Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào việc tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19.
Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 47 US cent (0,9%) lên 50,76 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 63 US cent (1,3%) lên 47,62 USD/thùng.
Ngày 15/12, Đức, Pháp, Italy và 5 quốc gia châu Âu khác gồm Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ tuyên bố sẽ phối hợp khởi động các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19. Trước đó, ngày 11/12, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Tổng cộng 2,9 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 đã được vận chuyển tới các trung tâm tiêm chủng trên cả nước Mỹ từ ngày 13/12.
John Kilduff, đối tác của Again Capital tại New York (Mỹ) nhận định thị trường dầu thô tiếp tục nắm bắt triển vọng về thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, có thể là vào mùa Hè năm sau.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), nước này đã lọc 58,35 triệu tấn dầu thô trong tháng 11/2020, tương đương 14,2 triệu thùng/ngày, vượt kỷ lục tháng 10/2020 là 14,09 triệu thùng/ngày.
Theo Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group ở Chicago, thống kê này đã giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư về triển vọng nhu cầu nhiên liệu gia tăng trong thời gian tới. Trung Quốc là một trong những quốc gia hiếm hoi mà nhu cầu dầu mỏ đã hồi phục hoàn toàn từ đầu năm nay.
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế mới đây cho rằng bất kỳ tác động nào của vắc-xin đối với nhu cầu vẫn còn phải chờ vài tháng nữa, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng chậm hơn dự kiến.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng hơn 1% trước những dự đoán Mỹ sẽ thông qua gói kích thích kinh tế bổ sung do quan ngại về tác động kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.852,36 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2021 tăng 1,3% lên 1.855,3 USD/ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng hơn 22% trong bối cảnh các biện pháp kích thích chưa từng có trên toàn cầu được đưa ra.
Jeffrey Sica, nhà sáng lập Circle Squared Alternative Investments, nhận định có khả năng gói kích thích kinh tế bổ sung của Mỹ sẽ được thông qua và đó là điều thị trường vàng đang chờ đợi.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ ngày càng tăng đã gây sức ép cho các nhà lập pháp nước này nhanh chóng triển khai gói cứu trợ được đề xuất ở mức 1.400 tỷ USD.
Vàng, vốn được coi là công cụ chống lại lạm phát và đồng tiền mất giá, đã tăng hơn 22% từ đầu năm đến nay nhờ các biện pháp kích thích kinh tế chưa từng có được triển khai trên khắp thế giới.
Số ca mắc COVID-19 gia tăng cũng thúc đẩy các nước siết chặt hơn các biện pháp hạn chế đã được áp đặt, trong đó có Hà Lan, Đức và thủ đô London của Vương quốc Anh.
Đồng USD suy yếu cũng tiếp thêm sức cho vàng. Hiện giới đầu tư đang hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu từ ngày 15/12 (theo giờ địa phương), với đồn đoán Fed sẽ duy trì mức lãi suất gần bằng 0%.
Phillip Streible, chiến lược gia thị trường thuộc Blue Line Futures tại Chicago, cho hay giá vàng đã từng chạm mức kháng cự 1.879 USD/ounce, hiện được giao dịch trên mức 1.894 USD/ounce để lấy đà tăng tốc lên mức tới 1.920 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 2,8% lên 24,49 USD/ounce, giá palađi tăng 1,7% lên 2.331,88 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 2,6% lên 1.033,76 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc và đươc thúc đẩy bởi việc triển khai vắc xin Covid-19 tại các nền kinh tế lớn.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% lên 7.784 USD/tấn. Tính đến nay, giá đồng tăng hơn 80% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3/2020, chủ yếu do nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại.
Sản lượng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 11/2020 tăng mạnh nhất 20 tháng, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng hồi phục và các hạn chế Covid-19 tại các đối tác thương mại chủ yếu dần được nới lỏng. Trung Quốc chiếm gần 1/2 tiêu thụ đồng toàn cầu, ước đạt 24 triệu tấn.
Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng, được hỗ trợ bởi mối lo ngại nguồn cung kéo dài và số liệu sản lượng sản xuất từ Trung Quốc tăng mạnh. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,5% lên 994 CNY (151,66 USD)/tấn, sau khi vượt mốc 1.000 CNY/tấn vào cuối phiên giao dịch. Giá quặng sắt trên sàn Singapore đảo chiều tăng 0,9% lên 152,83 USD/tấn.
Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giảm tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần từ ngày 7-13/12/2020 thêm 1 triệu tấn tương đương 4,7% xuống 22,7 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Ngoài ra, mối lo ngại về tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước giảm xuống 125,85 triệu tấn – mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Mặc dù, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 11/2020 – nước sản xuất thép hàng đầu thế giới đã thúc đẩy sản lượng sản phẩm trong nửa cuối năm, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh. Sản lượng nhà máy của Trung Quốc tăng mạnh nhất 20 tháng trong tháng 11/2020, chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu tăng mạnh.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 1,2%, thép cuộn cán nóng tăng 0,6% song thép không gỉ giảm 0,3%.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà chế biến trong tháng 11/2020 tăng hơn so với dự kiến, gây áp lực nguồn cung thắt chặt.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 14-3/4 US cent lên 11,84-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 3/4 US cent lên 4,24-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì mềm đỏ, vụ đông giao cùng kỳ hạn tăng 3-1/4 US cent lên 5,99-3/4 USD/bushel.
Giá cà phê arabica giảm trở lại từ mức cao nhất 3 tháng. Cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York giảm 1,5 US cent tương đương 1,2% xuống 1,2465 USD/lb, giảm từ mức cao nhất 3 tháng trong đầu phiên giao dịch; cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London giảm 4 USD tương đương 0,3% xuống 1.372 USD/tấn.
Rabobank dự kiến sản lượng cà phê tại Brazil sẽ giảm 15% trong năm tới xuống 57,4 triệu bao (60 kg). Điều này sẽ khiến sản lượng toàn cầu niên vụ 2021/22 thấp hơn so với nhu cầu.
Giá đường thô tăng lần đầu tiên trong 4 phiên, do dự báo sản lượng đường Brazil trong niên vụ tới sẽ giảm. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 0,09 US cent lên 14,24 US cent/lb, trước đó trong phiên chạm 14,09 US cent/lb
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 2,2 USD lên 392,5 USD/tấn.
Giá cao su trên sàn Osaka tăng phiên thứ 2 liên tiếp, sau cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Nhật Bản, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona sẽ giảm thấp hơn so với dự báo trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Osaka tăng 4,1 JPY tương đương 1,7% lên 244 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 10 CNY lên 14.610 CNY/tấn.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ giảm 5,3% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2021, tăng so với dự báo giảm 5,6% trong tháng 11/2020.
Giá hàng hóa thế giới sáng 16/12
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
47,55
|
-0,07
|
-0,15%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
50,65
|
-0,11
|
-0,22%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
32.140,00
|
+250,00
|
+0,78%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,66
|
-0,02
|
-0,71%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
132,59
|
-0,09
|
-0,07%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
146,02
|
-0,42
|
-0,29%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
418,50
|
-1,25
|
-0,30%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
47.220,00
|
+310,00
|
+0,66%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.855,40
|
+0,10
|
+0,01%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.189,00
|
+28,00
|
+0,45%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
24,62
|
-0,03
|
-0,12%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
24,62
|
-0,03
|
-0,12%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.039,08
|
-1,67
|
-0,16%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.332,63
|
+12,00
|
+0,52%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
354,75
|
+0,30
|
+0,08%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.782,50
|
+31,50
|
+0,41%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.029,50
|
-17,50
|
-0,85%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.814,50
|
-21,50
|
-0,76%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.695,00
|
-55,00
|
-0,28%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
424,25
|
-0,50
|
-0,12%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
602,50
|
+2,75
|
+0,46%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
334,25
|
+0,25
|
+0,07%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,33
|
0,00
|
-0,04%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.188,25
|
-0,50
|
-0,04%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
389,20
|
+0,30
|
+0,08%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
38,84
|
-0,07
|
-0,18%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
593,90
|
+0,40
|
+0,07%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.541,00
|
-48,00
|
-1,85%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
124,65
|
-1,50
|
-1,19%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,21
|
+0,09
|
+0,64%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
117,25
|
-0,30
|
-0,26%
|
Bông
|
US cent/lb
|
75,59
|
+0,92
|
+1,23%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
826,00
|
+13,00
|
+1,60%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
159,30
|
+0,70
|
+0,44%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,37
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg