Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Saudi Arabia quyết định giảm mạnh giá bán cho thị trường châu Á và mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ chững lại ở Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 63 US cent (1,5%), xuống 42,03 USD/thùng, sau khi có lúc chạm thấp nhất kể từ ngày 30/7 là 41,51 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) hạ 67 US cent, tương đương 1,7%, xuống 39,10 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 10/7 là 38,55 USD/thùng.
Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã giảm giá bán chính thức đối với dầu thô Arab Light giao tháng 10/2020 cho thị trường châu Á, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 5/2020.Nhà phân tích Paola Rodriguez-Masiu của Rystad Energy cho biết, động thái giảm giá này được các thị trường nhìn nhận là một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi nhu cầu tại khu vực châu Á, nơi có nhà tiêu thụ dầu lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đang mất dần động lực.
Giá dầu cũng đang chịu áp lực khi các công ty Mỹ tăng cường khai thác để tìm nguồn cung mới sau khi giá dầu phục hồi gần đây.
Kỳ nghỉ Lễ Lao động ngày 7/9 như thường lệ đã đánh dấu sự kết thúc mùa cao điểm nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao điểm vào mùa Hè ở Mỹ và khiến các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu nhiên liệu suy yếu tại quốc gia này.
Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho hay có rất nhiều bất ổn liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ của họ với các nước công nghiệp phát triển quan trọng, đặc biệt là Mỹ, thậm chí cả châu Âu.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vốn luôn hỗ trợ giá dầu với lượng mua vào kỷ lục, đã giảm lượng tiêu thụ vào tháng 8/2020 và tăng xuất khẩu dầu trong nước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên trong bối cảnh các nhà đầu tư hiện hướng sự chú ý đến quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), dự kiến công bố vào ngày 10/9.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.928,82 USD/ounc; vàng kỳ hạn vững ở mức 1.933,60 USD/ounce. Chỉ số USD đã tăng 0,3%, khiến vàng đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Carsten Menke, nhà phân tích thuộc Julius Baer, cho biết đồng USD tăng giá đã gây sức ép cho giá vàng, song những bất ổn dài hạn vẫn hiện hữu trên thị trường đang phần nào hạn chế đà giảm của giá kim loại quý này. Theo ông Menke, giá vàng có khả năng giao dịch đi ngang "do những lo ngại về suy thoái vốn đã gây ảnh hưởng trên thị trường và các nhà đầu tư hiện đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong chính sách của ngân hàng trung ương".
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã cắt giảm lãi suất để ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, với giá vàng đã tăng hơn 27% giá trị kể từ đầu năm đến nay do lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. Các nhà đầu tư hiện hướng sự chú ý đến quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), dự kiến công bố vào ngày 10/9.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 27 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,5% lên 908,26 USD/ounce, trong khi giá palađi giảm khoảng 0,1% xuống 2.295,13 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng do tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và nhu cầu tại Châu Âu với những nơi khác làm tăng triển vọng xuất khẩu đi lên từ Trung Quốc, nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Trên sàn giao dịch kim loại London, giá nhôm tăng 0,6% lên 1.797 USD/tấn. Giá kim loại này đã chạm 1.824 USD/tấn trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 1 và tăng 25% kể từ giữa tháng 5.
Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 7 tăng gần gấp 7 lần so với năm trước lên mức cao thứ 2 trong lịch sử, khi nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về kim loại này trở thành nhà nhập khẩu ròng lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8, số liệu này thúc đẩy tâm lý nói chung trên thị trường kim loại công nghiệp, khiến giá đồng tăng lên 6.822,5 USD/tấn. Chốt phiên giá đồng tăng 1,1% lên 6.787 USD/tấn.
Lượng nhôm lưu kho trên sàn giao dịch LME ở mức 77.550 tấn, thấp nhất kể từ năm 2005 và giảm hơn 70% kể từ giữa tháng 5. Dự trữ đồng ở mức thấp trong lịch sử kết hợp với việc nắm giữ một lượng lớn giấy chứng quyền bằng kim loại đồng trong vài tháng qua đã gây ra lo lắng về nguồn cung trên thị trường LME.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc cũng tăng trong phiên qua bởi sự phục hồi trong tiêu thụ sản phẩm thép sử dụng trong xây dựng và hoạt động sản xuất. Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giao tháng 1/2021 đóng cửa tăng 0,3% lên 852 CNY (124,73 USD)/tấn. Giá đã tăng lên 872 CNY/tấn trong phiên này. Trái với xu hướng tăng của giá sắt, giá thép cây sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kỳ hạn giao tháng 1/2021 giảm 0,6% xuống 3.736 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống 3.864 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 11 giảm 0,3% xuống 14.805 CNY/tấn.
Tiêu thụ của 5 loại sản phẩm thép chính sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất tăng 2,7% tính tới ngày 3/9 so với một tuần trước, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Trong khi đó, công suất hoạt động tại 163 nhà máy thép ở Trung Quốc ở mức 85,38% trong tuần trước so với 85,27% trong cùng kỳ một năm trước.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 giảm 10,9% so với tháng liền trước xuống 110,36 triệu tấn do nguồn cung từ các nhà cung cấp lớn đang giảm và do tắc nghẽn tại cảng.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8, làm lu mờ sự nhập khẩu đang bị sụt giảm kéo dài, do nhiều đối tác thương mại của họ đã nới lỏng việc phong tỏa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì trên sàn Euronext đóng cửa gần như không đổi do Mỹ đóng cửa nghỉ lễ đã loại bỏ những động lực thường lệ trong khi các thương nhân đánh giá triển vọng xuất khẩu. Lúa mì kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 0,25 euro, hay 0,1% lên 188,5 euro/tấn.
Khối lượng giao dịch là ít do Mỹ nghỉ lễ khiến các thị trường ngũ cốc Chicago đóng cửa, trong khi các thương nhân cũng đợi số liệu mùa vụ của Mỹ vào cuối tuần này.
Thị trường ngũ cốc sôi động trong 2 tuần qua bởi nhu cầu của Trung Quốc với ngũ cốc Mỹ tăng lên cùng với lo ngại về thiệt hại do thời tiết tới cây trồng vùng Midwest.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 17 USD hay 1,2% xuống 1.427 USD/tấn.
Với mặt hàng đường, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 4,5 USD hay 1,3% lên 359 USD/tấn. Các đại lý cho biết thị trường này đang hồi phục sau khi giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần tại 350,3 USD/tấn, thúc đẩy một phần bởi các cuộc thảo luận về sự quan tâm tới giao nhận hàng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 đáo hạn vào ngày 15/9.
Ấn Độ có thể duy trì trợ cấp xuất khẩu đường niên vụ 2020/21 trong một nỗ lực giảm tồn kho dư thừa và đảm bảo giá trong nước không giảm dưới một mức chuẩn của chính phủ.
Các nhà phân tích của Green Pool cho biết trong một bản cập nhật số liệu hàng tuần rằng xuất khẩu đường của Ấn Độ đã tiến triển tốt trong niên vụ 2019/20, với các khách hàng gồm Iran, Indonesia và Malaysia.
Cao su của Nhật Bản xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, do giá tại Thượng Hải giảm thúc đẩy việc bán tháo trong khi giá dầu giảm cũng làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa này.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 0,4 JPY xuống 179,6 JPY (1,69 USD)/kg. Trong đầu phiên giao dịch giá đã giảm xuống 176,8 JPY, thấp nhất kể từ ngày 25/8. Giá cao su giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 75 CNY xuống 12.465 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
39,15
|
-0,62
|
-1,56%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
42,04
|
+0,03
|
+0,07%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
28.760,00
|
+70,00
|
+0,24%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,54
|
-0,05
|
-1,85%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
116,08
|
-1,64
|
-1,39%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
112,82
|
-2,33
|
-2,02%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
329,50
|
+1,50
|
+0,46%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
40.800,00
|
-630,00
|
-1,52%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.933,00
|
-1,30
|
-0,07%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.596,00
|
-6,00
|
-0,09%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
26,95
|
+0,23
|
+0,87%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
91,30
|
-0,20
|
-0,22%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
910,75
|
-0,25
|
-0,03%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.309,17
|
+5,60
|
+0,24%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
307,00
|
+0,80
|
+0,26%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.789,00
|
+79,00
|
+1,18%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.797,50
|
+11,00
|
+0,62%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.509,50
|
+26,50
|
+1,07%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.330,00
|
+80,00
|
+0,44%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
362,25
|
+4,25
|
+1,19%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
549,75
|
-0,50
|
-0,09%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
272,00
|
+2,00
|
+0,74%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,44
|
+0,04
|
+0,32%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
976,00
|
+8,00
|
+0,83%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
318,00
|
+0,80
|
+0,25%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,49
|
+0,60
|
+1,82%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
506,50
|
+2,80
|
+0,56%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.595,00
|
-39,00
|
-1,48%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
134,00
|
+2,80
|
+2,13%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,93
|
-0,14
|
-1,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
119,90
|
+1,35
|
+1,14%
|
Bông
|
US cent/lb
|
65,11
|
+0,12
|
+0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
641,50
|
-29,00
|
-4,33%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
137,90
|
-1,10
|
-0,79%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,31
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg