Năng lượng: Giá dầu tăng trong tuần dù giảm ở 2 phiên cuối
Phiên giao dịch cuối tuần, giấ dầu giảm khoảng 2% do lo ngại sản lượng của Libya tăng và số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu cũng tăng - yếu tố có thể làm giảm sự hồi phục kinh tế toàn cầu, kéo chậm lại nhu cầu dầu mỏ.
Chốt phiên 13/11, dầu thô Brent giảm 75 US cent hay 1,7% xuống 42,78 USD/thùng, Dầu thô WTI giảm 99 US cent hay 2,4% xuống 40,13 USD/thùng.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá cả 2 loại đều tăng hơn 8% nhờ những hy vọng về một loại vắc-xin ngừa COVID-19 tiềm năng. Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ cho biết vắc-xin do hãng này bào chế hiệu quả trên 90% trong việc phòng ngừa COVID-19, dựa trên số liệu ban đầu khi bước vào thử nghiệm giai đoạn cuối. Thông tin này khiến các nhà kinh doanh hy vọng rằng đại dịch COVID-19 có thể được ngăn chặn vào năm tới sẽ khiến nhu cầu dầu tăng trở lại.
Tuy nhiên, một yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong phiên cuối tuần là những đồn đoán về việc sản lượng dầu của Libya thực chất đã tăng lên mức 1,2 triệu thùng/ngày thay vì 1 triệu thùng/ngày như theo báo cáo của tập đoàn năng lượng quốc doanh National Oil Corp công bố ngày 7/11. Ngoài ra, việc xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ cũng tăng lên đã đẩy thị trường giảm sâu hơn. Theo dữ liệu của công ty dịch vụ công nghiệp Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 10 giàn lên 236 giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng Năm tới nay.
Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, buộc nhiều chính phủ áp đặt hạn chế đi lại khắt khe hơn để đối phó với số ca nhiễm COVID-19 mới ngày càng tăng. Châu Âu đang gặp phải nhiều khó khăn với số ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao và những biện pháp hạn chế xã hội mới. Còn tại Mỹ, số ca lây nhiễm COVID-19 đã vượt 100.000 ca/ngày trong vài ngày qua, và hơn chục bang có số ca lây nhiễm tăng gấp đôi trong hai tuần qua. Giới phân tích chỉ ra rằng các biện pháp giãn cách xã hội ở châu Âu và Mỹ để phòng chống COVID-19 đã làm chậm quá trình phục hồi nhu cầu nhiên liệu, nhưng mức tiêu thụ dầu của các nền kinh tế châu Á gần như đã trở lại mức trước dịch COVID-19.
Giới phân tích nhận định Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khổi (còn gọi là nhóm OPEC+) có thể do dự trong việc nới lỏng chương trình cắt giảm sản lượng vốn được lên kế hoạch vào tháng 1/2021.
OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp cho Ủy ban Giám sát cấp Bộ trưởng vào tuần tới. Dự kiến, ủy ban này sẽ đưa ra một số dấu hiệu về quyết định của các nhà sản xuất tại cuộc họp cấp Bộ trưởng tiếp theo vào ngày 1/12.
Kim loại quý: Giá vàng có tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 9
Giá vàng tăng trong phiên cuối tuần khi số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu ngày càng tăng làm dấy lên những lo ngại về thiệt hại kinh tế từ đại dịch, trong khi hoài nghi đạt được vaccine cũng thúc đẩy tìm nơi trú ẩn an toàn,
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.884,76 USD/ounce, mặc dù vậy tính chung cả tuần giá vẫn giảm 3,4% - mức giảm nhiều nhất kể từ cuối tháng 9. Giá vàng giao sau tăng 0,7% lên 1.886,2 USD/ounce. Đồng USD yếu đi cũng hỗ trợ giá vàng tăng.
Nhà phân tích cấp cao Jim Wyckoff của chuyên trang về thị trường vàng Kitco Metals cho biết thị trường đã nhận thấy tình hình dịch COVID-19 hoành hành ở Mỹ cùng khả năng đại dịch sẽ gây ra một số thiệt hại kinh tế lớn hơn trong những tháng tới. Tất cả những yếu tố này đang có lợi cho thị trường vàng.
Theo chuyên gia Wyckoff, nhà đầu tư ban đầu đều tỏ ra phấn khởi về tin tức xung quanh vắc-xin ngừa COVID-19. Nhưng sau đó họ nhận ra rằng vắc-xin có thể sẽ chỉ được tung ra thị trường vào cuối mùa Đông hoặc mùa Xuân sang năm. Cho đến lúc đó, các nền kinh tế sẽ phải vượt qua một giai đoạn rất khắc nghiệt.
Ông Eli Tesfaye, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư RJO nhận định có thể nỗi lo về một làn sóng COVID-19 thứ hai đi với các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.
Cùng với đó, các thị trường phải thấp thỏm chờ đợi xem liệu gói biện pháp kích thích mới tại Mỹ có sớm được thông qua hay không.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm cao nhất gần 20 tháng
Giá nhôm đạt mức cao nhất trong gần 20 tháng do các nhà đầu cơ tiếp tục lạc quan về vắc-xin phòng virus và nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên cuối tuần, nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,1% lên 1.931 USD/tấn sau khi chạm 1.941 USD, mức cao nhất kể từ ngày 21/3/2019. Giá nhôm LME đã phục hồi 32% kể từ tháng 3 bất chấp các dự báo dư thừa lớn – các nhà phân tích được Reuters thăm dò vào tháng trước đã cho thấy nguồn cung dư thừa 2 triệu tấn trong năm nay.
Giá đã tăng không những bởi lạc quan về vaccine thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu mà còn bởi tiêu thụ nhôm mạnh tại Trung Quốc, do quốc gia này tung ra các khoản kích thích chi tiêu mạnh mẽ,
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết một số dấu hiệu đang gây hiểu lầm, chẳng hạn như Trung Quốc chuyển từ một nước xuất khẩu ròng trong năm nay sang nhập khẩu 1,99 triệu tấn, tăng 381% so với cùng kỳ năm ngoái,
Yếu tố khác nữa đang hỗ trợ giá nhôm là khối lượng dư thừa lớn được giấu trong các kho ngoại hối qua các thỏa thuận tài chính,
Giá quặng sắt Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần cũng tăng mạnh nhất trong 3 tháng do hy vọng nhu cầu mạnh khi tồn kho thép của Trung Quốc giảm,
Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,8% xuống 832,5 CNY (125,67 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 5,3% trong, là tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 8. Giá quặng sắt tại Singapore giảm 0,8% xuống 118,94 USD/tấn, sau khi tăng lên 121,78 USD/tấn trong ngày 12/11, Tính chung cả tuần giá tăng 4,2%. Giá thép thanh và thép không gỉ ổn định tại Thưởng Hải, nhưng thép cuộn cán nóng tăng 0,8%.
Nhu cầu thép mạnh mẽ từ người dùng cuối và sản lượng của các nhà máy giảm đã hỗ trợ giá trong tuần này, với quặng sắt giao ngay chạm mức cao nhất 4 tuần tại 124,5 USD/tấn trong ngày 12/11.
Tồn kho của 5 loại sản phẩm thép chính ở Trung Quốc giảm trong tuần này xuống mức thấp nhất trong 10 tháng tại 5,2 triệu tấn, theo khảo sát của công ty tư vấn Mysteel với 184 nhà máy,
Tuy nhiên, những hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể làm giảm sự nhiệt tình của thị trường với triển vọng nhu cầu quặng sắt.
Trung Quốc đang cân nhắc việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với đòn bẩy của các nhà phát triển bất động sản bằng cách giới hạn tỷ lệ giữa nợ trên dòng tiền mặt, các tài sản và mức vốn của họ.
Nông sản: Giá ngũ cốc tăng
Trong phiên cuối tuần, giá đậu tương giao dịch gần mức cao nhất trong 4,5 năm đạt được trong đầu phiên do nhu cầu xuất khẩu mạnh và tồn kho trong nước giảm. Thị trường đậu tương được hỗ trợ tốt ở mức gia hiện tại, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ đã khơi mào cho đợt tăng giá với một báo cáo trong ngày 10/11 rằng tồn kho ngô và đậu tương của Mỹ ở mức thấp nhất trong 7 năm.
Giá có thể tăng tiếp nếu thời tiết mùa vụ tồi tệ hơn ở Nam Mỹ, Thời tiết khô hạn đã cản trở việc trồng trọt ở Brazil, nhà cung cấp đậu tương lớn nhất thế giới.
Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago (CBOT) chốt phiên tăng 2,5 US cent lên 11,48 USD/bushel, sau khi tăng vọt trong ngày 11/11 lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2016 tại 11,62-1/4 USD; giá ngô tăng 2-1/4 US cent lên 4,10-1/2 USD/bushel, sau khi trong tuần này lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2019; giá lúa mì tăng 5-1/4 US cent lên 5,93-1/2 USD/bushel, trong phiên có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6/10.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 lúc đóng cửa tăng 0,04 US cent hay 0,27% lên 14,96 US cent/lb, hướng tới mức cao nhất 8 tháng ở tuần trước tại 15,23 US cent; đường trắng kỳ hạn tháng 12 (hết hạn trong phiên này) tăng 5,9 USD hay 1,45% lên 412,8 USD/tấn.
Chính sách xuất khẩu đường của Ấn Độ trong niên vụ này vẫn chưa được thông báo và có lo ngại về giá trợ cấp xuất khẩu có thể gây thiệt hại cho xuất khẩu nếu giảm so với niên vụ trước,
Các đại lý cho biết xu hướng giá đường là tích cực trong ngắn hạn, với xuất khẩu từ Thái Lan giảm mạnh, xuất khẩu từ Ấn Độ bị trì hoãn hiện nay, và các nền kinh tế Châu Á đang đạt được một phần kiểm soát về đại dịch Covid-19.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 0,75 US cent hay 0,67% xuống 1,1220 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 3 USD hay 0,22% xuống 1.410 USD/tấn.
Ngân hàng Citi cho biết trong báo cáo hàng tháng họ điều chỉnh giảm giá mục tiêu trong 0-3 tháng xuống 1,07 USD/lb, do dư thừa lớn 4,3 triệu bao trong năm niên vụ 2020/21.
Giá cao su tại hật Bản tăng liên tiếp 3 phiên cuối tuần, và kết thúc tuần tăng đầu tiên trong 2 tuần, do lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 và tiềm năng vắc-xin. Hợp đồng cao su giao tháng 4/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 3,1 JPY hay 1,3% lên 235,6 JPY/kg; tính chung cả tuần tăng 6%. Cao su trên sàn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 1/2021) tăng 0,8% lên 14,385 CNY/tấn. Nhu cầu mạnh từ Trung Quốc cùng với sản lượng hạn chế sẽ hỗ trợ giá cao su tự nhiên trong nửa đầu năm tới.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 6/11
|
Giá 13/11
|
13/11 so với 12/11
|
613/11 so với 12/11 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
37,14
|
40,13
|
-0,99
|
-2,41%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
39,45
|
42,78
|
-0,75
|
-1,72%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
26.080,00
|
28.360,00
|
-60,00
|
-0,21%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,89
|
3,00
|
+0,02
|
+0,64%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
108,44
|
112,54
|
-3,17
|
-2,74%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
114,26
|
120,42
|
-2,91
|
-2,36%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
322,75
|
344,75
|
-10,50
|
-2,96%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
41.140,00
|
43.480,00
|
-110,00
|
-0,25%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.951,70
|
1.886,20
|
+12,90
|
+0,69%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.484,00
|
6.363,00
|
+16,00
|
+0,25%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
1.951,70
|
24,78
|
+0,47
|
+1,93%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
6.484,00
|
83,20
|
+1,40
|
+1,71%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
895,64
|
894,40
|
+10,81
|
+1,22%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.495,88
|
2.325,51
|
-15,05
|
-0,64%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
315,40
|
318,50
|
+3,30
|
+1,05%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.946,50
|
6.982,50
|
+48,50
|
+0,70%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.901,50
|
1.932,00
|
+2,00
|
+0,10%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.634,50
|
2.629,00
|
+3,00
|
+0,11%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
406,75
|
18.400,00
|
+100,00
|
+0,55%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
406,75
|
419,50
|
+1,25
|
+0,30%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
602,00
|
602,00
|
+4,75
|
+0,80%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
300,50
|
295,50
|
-4,50
|
-1,50%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,42
|
12,37
|
+0,10
|
+0,77%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.101,50
|
1.148,00
|
+2,50
|
+0,22%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
382,40
|
387,80
|
+0,70
|
+0,18%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
35,34
|
36,96
|
+0,10
|
+0,27%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
545,90
|
560,50
|
+0,60
|
+0,11%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.338,00
|
2.365,00
|
+9,00
|
+0,38%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
109,45
|
112,20
|
-0,75
|
-0,66%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,91
|
14,96
|
+0,04
|
+0,27%
|
Nước cam
|
US cent/lb
|
114,80
|
122,60
|
+2,85
|
+2,38%
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,62
|
70,40
|
-0,22
|
-0,31%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
524,80
|
578,30
|
+2,00
|
+0,35%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
155,70
|
157,40
|
-1,90
|
-1,19%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,36
|
1,48
|
+0,03
|
+2,07%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg