Năng lượng: Giá dầu tăn mạnh gần 10%
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng sau khi Iraq và Kazakhstan cam kết tuân thủ tốt hơn với thỏa thuận giảm sản lượng, đồng nghĩa với việc lượng cắt giảm của OPEC+ trong tháng 7 có thể sẽ nhiều hơn dự tính.
Trong phiên này, có thời điểm giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 7/2020 đạt 40,5 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch, dầu WTI tăng 91 US cent (tương đương 2,3%) lên 39,75 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 6/3/2020; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2020 tăng 68 US cent (tương đương 1,6%) lên 42,19 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 9,6%, trong khi dầu Brent tăng 8,9%, do hầu hết các phiên trong tuần đều tăng giá.
Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, siết chặt mức độ tuân thủ về cắt giảm sản lượng, trong khi kinh tế toàn cầu có một số dấu hiệu phục hồi đã làm gia tăng triển vọng nhu cầu năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) bày tỏ sự tin tưởng rằng những nước OPEC+ chưa thực sự tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong thời gian tới sẽ thực hiện cam kết của họ.
Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC), cơ quan giám sát mức độ tuân thủ hạn ngạch sản lượng do OPEC+ lập ra, đã tổ chức cuộc họp trực tuyến và hối thúc các quốc gia như Iraq và Kazakhstan tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng dầu một cách nghiêm túc hơn. Cơ quan này cũng để ngỏ khả năng gia tăng hoặc giảm bớt các mức cắt giảm kỷ lục từ tháng 8/2020.
Dự kiến, những thành viên khác có tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận thấp đến ngày 22/6 sẽ phải gửi kế hoạch bù đắp mức sản lượng đã vượt mức mục tiêu. JMMC sẽ tiếp tục nhóm họp vào ngày 15/7 để đề xuất các mức cắt giảm sản lượng tiếp theo nhằm hỗ trợ giá dầu, vốn đã giảm mạnh do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Trong báo cáo mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2020 sẽ ở mức 91,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 500.000 thùng/ngày so với dự báo trong báo cáo tháng Năm, nhờ hoạt động tiêu dùng mạnh hơn dự đoán trong thời gian phong tỏa do dịch COVID-19, qua đó càng góp phần hỗ trợ giá dầu đi lên. Tuy nhiên, IEA nhận định sự sụt giảm trong hoạt động hàng không do dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu dầu của thế giới không thể quay về các mức trước đại dịch vào trước năm 2022.
Dữ liệu cùng ngày từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 10 giàn xuống còn 189 giàn trong tuần này. Con số này liên tục giảm mỗi tuần kể từ giữa tháng 3/2020.
Bên cạnh đó, các cuộc thảo luận mới của Liên minh châu Âu (EU) về một quỹ phục hồi để giúp các nước có kinh tế khó khăn và sự dịu bớt căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung đang giúp thúc đẩy triển vọng nhu cầu dầu thô.
Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn trong tình trạng lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 2 khi có sự gia tăng số ca mắc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với các ổ dịch mới xuất hiện ở Trung Quốc và Mỹ, trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng.
Kim loại quý: Giá vàng tăng do lo ngại tái bùng phát Covid-19
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.740,79 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 1,3% lên 1.753 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,9%.
Số ca nhiễm virus corona ở một số nơi tăng trở lại gây lo ngại về làn sóng Covid-19 lần thứ 2 – điều có thể khiến các Chính phủ phải đưa ra những biện pháp mới để thúc đẩy nền kinh tế. Số ca nhiễm COVID-19 mới tại miền Nam và Tây Nam nước Mỹ tiếp tục tăng cùng với tỷ lệ nhập viện.
Ông Jeffrey Sica, nhà sáng lập công ty tư vấn tài chính Circle Squared Alternative Investments, nhận định trong bối cảnh xuất hiện mối de dọa về một đợt lây lan tiếp theo, bất chấp hậu quả lâu dài như lạm phát cao, các chính phủ trên toàn thế giới sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Diễn biến này sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.
Tuy nhiên, nhà phân tích Ole Hansen của ngân hàng Saxo nhận định giá vàng giao ngay vẫn chưa vượt lên trên ngưỡng 1.750 USD/ounce. Nếu điều đó xảy ra, chuyên gia này cho rằng động lực mua sẽ hồi phục và hoạt động mua mới từ các quỹ phòng hộ sẽ đẩy giá vàng lên cao hơn, thậm chí có thể lên tới 1.800 USD/ounce.
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng khoảng 15% do nhu cầu gia tăng đối với tài sản trú ẩn an toàn giữa bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế cũng như về các biện pháp hỗ trợ tài chính - tiền tệ có quy mô lớn chưa từng có của các chính phủ và ngân hàng trung ương. Đây là những yếu tố làm giảm lãi suất trái phiếu cũng như làm gia tăng mối quan ngại về lạm phát.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng
Giá đồng hướng tới tuần tăng thứ 5 liên tiếp do tồn kho giảm và các thị trường chứng khoán tăng trong khi nhu cầu đã cải thiện tại Trung Quốc. Quặng sắt cũng tăng giá tuần thứ 7 liên tiếp, bất chấp một phiên biến động, khi giá giao ngay gần mức cao nhất 10 tháng được hỗ trợ bởi nhu cầu nguyên liệu thô sản xuất thép mạnh.
Các nhà đầu tư đang ngày càng lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, sau khi nước này cho biết họ đã kiểm soát sự bùng phát của virus corona mới.
Trong phiên cuối tuần, giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London LME đóng cửa tăng 0,5% lên 5.835 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng khoảng 1%.
Theo ngân hàng Saxo giá đồng cũng được hỗ trợ bởi kích thích khổng lồ từ ngân hàng trung ương và kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Kim loại này thường được coi là chủ đạo cho nền kinh tế toàn cầu đã tăng 34% từ mức thấp hồi tháng 3 và đang gần mức cao nhất trước Covid-19 tại 6.343 USD hồi tháng 1/2020.
Lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm 10.025 tấn xuống 127.875 tấn, giảm từ 250.000 tấn hồi giữa tháng 5. Tổng luộng lưu kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 18.162 tấn xuống 109.969 tấn trong tuần này tính tới ngày 19/6, thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Tiêu thụ đồng của Trung Quốc dự kiến tăng 2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù một nhà ngoại giao của Mỹ cho biết Trung Quốc đã cam kết thực hiện theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong các cuộc đàm phán tuần này.
Về các kim loại cơ bản khác, trong phiên cuối tuần, giá nhôm giảm 1,1% xuống 1.589 USD/tấn, kẽm tăng 1,2% lên 2.075,5 USD/tấn, nickel giảm 1% xuống 12.770 USD/tấn, chì giảm 1,6% xuống 1.781 USD/tấn và thiếc tăng 0,2% lên 16.920 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá kẽm và chì tăng, trong khi nhôm, nickel vững, còn thiếc giảm.
Đối với nhóm sắt thép, giá quặng sắt trên sàn giao dịch Đại liên lúc đóng cửa phiên cuối tuần tăng 0,1% lên 768 CNY (108,55 USD)/tấn và tăng 0,7% trong tuần này; quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 0,2% lên 100,27 USD/tấn. Giá thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,1% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,8%; thép không gỉ tăng 4% do khả năng bảo trì ở nhà máy ở miền nam Trung Quốc trong tháng 7 dự kiến làm giảm nguồn cung.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã tăng 34% trong năm nay, bởi tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc đang giảm và nhu cầu nhanh chóng được củng cố bởi sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế này. Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng chủ chốt của Trung Quốc giảm tuần thứ 9 liên tiếp trong tuần 12-18/6 xuống 106 triệu tấn, theo công ty tư vấn Mysteel.
Tuy nhiên, sự phục hồi giá quặng sắt dường như đang mất đà, do nhu cầu trong nước giảm dần vì mùa mưa tại miền nam làm chậm hoạt động xây dựng và cảnh báo sự bùng phát của virus corona.
Nông sản: Giá đường và ngô giảm, cà phê và lúa mì tăng
Trong phiên cuối tuần, giá đậu tương trên sàn Chicago tăng do các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tiếp diễn, tiếp thêm hy vọng nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới này sẽ sớm đạt được nhập khẩu ước tính trước đó. Trong khi đó, giá lúa mì giảm do thu hoạch lúa mì vụ đông ở Mỹ đang diễn ra, còn giá ngô tăng do yếu tố kỹ thuật.
Kết thúc phiên này, đậu tương trên sàn giao dịch Chicago tăng 3-1/2 lên 8,76-1/2 USD/bushel sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 1/4 tại 8,80-1/2 USD; lúa mì giảm 2-1/4 US cent xuống 4,81-1/4 USD/bushel tăng từ 4,76 USD, thấp nhất kể từ ngày 12/9/2019, trong khi ngô tăng 1-1/2 US cent lên 3,32-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 lúc đóng cửa tăng 0,16 US cent hay 1,3% lên 12,05 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 2,9 USD hay 0,8% xuống 368,3 USD/tấn. Tuy nhiên, triền vọng vụ mùa thuận lợi tại Ấn Độ và Thái Lan cũng hạn chế đà tăng.
Giá cà phê đã giảm dưới 1 US/lb trong thời gian sụt giảm dài nhất 10 tháng khi sản lượng của Brazil đạt kỷ lục và đồng nội tệ của nước này yếu. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa phiên này giảm 0,85 US cent hay 0,9% xuống 95,9 US cent/lb; cà phê rubusta kỳ hạn tháng 9 giảm 11 USD hay 0,9% xuống 1.175 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo đóng cửa phiên cuối tuần tăng do giảm bớt lo ngại về khủng hoảng y tế tại Trung Quốc sau khi một chuyên gia y tế cho biết sự bùng phát của virus corona chủng mới ở Bắc Kinh đã được kiểm soát. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,9% lên 158,2 JPY/kg, mặc dù kết thúc tuần này giá giảm 0,5%.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 ở Thượng Hải tăng 185 CNY hay 1,8% lên 10.475 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới tuần qua
|
ĐVT
|
Giá 12/6
|
Giá 19/6
|
19/6 so với 18/6
|
19/6 so với 18/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
36,26
|
39,75
|
+0,91
|
+2,34%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
38,73
|
42,19
|
+0,68
|
+1,64%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
26.330,00
|
28.190,00
|
+210,00
|
+0,75%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,73
|
1,67
|
+0,03
|
+1,89%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
112,43
|
127,16
|
+1,39
|
+1,11%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
110,14
|
121,14
|
+1,28
|
+1,07%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
328,50
|
364,50
|
+10,75
|
+3,04%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
37.930,00
|
40.660,00
|
+60,00
|
+0,15%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.737,30
|
1.753,00
|
+21,90
|
+1,27%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.971,00
|
5.981,00
|
+31,00
|
+0,52%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,48
|
18,02
|
+0,35
|
+1,99%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
62,40
|
60,90
|
+0,60
|
+1,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
813,26
|
814,77
|
+5,76
|
+0,71%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.931,32
|
1.913,66
|
+5,49
|
+0,29%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
261,85
|
262,80
|
+1,75
|
+0,67%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.784,50
|
5.849,50
|
+44,50
|
+0,77%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.585,00
|
1.592,00
|
-14,50
|
-0,90%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.977,00
|
2.082,00
|
+30,00
|
+1,46%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.120,00
|
16.885,00
|
0,00
|
0,00%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
334,50
|
337,25
|
+1,75
|
+0,52%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
507,75
|
485,25
|
-3,50
|
-0,72%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
317,00
|
282,00
|
+1,75
|
+0,62%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,95
|
12,15
|
+0,08
|
+0,62%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
879,75
|
880,75
|
+4,75
|
+0,54%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
298,40
|
293,90
|
-1,30
|
-0,44%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,42
|
29,31
|
+0,44
|
+1,52%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
473,00
|
478,10
|
+2,20
|
+0,46%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.319,00
|
2.252,00
|
-18,00
|
-0,79%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
97,00
|
95,90
|
-0,85
|
-0,88%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,04
|
12,18
|
+0,14
|
+1,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
122,85
|
122,00
|
+1,60
|
+1,33%
|
Bông
|
US cent/lb
|
59,03
|
59,81
|
+0,29
|
+0,49%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
354,60
|
421,40
|
+20,10
|
+5,01%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
159,30
|
158,70
|
+0,50
|
+0,32%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,20
|
1,24
|
+0,01
|
+0,81%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg