menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 17/8/2019: Nhiều mặt hàng tăng giá

23:36 17/08/2019

Vinanet -Mặc dù biến động thất thường ở phiên cuối tuần song giá dầu, vàng, sắt thép… vẫn tăng trong tuần qua. 
Năng lượng: Giá dầu tăng
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng bởi hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ gia tăng kích thích kinh tế bởi lo ngại suy thoái trên toàn cầu.
Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 9/2019 trên sàn New York tăng 40 US cent hay 0,7% lên 54,87 USD/thùng, sau khi có lúc chạm mức cao 55,67 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 10/2019 trên sàn London tăng 41 US cent hay 0,7% lên 58,64 USD/thùng. 
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI cũng tăng 0,7%, trong khi dầu Brent tăng 0,2% bởi lo ngại nguồn cung dầu từ Trung Đông có thể sụt giảm.
Thị trường dầu mỏ đang chịu tác động từ nhiều yếu tố. Đáng chú ý là các thông tin về cuộc chiến thuế quan, lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ, và những rủi ro đối với nhu cầu. Thị trường dầu mỏ đi xuống từ đầu tháng này, giảm hơn 20% so với các mức cao gần đây. Giá dầu WTI giảm 6,5% trong tháng, trong khi giá dầu Brent giảm gần 10%.
Giá dầu giảm do loạt số liệu về kinh tế toàn cầu yếu và sự đảo ngược của đường cong lãi suất trái phiếu của Mỹ được xem là dấu hiệu cảnh báo suy thoái. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang đã gây thêm lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo tháng công bố ngày 16/8, OPEC đã hạ dự báo mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay đi 40.000 thùng/ngày, xuống 1,1 triệu thùng/ngày. Tổ chức này giữ nguyên dự báo cho năm tới ở mức 1,14 triệu thùng/ngày. OPEC cũng hạ dự báo về mức tăng nguồn cung ngoài tổ chức này trong năm nay và năm tới.
Giám đốc điều hành Sun Global Investments, Mihir Kapadia, cho rằng bức tranh chung cho thấy những khó khăn sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2020 và lòng tin vào nền kinh tế đang yếu đi.
Theo ông, các chính sách hạn chế sản lượng của OPEC là cần thiết để cân bằng thị trường, nhưng với các yếu tố khác như bất đồng thương mại vẫn tiếp diễn, giá dầu sẽ chịu sức ép lớn.
Theo nhà phân tích về hàng hóa của Schneider Electric, Robbie Fraser, khả năng đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các vấn đề thương mại trong tương lai gần có thể tạo động lực mua vào, nhưng cũng là yếu tố gây biến động thị trường nếu đàm phán không đạt tiến triển.
Giá vàng tăng tuần thứ 3 liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.514,7 USD/ounce; giá vàng giao sau cũng giảm 0,5% xuống 1.523,6 USD/ounce. Nguyên nhân do chứng khoán và đồng USD mạnh lên.
Chỉ số đồng USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ các đồng tiền chủ chốt khác, phiên cuối tuần tăng 0,1% sau khi có lúc đạt mức cao trong hai tuần.
Tuy nhiên tính chung cả tuần, giá vàng tăng, trong đó vàng giao ngay tăng 1%. Mối quan ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và bất ổn liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã giúp vàng tiếp tục lộ trình đi lên tuần thứ ba liên tiếp.
Kim loại công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi sự thiếu chắc chắn về kinh tế toàn cầu
Hầu hết các kim loại công nghiệp đều giảm giá trong phiên cuối tuần bởi không biết chắc tăng trưởng kinh té thế giới sẽ ra sao và sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường kim loại. Chỉ riêng guias nhôm tăng bởi lo ngại khả năng thiếu cung.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá nickel giao ngay giảm 0,3% xuống 16.200 USD/tấn, trong khi đồng giảm 0,1% xuống 5.745 USD/tấn.
Nhôm là mặt hàng duy nhất trong số các kim loại cơ bản tăng giá trong phiên này, tăng 0,6^ lên 1.792 USD/tấn.
Về các kim loại công nghiệp khác, giá sắt thép cũng tăng trong phiên cuối tuần trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung sau khi tập đoàn Vale SA của Brazil phải tạm thời ngừng hoạt động nhà máy Viga do vấn đề giấy phép.
Giá quặng sắt tại Đại Liên giao tháng 1/2020 chốt phiên tăng 0,1% đạt 626,50 CNY(88,95 USD)/tấn. Giá quặng sắt 62% xuất sang Trung Quốc ổn định ở mức 91,50 USD/tấn sau khi đã hồi phục khỏi mức thấp nhất trong hơn 4 tháng đạt được vào đầu tuần này.
Tại Sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9/2019 ổn định ở mức 86,48 USD/ tấn.
Tại Thượng Hải, giá thép xây dựng chốt phiên tăng 0,4% đạt mức 3.715 CNY/tấn, hồi phục sau 6 tuần thua lỗ. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 3.730 CNY/ tấn, ghi nhận tuần tốt nhất trong tháng 7.
Nông sản hầu hết tăng giá
Phiên cuối tuần, giá ngô, đậu tương và lúa mì kỳ hạn tại Mỹ đã tăng lên do hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật sau khi giá giảm mạnh trong tuần.
Tại Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 9-3/4 cent lên 3,80-3/4 USD/bushel, thấp hơn chút ít so với mức cao nhất của phiên là 3,81 USD. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá ngô giảm 8,8%. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 tăng 9 cent lên 8,79-3/4 USD/bushel, nhưng tính chung cả tuần giá giảm 1,4%.
Những lo ngại đang diễn ra về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhà nhập khẩu hạt có dầu hàng đầu thế giới, tiếp tục hạn chế sức tăng giá của đậu tương trong tương lai.
Giá lúa mì đông đỏ mềm chốt phiên tăng 1-3/4 cent đạt 4,70-3/4 USD/bushel. Tuy nhiên, giá đã giảm 5,9% trong tuần này. Tốc độ tăng giá lúa mì bị cản trở bởi đồng USD mạnh lên mức cao nhất 2 tuần so với đồng euro vào phiên cuối tuần, khiến lúa mì đắt hơn đối với người mua nước ngoài.
Đường cũng tăng giá trong phiên vừa qua. Cụ thể, đường thô giao tháng 10/2019 tăng 0,01 cent, tương đương 0,1%, đạt 11,64 cent/lb. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,9%. Trong khi, giá đường trắng giao tháng 10/2019 tăng 0,60 USD, tương đương 0,2%, đạt mức 314,10 USD/tấn.
Thị trường bị chi phối bởi nguồn cung dư thừa ngắn hạn được bù đắp bởi triển vọng thâm hụt toàn cầu trong mùa 2019/20. Vụ mía của Brazil trong vụ mùa 2019/20 ước tính đạt 633,6 triệu tấn, tăng 2% so với vụ trước, nhà môi giới INTL FCStone cho biết.
Tuy nhiên, giá cà phê giảm do nguồn cung toàn cầu dồi dào sau vụ thu hoạch lớn ở Brazil trong năm nay. Cụ thể, giá cà phê Arabica tháng 12/2019 giảm 1,65 cent, tương đương 1,7%, xuống 96,35 cent/lb. Tính chung cả tuần, giá giảm 4,3%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp. Giá cà phê Robusta giao tháng 11/2019 giảm 21 USD hoặc 1,2% xuống còn 1.333 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 10/8/2019

Giá 17/8/2019

Giá 17/8 so với 16/8

Giá 17/8 so với 16/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

54,50

54,87

+0,40

+0,73%

Dầu Brent

USD/thùng

58,53

58,64

+0,41

+0,70%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

35.620,00

35.800,00

-130,00

-0,36%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,12

2,20

-0,03

-1,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

167,40

165,68

+2,04

+1,25%

Dầu đốt

US cent/gallon

180,80

181,28

+0,21

+0,12%

Dầu khí

USD/tấn

555,50

559,50

-0,50

-0,09%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

53.680,00

53.920,00

-420,00

-0,77%

Vàng New York

USD/ounce

1.508,50

1.523,60

-7,60

-0,50%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.076,00

5.158,00

-8,00

-0,15%

Bạc New York

USD/ounce

16,93

17,12

-0,09

-0,53%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,90

58,50

-0,40

-0,68%

Bạch kim

USD/ounce

860,93

849,18

+8,10

+0,96%

Palađi

USD/ounce

1.424,55

1.451,42

+3,21

+0,22%

Đồng New York

US cent/lb

258,90

259,50

0,00

0,00%

Đồng LME

USD/tấn

5.755,00

5.744,00

-7,00

-0,12%

Nhôm LME

USD/tấn

1.771,00

1.792,00

+10,00

+0,56%

Kẽm LME

USD/tấn

2.234,00

2.261,00

-3,00

-0,13%

Thiếc LME

USD/tấn

16.900,00

16.575,00

-570,00

-3,32%

Ngô

US cent/bushel

417,75

380,75

+9,75

+2,63%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

501,50

477,50

+3,00

+0,63%

Lúa mạch

US cent/bushel

275,75

274,25

+7,25

+2,72%

Gạo thô

USD/cwt

11,37

11,51

-0,10

-0,90%

Đậu tương

US cent/bushel

891,75

879,75

+9,00

+1,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

303,70

300,30

+3,40

+1,15%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,95

29,51

+0,06

+0,20%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

454,10

452,40

+1,20

+0,27%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.242,00

2.187,00

-11,00

-0,50%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

100,70

96,35

-1,65

-1,68%

Đường thô

US cent/lb

11,86

11,64

+0,01

+0,09%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

102,30

98,80

+1,20

+1,23%

Bông

US cent/lb

58,90

60,13

+0,51

+0,86%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

348,90

362,90

+8,70

+2,46%

Cao su TOCOM

JPY/kg

170,00

171,50

+2,70

+1,60%

Ethanol CME

USD/gallon

1,44

1,30

+0,03

+2,76%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

Nguồn:Vinanet