch lớn tại Brazil, cùng với đồng real của Brazil yếu. Ngân hàng Rabobank đã giảm dự báo cà phê arabica trong năm nay, do đồng real và đồng peso của Colombia yếu, rủi ro gián đoạn nguồn cung giảm và nhu cầu giảm sút.
Đối với mặt hàng cao su, giá trên sàn TOCOM giảm trong phiên cuối tuần do chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, trong khi một số nhà đầu tư đứng ngoài lề khi nước này chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Tokyo đóng cửa giảm 1,8 JPY xuống 148,8 JPY (1,39 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,8% và là tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Không có yếu tố cơ bản mới trong thị trường cao su và sàn giao dịch Tokyo đang theo dõi các yếu tố khác như chỉ số Nikkei. Doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 4 giảm xuống thấp nhất 9 năm.
Sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa từ 1/5 tới 5/5.
Giá hàng hóa thế giới tuần qua
|
ĐVT
|
Giá 24/4
|
Giá 1/5
|
Giá 1/5 so với 30/4
|
1/5 so với 30/4 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
16,94
|
19,78
|
+0,94
|
+4,99%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
21,44
|
26,44
|
-0,04
|
-0,15%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
20.750,00
|
20.970,00
|
-600,00
|
-2,78%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,75
|
1,89
|
-0,06
|
-3,03%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
66,12
|
76,63
|
-1,74
|
-2,22%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
64,67
|
80,55
|
-2,76
|
-3,31%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
205,00
|
220,00
|
-16,75
|
-7,07%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
31.150,00
|
31.410,00
|
-680,00
|
-2,12%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.735,60
|
1.700,90
|
+6,70
|
+0,40%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.948,00
|
5.841,00
|
+58,00
|
+1,00%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,45
|
14,94
|
-0,04
|
-0,23%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,50
|
51,50
|
+0,30
|
+0,59%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
768,63
|
766,16
|
-10,95
|
-1,41%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.034,00
|
1.917,84
|
-52,95
|
-2,69%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
233,65
|
231,20
|
-3,20
|
-1,37%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.139,50
|
5.110,00
|
-78,50
|
-1,51%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.514,00
|
1.487,00
|
-7,50
|
-0,50%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.883,00
|
1.913,50
|
-26,00
|
-1,34%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
14.890,00
|
15.000,00
|
-197,00
|
-1,30%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
323,00
|
318,50
|
-1,50
|
-0,47%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
530,50
|
516,50
|
-7,75
|
-1,48%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
283,50
|
286,25
|
+2,25
|
+0,79%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,67
|
14,78
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
839,50
|
849,50
|
-5,75
|
-0,67%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
292,60
|
292,50
|
-2,60
|
-0,88%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
25,50
|
26,50
|
-0,10
|
-0,38%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
459,30
|
466,20
|
+0,80
|
+0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.323,00
|
2.402,00
|
-12,00
|
-0,50%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
106,75
|
106,10
|
-0,20
|
-0,19%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
9,81
|
10,97
|
+0,60
|
+5,79%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
108,60
|
113,10
|
+1,85
|
+1,66%
|
Bông
|
US cent/lb
|
55,63
|
55,84
|
-1,49
|
-2,60%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
313,00
|
328,50
|
+6,90
|
+2,15%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
149,80
|
148,50
|
-0,30
|
-0,20%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,96
|
1,01
|
-0,01
|
-1,37%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg