menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 24/4/2020: Giá đồng loạt giảm do tác động từ Covid-19 và dầu mỏ

16:47 27/04/2020

Vinanet - Thị trường hàng hóa thế giới vừa trải qua một tuần biến động mạnh. Sự chao đảo của thị trường năng lượng, đặc biệt là khi chứng kiến giá dầu WTI của Mỹ lao dốc xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử đã khiến các thị trường chứng khoán và hàng hóa khác giảm mạnh sau đó. Hầu hết nhà đầu tư cho tới lúc này vẫn cảm thấy bất an do không chắc chắn khi nào nền kinh tế Mỹ sẽ mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Năng lượng: Giá dầu giảm trong tuần
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng bởi những yếu tố cơ bản không chắc chắn như việc số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua có thể là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét dự báo về xu hướng của thị trường trong thời gian tới. Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 11 US cent (0,5%) lên 21,44 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WIT) tăng 44 US cent (2,7%) lên 16,94 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá giảm tuần thứ 3 giảm giá liên tiếp, trong đó Brent mất 24%, còn WTI mất khoảng 7%. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm mạnh lúc đầu tuần. Hai phiên đầu tuần giá giảm mạnh khiến cho việc giá tăng trở lại ở 3 phiên tiếp theo không đủ bù đắp lại những gì đã mất. Đầu Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử rơi xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng ở phiên đầu tuần do sản lượng dầu thế giới đã giảm nhưng tiêu thụ còn giảm nhiều hơn do Covid-19 (tiêu thụ giảm 30% từ tháng 3/2020 đến nay). Các phương tiện chứa dầu tồn trữ trên biển hiện đã đầy 85% công suất chứa.
Các thương nhân dự báo nhu cầu vẫn không theo kịp nguồn cung trong những tháng tới do kinh tế toàn cầu ngưng trệ vì đại dịch. Các nhà sản xuất có thể sẽ giảm sản lượng không đủ nhanh hoặc nhiều đủ để kéo giá dầu tăng lên, trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo sẽ giảm 2% trong năm 2020, tồi tệ hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Kim loại quý: giá vàng tăng hơn 2% trong tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giảm khi các nhà đầu tư bán chốt lời. Kết thúc phiên này, vàng giao ngay giảm 0,4% xuống mức 1.724,29 USD/ounce, trước đó có lúc giảm hơn 1% hồi đầu phiên; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,6% xuống mức 1.735,60 USD/ounce.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá tăng bởi lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và các biện pháp kích thích mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương lớn đã hỗ trợ kim loại quý này.
Tính chung trên cả tuần, giá vàng đã tăng hơn 2%. Yếu tố chính hỗ trợ kim loại quý trong tuần qua là thông tin Hạ viện Mỹ vào cùng ngày đã thông qua một dự luật kích thích bổ sung trị giá 484 tỷ USD, nâng tổng chi phí hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ ứng phó với tác động từ đại dịch lên gần 3.000 tỷ USD. Vàng thường được coi là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính. Kim loại quý này có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích rộng rãi từ các ngân hàng trung ương vì nó được coi như một “hàng rào” chống lại lạm phát và mất giá tiền tệ.
Hiện giá vàng vẫn đang ở quanh mức cao của giai đoạn hiện tại vì cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn nhà đầu tư tổ chức đã liên tục mua vàng, trong bối cảnh cân đối tài chính toàn cầu ngày càng khó khăn và triển vọng kinh tế thế giới vẫn vô cùng không chắc chắn.
Mặc dù các nhà đầu tư nhận định có nhiều yếu tố đang hậu thuẫn giá vàng, song là một hàng hóa, giá vàng cũng đang biến động mạnh do những yếu tố tác động đến thị trường hàng hóa nói chung. Chiến lược gia thị trường cấp cao thuộc công ty môi giới đầu tư RJO Futures, ông Bob Haberkorn, cho rằng sự lao dốc của giá dầu đã khiến toàn bộ thị trường hàng hóa đi xuống. Nhiều nhà đầu tư đang rời bỏ các lệnh nắm giữ với thái độ chờ đợi để có đủ cơ sở đánh giá liệu tác động từ cú sốc trên thị trường năng lượng có tiếp tục lan tỏa sang thị trường kim loại quý hay không.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp thuộc công ty môi giới OANDA nói rằng vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ một loạt gói kích thích lớn trên khắp thế giới. Ngoài ra, khả năng cao là làn sóng giao dịch được kích thích bởi các biện pháp hỗ trợ này sẽ chưa sớm kết thúc và nó sẽ còn tăng mạnh trong những tháng tới. Tuy nhiên, ông Edward Moya cho rằng một yếu tố đang xuất hiện có thể khiến cho giá vàng đảo chiều giảm, đó là bước đột phá trong việc nghiên cứu vắc xin chống Virus corona.
Kim loại công nghiệp: Giá đi xuống
Giá đồng và các kim loại cơ bản khác nhìn chung giảm trong phiên cuối tuần do lo ngại kinh tế toàn cầu suy yếu nghiêm trọng và những hoài nghi về việc phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19.
Các nhà đầu tư chưa thể xác định được việc các nền kinh tế đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến mức nào đến kinh tế toàn cầu, khi kết quả khảo sát vừa công bố hôm qua cho thấy niềm tin kinh doanh ở Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu - trong tháng 4/2020 sụp đổ với mức giảm nhiều nhất trong lịch sử.
Phiên cuối tuần, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) giảm 0,3% xuống 5.143 USD/tấn, kết thúc tuần giảm giá đầu tiên trong vòng 4 tuần.
Nguồn cung đồng dự báo sẽ giảm do nhiều nhà máy sản xuất kim loại này phải đóng cửa vì dịch bệnh. Tuy nhiên, nhu cầu cũng giảm sút nghiêm trọng. Ông Ole Hansen, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo ở Copenhagen nhận định: "Các dữ liệu kinh tế mà chúng tôi thu thập được rất ‘khủng khiếp’, chúng cho thấy rằng chúng ta đang phải đối mặt với một sự suy thoái nghiêm trọng. Nếu kinh tế suy thoái sâu thì nhu cầu sẽ chịu áp lực, và điều đó đang tác động tiêu cực đến thị trường kim loại công nghiệp”.
Trong nhóm sắt thép, giá thép trên thị trường Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần cũng giảm, do sản lượng của các nhà máy tăng nhanh hơn nhiều so với mức tiêu thụ.
Kết thúc phiên cuối tuần, thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 3.343 CNY (472,39 USD)/tấn, tính chung cả tuần giảm 1,1%. Thép cuộn cán nóng giảm 0,2% trong cùng phiên, xuống 3.187 CNY/tấn, tính chung cả tuần giảm 1,5%.
Số liệu của Mysteel cho thấy, các thương gia Trung Quốc đang lưu giữ 20,1 triệu tấn các sản phẩm thép tính tới ngày 23/4, giảm 5,7% so với một tuần trước đó. Tuy nhiên, các lò luyện thép đang hoạt động ở 80,59% công suất – mức cao nhất trong vòng 7 tuần.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 0,4% trong phiên cuối tuần, xuống 607 CNY/tấn, mặc dù quặng sắt 62% giao ngay nhập khẩu phiên trước đó (23/4) tăng lên 86 USD/tấn. Tuy nhiên, Fitch Solutions nhận định giá quặng sắt sẽ vẫn ổn định so với các kim loại khác, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ chính sách giãn cách xã hội do Covid-19 và giá dầu lao dốc.
Nông sản: Giá giảm
Giá các loại nông sản tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) chốt phiên cuối tuần (24/4) đi xuống giữa bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục tác động đến nhu cầu đối với các loại hàng hóa này. Tính chung cả tuần, giá ngô giảm trên 8%, trong khi đậu tương và lúa mì giảm trên 5%.
Phiên cuối tuần, giá ngô Mỹ giao tháng 7/2020 giảm 3 US cent xuống 3,23 USD/bushel. Nhu cầu ethanol giảm sút do dịch COVID-19 tiếp tục chi phối diễn biến thị trường ngô trong khi dự báo về điều kiện thời tiết trồng trọt thuận lợi tại khu vực Midwest tạo sức ép lên giá loại nông sản này.
Giá đậu tương Mỹ giao tháng 7/2020 khép phiên cuối tuần giảm 7-7,25 US cent xuống 8,39-8,50 USD/bushel; lúa mỳ Mỹ giao cùng kỳ hạn giảm 14-14,25 US cent xuống 5,30-5,50 USD/bushel. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 24/4 cho biết Trung Quốc đã nhất trí mua 136.000 tấn đậu tương của Mỹ, ngày thứ ba liên tiếp Mỹ thông báo về một thỏa thuận xuất khẩu đậu tương với nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Các đối tác Trung Quốc trong tuần qua đã đặt hàng 606.000 tấn đậu tương của Mỹ, giao hàng trong niên vụ 2019-2020 giữa bối cảnh giá mặt hàng này giao kỳ hạn giảm xuống mức thấp trong 11 tháng do tác động từ dịch COVID-19. USDA cũng cho biết các nhà xuất khẩu tư nhân của Mỹ báo cáo họ đã xuất khẩu sang Mexico 125.000 tấn đậu tương và 589.395 tấn ngô.
Giới phân tích thị trường giữ nguyên dự báo dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động kinh tế của thế giới sụp đổ sẽ tiếp tục tác động đến thị trường nông sản trong thời gian tới.
Giá đường thô đã giảm 0,11 US cent (1,1%) trong phiên cuối tuần, xuống 9,73 US cent/lb sau khi đồng real của Brazil giảm xuống mức thấp kỷ lục. Trên thực tế, đường đã từng chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008 vào ngày 21/4 vừa qua, và việc đồng real yếu đi chỉ làm tăng thêm các nguyên nhân đẩy giá đường đi xuống. Doanh số bán ethanol tại Brazil đã giảm mạnh trong thời gian qua. Đường trắng cũng giảm trong phiên này, mất 4,6 USD (1,4%) xuống 317,4 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường giảm gần 7%.
Cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 5,65 US cent, tương đương 5,0%, kết thúc tuần ở mức 1,0675 USD/lb, thấp nhất trong vòng một tháng. Robusta giao cùng kỳ hạn giảm 6 USD, tương đương 0,5%, xuống 1.144 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm khoảng 10%.
Giá cà phê đã có khoảng thời gian tăng mạnh khi các nhà chế biến tăng cường mua nguyên liệu phòng trường hợp chính sách phong tỏa kinh tế gây trở ngại cho việc giao nhận hàng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 có vẻ sẽ tác động lâu dài tới tăng trưởng kinh tế nên xu hướng giá cà phê cũng không thể có ngoại lệ tăng.
Giá dầu cọ Malaysia trong phiên cuối tuần giảm, đưa giá cả tuần giảm mạnh nhất trong vòng 6 tuần, do ảnh hưởng bởi xu hướng đi xuống của thị trường dầu mỏ. Kết thúc phiên 24/4, dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 1,5% xuống 2.090 ringgit (479,36 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá giảm 6,5% - nhiều nhất kể từ 13/3/2020.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) giảm trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần cũng giảm do lo ngại về nhu cầu trong bối cảnh Covid-19 làm giảm sút tăng trưởng kinh tế.
Kết thúc phiên 24/4, hợp đồng kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM giảm 0,5 JPY xuống 151,5 JPY/kg, tính chung cả tuần giá giảm 1,5% và là tuần giảm đầu tiên trong vòng 3 tuần.
Trên sàn Thượng Hải, giá tăng trong phiên cuối tuần, lên 9.960 CNY/tấn; tính chung cả tuần giảm 0,6%, là tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

Giá hàng hóa thế giới tuần qua

ĐVT

Giá 17/4

Giá 24/4

Giá 24/4/4 so với 23/4

24/4 so với 23/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

28,34

16,94

+0,44

+2,67%

Dầu Brent

USD/thùng

34,11

21,44

+0,11

+0,52%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

25.950,00

20.750,00

+250,00

+1,22%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,62

1,75

-0,07

-3,80%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

69,16

66,12

+1,76

+2,73%

Dầu đốt

US cent/gallon

107,06

64,67

-8,78

-11,95%

Dầu khí

USD/tấn

297,00

205,00

-22,75

-9,99%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

36.200,00

31.150,00

+150,00

+0,48%

Vàng New York

USD/ounce

1.645,70

1.735,60

-9,80

-0,56%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.640,00

5.948,00

+1,00

+0,02%

Bạc New York

USD/ounce

14,49

15,45

-0,08

-0,52%

Bạc TOCOM

JPY/g

50,50

52,50

-0,20

-0,38%

Bạch kim

USD/ounce

725,13

768,63

+2,31

+0,30%

Palađi

USD/ounce

2.164,10

2.034,00

+57,01

+2,88%

Đồng New York

US cent/lb

219,25

233,65

+1,85

+0,80%

Đồng LME

USD/tấn

4.839,50

5.139,50

-21,00

-0,41%

Nhôm LME

USD/tấn

1.481,50

1.514,00

+4,00

+0,26%

Kẽm LME

USD/tấn

1.882,00

1.883,00

+10,50

+0,56%

Thiếc LME

USD/tấn

14.123,00

14.890,00

-110,00

-0,73%

Ngô

US cent/bushel

330,75

323,00

-3,00

-0,92%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

549,25

530,50

-14,25

-2,62%

Lúa mạch

US cent/bushel

272,75

283,50

+2,00

+0,71%

Gạo thô

USD/cwt

14,55

14,67

-0,70

-4,56%

Đậu tương

US cent/bushel

854,25

839,50

-7,25

-0,86%

Khô đậu tương

USD/tấn

303,20

292,60

-0,50

-0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,43

25,50

-0,54

-2,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

469,90

459,30

-2,40

-0,52%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.260,00

2.323,00

-40,00

-1,69%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

114,90

106,75

-5,65

-5,03%

Đường thô

US cent/lb

10,31

9,81

-0,20

-2,00%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

112,50

108,60

+0,85

+0,79%

Bông

US cent/lb

50,98

55,63

-0,74

-1,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

264,00

313,00

-4,00

-1,26%

Cao su TOCOM

JPY/kg

145,80

149,80

-0,20

-0,13%

Ethanol CME

USD/gallon

0,86

0,96

+0,00

+0,21%

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg