menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 5/6/2020: Giá hầu hết tăng khá

16:25 06/06/2020

Vinanet - Phiên cuối tuần, báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm đột ngột từ mức 14,7% trong tháng 4/2020 xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020 tác động tích cực tới hầu hết các loại hàng hóa. Tính chung cả tuần, giá dầu, kim loại, nông sản đều đồng loạt đi lên.
Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 6 liên tiếp, khí gas cũng tăng
Giá dầu thế giới tăng trong phiên cuối tuần để kết thúc một tuần tăng thứ 6 liên tiếp, sau khi báo cáo mới nhất từ Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 5/2020 của nước này bất ngờ giảm và OPEC+ quyết định tiến hành họp vào ngày 6/6 để bàn bạc về việc có kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng hay không.
Kết thúc phiên cuối tuần, dầu Brent kỳ hạn tương lai trên sàn London tăng 2,31 USD (tương đương 5,8%) lên 42,30 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,14 USD (5,7%) lên 39,55 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 19,2%, trong khi dầu WTI tăng 10,7%. Cả 2 loại dầu đều tăng tuần thứ 6 liên tiếp do các nước sản xuất chủ chốt cắt giảm sản lượng và có dấu hiệu nhu cầu cải thiện khi ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng chính sách giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất liên minh (OPEC+) quyết định họp về việc có nên gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng hay không cũng hỗ trợ cho đà tăng của giá dầu trong phiên cuối tuần.
Giá dầu Brent đã tăng 17% kể từ ngày 29/5 tới nay để chạm mức cao nhất trong vòng 3 tháng. So với mức thấp 15,98 USD/thùng ghi nhận trong phiên 22/4, giá hiện đã cao gấp đôi. Dầu WTI tăng 11% kể từ cuối tháng 5 đến nay.
Giữa tháng 4/2020, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng khoảng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6/2020 để kéo giá dầu đi lên sau giai đoạn giảm thấp do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19. Theo thỏa thuận khi đó, mức cắt giảm sẽ hạ xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 7- 2/2020. Tuy nhiên, Saudi Arabia đang muốn kéo dài kế hoạch cắt giảm hiện nay cho tới tháng 8/2020. Thị trường cũng dự đoán có thể trở nên cân bằng vào tháng 8 tới do các nền kinh tế dần mở cửa trở lại, làm tăng nhu cầu dầu.
Về triển vọng giá dầu, theo nhà phân tích thị trường Marshall Steeves thuộc công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, điều quan trọng là Saudi Arabia và Nga sẽ đạt được thỏa thuận về gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng hiện hành, ngay cả khi chỉ trong một tháng tới. Nếu sự tái cân bằng trên thị trường toàn cầu không được thắt chặt trong vòng một tháng kể từ thời điểm hiện tại, hoặc đà phục hồi của giá dầu bị chững lại, OPEC+ có thể sẽ kéo dài kế hoạch trên tới tháng 8/2020.
Chuyên gia Steeves cho rằng ở giai đoạn này, các quyết định xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày của OPEC+ sẽ trở thành quyết định theo từng tháng.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng cũng đang theo dõi diễn biến của cơn bão Cristobal vốn đã gây lũ lụt cho Mexico và khu vực Trung Mỹ. Chiều thứ 5/6, Cristobal đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới sau khi suy yếu trước đó. Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC) dự báo cơn bão này sẽ di chuyển qua Vịnh Mexico vào ngày 6/6. Cơn bão có thể tác động đến một số hoạt động sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên trong khu vực, một diễn biến có thể giúp giá dầu tăng hơn nữa.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay trên thị trường Châu Á tuần này tăng lên khi nhiều nước nới lỏng dần chính sách giãn cách xã hội và xuất khẩu từ Mỹ dự báo giảm trong tháng 6/2020. Giá LNG giao tháng 7/2020 trung bình trên thị trường Châu Á hiện khoảng 2,1 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD so với tuần trước.
Có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu LNG của Ấn Độ đang tăng sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, trong khi nhu cầu của Trung Quốc dự báo cũng sẽ duy trì xu hướng tăng hàng năm.
Kim loại quý: Giá vàng và bạc giảm
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giảm trên 2% sau báo cáo về thị trường việc làm của Mỹ. Tính chung cả tuần, giá vàng cũng giảm, kế thúc tuần giảm giá nhiều nhất trong vòng 3 tháng.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,9%, xuống 1.678,81 USD/ounce; vàng kỳ hạn giao sau 2 tháng giảm 2,6%, xuống 1.683 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng kỳ hạn lùi 2,6%, ghi dấu tuần giảm giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 13/3.
Các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản rủi ro sau số liệu việc làm của Mỹ với hy vọng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục nhanh sau giai đoạn suy giảm do Covid-19. Đồng USD và chứng khoán Phố Wall bật tăng cũng gây áp lực cho giá vàng trong phiên cuối tuần.
Tuy nhiên, Rhona O’Connell - chuyên gia phân tích của INTL FCStone - cho rằng những bất ổn về kinh tế, căng thẳng thương mại và nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng tại Mỹ chắc chắn vẫn có lợi cho giá vàng trong dài hạn. Fed đã bơm một lượng tiền lớn vào thị trường nhằm kích thích đà phục hồi kinh tế, đồng thời cắt giảm lãi suất về gần mốc 0% trong nỗ lực giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang giữa bối cảnh thị trường vẫn quan ngại về nguy cơ đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh tại Mỹ. Những yếu tố này tác động khiến USD và chứng khoán trồi sụt liên tục trong những ngày qua.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 0,7% trong phiên cuối tuần, lên 1.945,81 USD/ounce, trông khi bạch kim giảm 2,3% xuống 817,49 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá cả 2 kim loại này đều tăng. Giá bạc phiên cuối tuần giảm 2,3% xuống 17,32 USD/ounce, kết thúc tuần giảm giá đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng mạnh
Giá đồng trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tuần sau số liệu tích cực về thị trường việc làm của Mỹ cùng thông tin Ngân hàng trung ương Châu Âu tăng cường các biện pháp kích thích, làm tăng kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch này, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 2,9%, sau khi có thời điểm trong cùng phiên đạt 5.692,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/3/2020. Tính chung cả tuần, giá tăng gần 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018.
Các nhà phân tích của Citi nhận định, "Trong ngắn hạn, thị trường chuyển hướng sang những tài sản rủi ro, và giá đồng có thể tiếp tục tăng lên 5.750 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới".
Một số yếu tố khác cũng góp phần hỗ trợ giá đồn tăng, như tin đồn Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia của Trung Quốc sẽ mua đồng dự trữ để đẩy giá lên (thông tin này chưa được kiểm chứng); lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm 5.075 tấn xuống 139.913 tấn trong tuần tính đến 5/6, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp; lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm 5.875 tấn xuống còn 159.300 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 13/3.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần cũng tăng tuần thứ 5 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại nguồn cung từ Brazil. Kết thúc phiên giao dịch 5/6, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,9% xuống 756 CNY (105,26 USD)/tấn, song tính chung cả tuần vẫn tăng 2,3%. Trong khi đó, cũng phiên cuối tuần, giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1,5% lên 97,10 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá tăng liên tục kéo dài trong thời gian qua gây lo ngại sẽ sớm đảo chiều. Nhà phân tích cấp cao của ANZ, Daniel Hynes, cho rằng "Giá quặng sắt có thể đã tăng quá mạnh, mạnh hơn so với tốc độ tăng của ngành thép, do đó chắc chắn sẽ chịu áp lực giảm trong những tháng tới".
Nông sản: Giá hầu hết tăng
Nông sản đồng loạt tăng giá trong tuần qua do ảnh hưởng tích cực từ thị trường năng lượng và một số yếu tố khác.
Giá đậu tương Mỹ trong phiên cuối tuần tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 có thời điểm đạt 8,73-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ 13/4, và kết thúc phiên ở mức 8,67-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,2%, nhiều nhất kể từ tháng 10/2020. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thu hút sự chú ý khi cho biết hệ thống báo cáo tự động hàng ngày xác nhận doanh số bán 588.000 tấn đậu tương tới một số địa điểm chưa xác định.
Giá đường thô trên sàn New York trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi và tính chung cả tuần tăng khoảng 10% do những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục. Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,29 US cent (2,5%) lên 12,02 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,03 US cent. Giá dầu tăng đã kích thích các nhà máy mía Brazil chuyển sang tăng cường sản xuất ethanol. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá đường thô khó có thể tăng nhiều hơn mứhown12 US cent vì khi đó các nhà máy mía Brazil sẽ chuyển sang sản xuất đường, và sản lượng của Ấn Độ dự báo tăng.
Đường trắng cũng tăng giá trong phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 8 tăng 8,1 USD (2,1%) lên 98,8 USD/tấn. Hợp đồng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD mỗi tấn so với kỳ hạn 2 tháng, cho thấy nguồn cung hiện tại đang bị thắt chặt hoặc nhu cầu mạnh, hoặc cả 2 yếu tố.
Giá cà phê arabica tăng 0,75 US cent (0,8%) trong phiên cuối tuần, lên 98,9 US cent/lb, trong khi robusta tăng 35 USD (2,9%) lên 1.245 USD/tấn, cao nhất kể trong vòng hơn nửa tháng.
Giá thịt lợn tại Trung Quốc thời gian gần đây vẫn tiếp tục tăng do cầu vượt cung. Trong tuần 25-29/6/2020, chỉ số giá thịt lợn trung bình tại 16 khu vực cấp tỉnh là 38,05 CNY (khoảng 5,4 USD)/kg, tăng 5,6% so với tuần trước đó. Bộ NN&PTNT nước này xác nhận, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại ở một số trang trại thuộc tỉnh Vân Nam nước này, sau khi tỉnh này báo cáo đã hết dịch từ tháng 11 năm ngoái.
Giá dầu cọ Malaysia phiên cuối tuần tăng và tính chung cả tuần cũng tăng sau khi Malaysia thông báo kế hoạch miễn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay. Kết thúc phiên cuối tuần, dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 0,95% lên 2.348 ringgit (550,66 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 2,4%. Malaysia ngày 5/6 tuyên bố sẽ miễn hoàn toàn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay, động thái được các thương gia ước tính có thể đẩy xuất khẩu dầu cọ tăng thêm 1 triệu tấn trong nửa cuối năm 2020.
Giá cao su trên thị trường Tokyo tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 do nhà đầu tư lạc quan rằng các nền kinh tế đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch.
Cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Tokyo tăng 5,1 JPY vào cuối phiên vừa qua, tuông đương 3,3%, lên 159,5 JPY/kg, mức cao nhất kể từ 18/3/2020; tính chung cả tuần giá tăng gần 4%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 3% lên 10.650 CNY/tấn.
Riêng lúa mì tuần qua giảm giá. Phiên cuối tuần, giá lúa mì Mỹ giảm do USD mạnh lên khiến ngũ cốc Mỹ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 8-1/4 US cent xuống 5,15-1/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giá giảm 5-1/2 US cent/bushel, kết thúc 2 tuần tăng giá trước đó, chủ yếu do Mỹ bắt đầu vào vụ thu hoạch và thời tiết ở Châu Âu thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng. Tại Châu Âu, giá lúa mì mềm của Pháp hiện duy trì vững ở mức thấp nhất 9 năm và thấp hơn 80% so với cách đây một năm – thời điểm khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của Châu Âu.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 29/5

Giá 5/6

Giá 5/6 so với 4/6

5/6 so với 4/6 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

35,49

39,55

+2,14

+5,72%

Dầu Brent

USD/thùng

35,33

42,30

+2,31

+5,78%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.360,00

29.200,00

+850,00

+3,00%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,85

1,78

-0,04

-2,20%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

102,59

121,36

+6,46

+5,62%

Dầu đốt

US cent/gallon

96,47

115,06

+7,65

+7,12%

Dầu khí

USD/tấn

283,75

330,50

+28,00

+9,26%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

35.990,00

38.500,00

+570,00

+1,50%

Vàng New York

USD/ounce

1.751,70

1.683,00

-44,40

-2,57%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.999,00

5.964,00

-29,00

-0,48%

Bạc New York

USD/ounce

18,50

17,48

-0,58

-3,22%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,00

61,50

-1,40

-2,23%

Bạch kim

USD/ounce

837,97

819,55

-22,73

-2,70%

Palađi

USD/ounce

1.939,39

1.952,29

+15,30

+0,79%

Đồng New York

US cent/lb

242,55

255,55

+6,60

+2,65%

Đồng LME

USD/tấn

5.376,50

5.690,00

+157,00

+2,84%

Nhôm LME

USD/tấn

1.548,00

1.591,50

+21,00

+1,34%

Kẽm LME

USD/tấn

1.988,00

2.052,50

+19,50

+0,96%

Thiếc LME

USD/tấn

15.405,00

16.550,00

+480,00

+2,99%

Ngô

US cent/bushel

325,75

331,25

+2,25

+0,68%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

520,75

515,25

-8,50

-1,62%

Lúa mạch

US cent/bushel

324,25

328,25

-17,25

-4,99%

Gạo thô

USD/cwt

17,22

12,54

0,00

-0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

840,75

867,75

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

283,20

289,10

-0,70

-0,24%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,38

28,14

+0,32

+1,15%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

461,10

466,00

+2,40

+0,52%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.454,00

2.384,00

+7,00

+0,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

96,30

98,90

+0,75

+0,76%

Đường thô

US cent/lb

10,91

12,09

+0,29

+2,46%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

122,50

127,55

+2,40

+1,92%

Bông

US cent/lb

57,59

60,98

+1,40

+2,35%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

367,10

368,80

+12,60

+3,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

152,30

162,40

+2,90

+1,82%

Ethanol CME

USD/gallon

1,14

1,21

+0,04

+3,50%

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg