Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá dầu mỏ giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng nhờ xu hướng đi lên ở những phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2020 trên sàn New York giảm 67 US cent (2%) xuống 33,25 USD/thùng, kết thúc chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó. Dầu Brent trên sàn London trong cùng phiên giảm 93 US cent (2,6%) xuống 35,31 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI và dầu Brent giảm lần lượt tăng 12,6% và 8,1%, ghi dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Kết quả tích cực ban đầu trong việc phát triển vắc-xin phòng dịch COVID-19, cũng như sự lạc quan của thị thường về việc nối lại các hoạt động kinh tế và nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt đã hỗ trợ giá dầu tăng trong gần suốt tuần qua.
Bên cạnh đó, việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ ủng hộ việc mở rộng các biện pháp nhất định nhằm thúc đẩy nền kinh tế cũng hậu thuẫn đáng kể cho giá dầu.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes ngày 22/5 cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 10 tuần liên tiếp, mất 21 giàn còn 237 giàn trong tuần này, qua đó cho thấy khả năng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ sụt giảm trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thị trường xuất hiện một số yếu tố gây tác động tiêu cực tới giá dầu. Đó là những quan ngại về đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ không đặt ra mục tiêu tăng trưởng cho năm 2020, và cam kết chi nhiều hơn để khắc phục những thiệt hại kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19; căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh; tình trạng bất ổn mới ở Hong Kong (Trung Quốc)…
Lukman Otunuga, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhận định mặc dù dầu có thể tìm thấy sự hỗ trợ khi các nền kinh tế nới lỏng các biện pháp phong tỏa, nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế do lo ngại về tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm và căng thẳng địa chính trị.
Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy hoạt động sử dụng nhiên liệu phục hồi trong lĩnh vực hàng không. Các hãng hàng không hàng đầu của Mỹ và Air Canada (Canada) mới đây thông báo tốc độ hành khách hủy vé đã chậm lại và hoạt động đặt vé trong một số chặng bay được cải thiện, mặc dù nhu cầu đi lại bằng đường hàng không nói chung vẫn yếu.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trên 1% trong cả tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng hồi phục do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nóng trở lại. Cuối phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.735,08 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,8% lên 1.735,50 USD/ounce.
Chuyên gia Tai Wong, người đứng đầu mảng các công cụ phái sinh của kim loại cơ bản và kim loại quý tại công ty môi giới BMO, cho biết, những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai cường quốc. Bên cạnh đó, một cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa các tàu chiến Mỹ và các tàu vận tải Iran đang hướng tới Venezuela cũng là một mối quan tâm lớn vào cuối tuần này.
Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại đã thúc đẩy nhà đầu tư mua vàng vào cuối tuần, qua đó giúp kim loại quý này phục hồi phần nào sau phiên sụt giảm trước đó.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn giảm hơn 1%. Nhìn chung, yếu tố chi phối chính trên thị trường vàng trong tuần qua là thông tin mở cửa trở lại của nhiều nền kinh tế lớn cũng như triển vọng khá lạc quan của một loại vắc-xin cho Covid-19.
Về xu hướng vàng trong tuần này, Giới quan sát cho rằng căng thẳng Mỹ-Trung leo thang cùng nỗi lo về đà phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán nhưng hỗ trợ đồng USD, vốn cũng được coi là một kênh “trú ẩn an toàn”.
David Meger, người đứng đầu bộ phận giao dịch kim loại của công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures, cho biết giữa lúc nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng xuống thấp, việc giá kim loại quý này tiếp tục tăng cho thấy niềm tin mạnh mẽ của thị trường về khả năng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ bơm thêm thanh khoản. Mặc dù vậy, chuyên gia Meger cũng lưu ý sự lạc quan đối với việc các nền kinh tế đang từng bước mở cửa trở lại và nhu cầu của người tiêu dùng bị dồn nén trong thời gian giãn cách xã hội đã đẩy chứng khoán đi lên, qua đó kiềm chế phần nào mức tăng của giá vàng.
Nhà phân tích Suki Cooper của ngân hàng Standard Chartered cho biết trong quá khứ, căng thẳng thương mại “leo thang” đã giúp đồng USD hưởng lợi chủ yếu từ việc nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Nhưng ở hiện tại, tình hình căng thẳng gia tăng trên quy mô toàn cầu đã thúc đẩy dòng tiền đầu tư vào cả vàng lẫn đồng USD.
Chuyên gia này nhận định chính sự không chắc chắn về triển vọng nền kinh tế lẫn tình hình dịch bệnh có thể sẽ giúp củng cố giá vàng. Bà cũng lưu ý rằng kim loại quý này đang đối mặt với mức kháng cự kỹ thuật quanh mức 1.765 USD/ounce. Trong khi đó, Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management, nhận định cả vàng và bạc là những kim loại quý tiếp tục phản ứng tích cực đối với các gói kích thích, đặc biệt những nhận định gần đây của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định sẽ sử dụng tất cả các công cụ có thể.
Kim loại công nghiệp: Giá đi lên trong tuần
Phiên cuối tuầ, giá đồng trên sàn London – tham chiếu cho thị trường đồng toàn cầu - giảm do lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung leo thang sẽ tiếp tục gây thiệt hại đối với nền kinh tế toàn cầu – vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Phiên cuối tuần, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,9% xuống 5.287,5 USD/tấn. Trong phiên trước đó giá đồng đạt mức cao nhất 10 tuần, sau khi tăng 20% kể từ mức thấp nhất 45 tháng trong ngày 19/3/2020. Tính trong cả tuần qua, giá đồng tăng nhẹ.
Mối lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại cơ bản lớn nhất thế giới – khiến giá giảm sau khi nước này lần đầu tiên không đưa ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, Trung Quốc đưa ra mục tiêu ngân sách trong cuộc họp quốc hội thường niên bao gồm kích thích tài khóa tương đương khoảng 4,1% GDP.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 8 liên tiếp và tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng hơn 8 tháng, do nhu cầu nội địa tăng mạnh và nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép từ Brazil thắt chặt, đẩy giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất 9 tháng.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,8% lên 716,5 CNY (100,53 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 9,2% - tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 9/2019; q1uặng sắt trên sàn Singapore giảm 1,1% xuống 94,5 USD/tấn. Phiên 21/5, quặng sắt 62% giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 98,7 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 6/8/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1,1%, giá thép cuộn cán nóng giảm 1,2% và thép không gỉ giảm 2,2%.
Nhu cầu quặng sắt thị trường nội địa tăng và kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giá quặng sắt kỳ hạn và giao ngay tăng.
Nông sản: Giá biến động trái chiều
Phiên cuối tuần, giá đường giảm từ mức cao nhất gần 2 tháng của phiên trước đó. Nguyên nhân do giá dầu thô giảm do căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng và mối hoài nghi về tốc độ hồi phục nhu cầu sau cuộc khủng hoảng virus corona.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,05 US cent, tương đương 0,5%, xuống 10,93 US cent/lb. Phiên liền trước, giá đạt 11,32 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 3/2020. Cũng trong phiên này, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 1,6 USD tương đương 0,4% lên 366,9 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 1,15 US cent tương đương 1,1% xuống 1,036 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 18 USD tương đương 1,5% lên 1.207 USD/tấn.
Giá các loại nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) biến động trái chiều trong phiên cuối tuần, theo đó giá ngô tăng nhẹ, trong khi đậu tương và giá lúa mỳ giảm. Đồng USD tăng gây bất lợi cho thị trường xuất khẩu và dự báo mưa tại các khu vực trồng trọt của Mỹ sẽ giúp tăng sản lượng, từ đó tác động gây giảm giá.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1-3/4 US cent xuống 8,33-1/4 USD/bushel; lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 7-1/4 US cent xuống 5,08-3/4 USD/bushel. Trong khi, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,18 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần.
AgResource, công ty nghiên cứu nông nghiệp có trụ sở tại Chicago, ước tính rằng hoạt động gieo trồng ngô của Mỹ hiện đã hoàn thành 87-89%, còn đậu tương hoàn thành 72-75%.
Giá cao su tại Tokyo giả trong phiên cuối tuần do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung về việc áp dụng luật mới tại Hồng Kông và Bắc Kinh bỏ qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM giảm 4 JPY tương đương 2,6% xuống 150,5 JPY/kg, ngày giảm mạnh nhất kể từ ngày 21/4/2020. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 1% - tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần. Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 2,6% xuống 10.190 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới tuần qua
|
ĐVT
|
Giá 15/5
|
Giá 22/5
|
Giá 22/5 so với 21/5
|
Giá 22/5 so với 21/5 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
30,68
|
33,25
|
-0,67
|
-1,98%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
33,58
|
35,13
|
-0,93
|
-2,58%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
24.230,00
|
25.600,00
|
+650,00
|
+2,61%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,71
|
1,73
|
+0,02
|
+1,23%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
99,99
|
103,82
|
-0,69
|
-0,66%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
94,86
|
98,20
|
-0,70
|
-0,71%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
282,75
|
287,75
|
-8,75
|
-2,95%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
33.380,00
|
34.390,00
|
+570,00
|
+1,69%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.756,30
|
1.753,50
|
+16,60
|
+0,96%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.005,00
|
6.016,00
|
+24,00
|
+0,40%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,07
|
17,69
|
+0,33
|
+1,89%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
57,90
|
59,30
|
+1,00
|
+1,72%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
789,47
|
835,73
|
-1,92
|
-0,23%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.881,85
|
1.964,98
|
-71,43
|
-3,51%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
233,05
|
238,65
|
-4,55
|
-1,87%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.181,50
|
5.288,50
|
-102,00
|
-1,89%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.462,00
|
1.506,50
|
-14,50
|
-0,95%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.961,50
|
1.985,50
|
+2,00
|
+0,10%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
14.965,00
|
15.355,00
|
-145,00
|
-0,94%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
319,25
|
318,00
|
+0,25
|
+0,08%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
500,25
|
508,75
|
-7,25
|
-1,40%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
312,00
|
323,50
|
+3,75
|
+1,17%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
16,02
|
16,05
|
+0,01
|
+0,06%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
838,50
|
833,25
|
-1,75
|
-0,21%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
287,50
|
284,10
|
+1,60
|
+0,57%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
26,58
|
26,64
|
-0,47
|
-1,73%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
472,30
|
463,50
|
-3,70
|
-0,79%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.399,00
|
2.394,00
|
+54,00
|
+2,31%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
106,85
|
103,60
|
-1,15
|
-1,10%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,38
|
10,93
|
-0,05
|
-0,46%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
123,55
|
126,80
|
-0,20
|
-0,16%
|
Bông
|
US cent/lb
|
58,25
|
57,61
|
-0,45
|
-0,78%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
345,00
|
367,50
|
-2,80
|
-0,76%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
152,50
|
151,60
|
+0,10
|
+0,07%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,07
|
1,08
|
+0,01
|
+0,56%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg