Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau khi hãng Moderna (Mỹ) thông báo kết quả thử nghiệm của loại vắc-xin chống Covid-19.
Kết thúc phiên này, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao tháng 12/2020 tăng 1,21 USD, lên 41,34 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2021 tăng 1,04 USD, lên 43,82 USD.
Thị trường có phản ứng tích cực khi công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ cùng ngày cho biết việc thử nghiệm vắc-xin do công ty này nghiên cứu cho hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa dịch COVID-19.
Nhà phân tích về năng lượng Eugen Weinberg tại Commerzbank Research cho rằng tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư cùng với việc đồng USD yếu hơn đang tạo động lực cho giá dầu khi bước vào tuần mới.
Gary Cunningham, giám đốc nghiên cứu thị trường của công ty Tradition Energy ở Stamford, cho biết: "Có hiện tượng mua quá mức, đẩy giá dầu đi trệch khỏi các nguyên tắc cơ bản (cung – cầu). Chúng tôi ngày càng quan tâm đến vấn đề nhu cầu của thế giới, khi mà Covid-19 bùng phát trở lại trên toàn cầu".
Bên cạnh đó, giá dầu tăng cũng bởi dữ liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản hồi phục, khi số liệu cho thấy lượng dầu nguyên liệu mà các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sử dụng hàng ngày tháng 10 vừa qua đạt mức cao k ỷ lục. GDP của Nhật Bản quý III/2020 đã tăng 21,4% so với cùng quý năm ngoái, vượt mức dự báo là tăng 18,9%. Tuần trước, giá cả hai loại dầu WTI và Brent đều tăng hơn 8% do nhà đầu tư hy vọng vào vắc-xin Pfizer và kỳ vọng OPEC+ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng ở mức như hiện tại để hỗ trợ giá.
Hiện OPEC+ đang thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng khhoangr 7,7 triệu thùng mỗi ngày, và mức tuân thủ của các thành viên trong tháng 10 lên tới 96%. Theo kế hoạch thì lượng cắt giảm sẽ giảm đi 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2021.
OPEC+, bao gồm OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, đang nghiêng về giải pháp hoãn việc tăng sản lượng dầu theo kế hoạch trong tháng 1/2020 ít nhất 3 tháng để hỗ trợ giá do đại dịch Covid-19 đang bùng phát đợt 2.
Chỉ số USD, đo giá trị của đồng tiền này với sáu đồng tiền mạnh khác, giảm 0,13% vào cuối phiên này.
Trong tuần trước, giá dầu WTI tăng 8,1%, trong khi giá dầu Brent tăng 8,4%.
Giá than luyện cốc kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên giảm 1,8% xuống 1.323 CNY/tấn, trong khi than cốc tăng 1,7% lên 2.430 CNY/tấn.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng hồi phục do các nhà đầu tư lo ngại về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 và đặt cược vào các gói hỗ trợ kinh tế bổ sung.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay vững ở mức 1.887,10 USD/ounce, trong khi giá vàng giao sau tăng 0,1% lên 1.887,80 USD/ounce.
Trong phiên, có thời điểm giá vàng giao ngay đã giảm 1,3% sau khi công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ cho biết việc thử nghiệm vắc-xin do công ty này nghiên cứu cho hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau đó giá nhanh chóng hồi phục do làn sóng lây nhiễm Covid-19 vẫn mạnh mẽ.
Bart Melek, chuyên gia tại TD Securities nhận định, tiến triển trong sản xuất vắc-xin là một tín hiệu tích cực, nhưng vấn đề là sẽ mất khá nhiều thời gian để triển khai sản phẩm này ngay cả tại các nước phát triển. Bên cạnh đó, dù có vắc-xin hay không, giai đoạn khó khăn về kinh tế vẫn sẽ tiếp diễn cho đến vào quý III/2021 và đòi hỏi việc triển khai nhiều gói kích thích kinh tế.
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, giá vàng đã tăng 24%, nhờ các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có trên toàn cầu nhằm đưa các nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, khi kim loại quý này được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,1% lên 24,65 USD/ounce, bạch kim tăng tăng 3,5% lên 919,90 USD/ounce, trong khi palađi giảm 0,1% xuống 2.321,24 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá sắt thép đồng loạt tăng. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 1,3% lên 841 CNY/tấn trong phiên 16/11; quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (hàm lượng 62%) giảm 0,5% xuống 124 USD/tấn trong phiên 13/11.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên thị trường Trung Quốc đều tăng trong phiên vừa qua do dữ liệu tích cực về đầu tư tài sản cố định và thị trường bất động sản của nước này. Theo đó, đầu tư bất động sản tháng 10/2020 đã tăng 13% so với cùng tháng năm ngoái, tốc độ cao nhất kể từ tháng 7/2018; đầu tư tài sản cố định cũng tăng 1,8% trong cùng tháng, vượt xa mức dự báo.
Kết thúc phiên 16/11, giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.852 CNY (585,76 USD)/tấn (kỳ hạn tháng 1/2021); thép cuộn cán nóng tăng 1,4% lên 3.998 CNY/tấn. Riêng thép không gỉ phiên này giảm 1,8% xuống 13.305 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đồng loạt tăng. Đậu tương trên thị trường Chicago tăng giá phiên thứ 2 liên tiếp, gần đạt mức cao nhất 4 năm của tuần trước, do nhu cầu mạnh từ khách hàng Trung Quốc và số liệu cho thấy hoạt động ép dầu của Mỹ tháng 10/2020 đạt mức cao kỷ lục lịch sử.
Giá ngô cũng tăng bởi nhu cầu xuất khẩu mạnh, nhất là từ Trung Quốc. Thị trường năng lượng và chứng khoán tăng giá sau thông tin tích cực về vắc-xin cũng góp phần đẩy giá nông sản đi lên.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Chicago tăng 5-1/2 US cent lên 11,53-1/2 USD/bushel; ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 5-3/4 US cent lên 4,16-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago tăng 4-1/2 US cent lên 5,98 USD/bushel; giá lúa mì tại Ukraina (chất lượng thấp, hàm lượng protein 11,5%) khoảng 252 – 256 USD/tấn (FOB).
Điều kiện thời tiết ở các khu vực trồng lúa mì chính của Nga đang không tốt, năng suất vụ này sẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết mùa Đông. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lúa mì của Ukraina đang diễn ra rất thuận lợi. Nga và Ukraina là hai trong số những nước sản xuất và xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York tăng 0,51 US cent (3,4%) lên 15,47 US cent/lb vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, trong phiên có thời điểm đạt 15,58 US cent, cao nhất kể từ 24/2, do nguồn cung ngắn hạn sẽ khan hiếm. Vụ đường Thái Lan năm nay kém có thể khiến thị trường đường thế giới trở nên khan hiếm, trong khi xuất khẩu đường từ Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi sự thiêu chắc chắn về chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ nước này do vấn đề tài chính liên quan đến dịch Covid-19. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 phiên vừa qua cũng tăng 14 USD (3,4%) lên 420,8 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 6,55 US cent (5,8%) lên 1,1875 USD/lb, trong khi robusta kỳ hạn tháng 1 tăng 30 USD (2,1%) lên 1.440 USD/tấn.
Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong tháng 10/2020, nước này đã xuất khẩu 4,1 triệu bao cà phê (loại 60 kg/bao), tăng 11,5% tương đương với 422.000 bao so với cùng kỳ năm trước, là mức xuất khẩu cao kỷ lục theo tháng của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng hơn 1% trong phiên vừa qua sau số liệu GDP quý III của Nhật Bản đầy ấn tượng cũng thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 10 tăng mạnh hơn dự đoán. Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 2,7 JPY (1,2%) lên 238,3 JPY/kg. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 1,4% lên 14.655 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 17/11
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
41,40
|
+0,06
|
+0,15%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
43,82
|
+1,04
|
+2,43%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
28.770,00
|
+380,00
|
+1,34%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,70
|
+0,00
|
+0,11%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
115,05
|
+0,37
|
+0,32%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
123,06
|
+0,17
|
+0,14%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
352,75
|
+8,00
|
+2,32%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
44.260,00
|
+740,00
|
+1,70%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.889,60
|
+1,80
|
+0,10%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.359,00
|
-3,00
|
-0,05%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
24,89
|
+0,08
|
+0,33%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
83,50
|
-0,30
|
-0,36%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
929,71
|
+0,39
|
+0,04%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.330,94
|
-4,61
|
-0,20%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
323,10
|
+0,15
|
+0,05%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.108,00
|
+125,50
|
+1,80%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.951,00
|
+19,00
|
+0,98%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.679,50
|
+50,50
|
+1,92%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.755,00
|
+355,00
|
+1,93%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
424,25
|
+4,75
|
+1,13%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
604,75
|
+2,75
|
+0,46%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
296,25
|
+0,75
|
+0,25%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,28
|
-0,09
|
-0,73%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.153,50
|
+5,50
|
+0,48%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
389,30
|
+1,50
|
+0,39%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
37,28
|
+0,32
|
+0,87%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
559,30
|
-1,20
|
-0,21%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.435,00
|
+70,00
|
+2,96%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,75
|
+6,55
|
+5,84%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
15,47
|
+0,51
|
+3,41%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
125,75
|
+3,15
|
+2,57%
|
Bông
|
US cent/lb
|
71,58
|
+1,18
|
+1,68%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
593,50
|
+15,20
|
+2,63%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
160,00
|
+0,80
|
+0,50%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,44
|
-0,04
|
-2,70%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg