Giá thép đã tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng, được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu dần cải thiện khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm vào mùa xuân và nhiều bằng chứng về sự phục hồi kinh tế đã xuất hiện.
Theo đó, trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giaotháng 5 đã kết thúc giao dịch ban ngày thấp hơn 0,2% ở mức 920 CNY(tương đương 134,02 USD)/tấn, đạt 936 CNY vào đầu phiên, đánh dấu một mức cao mới.
Giá quặng sắt giao tháng 4/2023 trên Sàn giao dịch Singapore đã giảm 0,2% xuống 131,25 USD/tấn, trong phiên giao dịch trước đó, giá quặng sắt chạm mức cao mới trong ba tuần là 132,40 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,5% và giá thép cuộn tăng 0,6%. Cả hai đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022.
Các nhà phân tích cho biết, sản lượng thép và quặng sắt tồn kho tại các nhà máy của Trung Quốc đang giảm, thời gian xây dựng của Trung Quốc từ tháng 3 đến tháng 6 thường nóng.
Công ty tư vấn Mysteel cho biết, các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ cần tăng khối lượng bổ sung quặng sắt trong tháng này để cung cấp cho các lò cao đã hoạt động trở lại sau khi ngừng hoạt động để bảo trì.
Dự trữ quặng sắt tại cảng ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần là 138,6 triệu tấn vào tuần trước, điều đó đã làm tăng thêm sự lạc quan của thị trường.
Tuy nhiên, các thương nhân thận trọng vì các cơ quan quản lý Trung Quốc có thể thực hiện các bước để kiềm chế giá quặng sắt, đã cảnh báo chống đầu cơ và tích trữ giá quá mức.
Trong khi đó, giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác của Đại Liên giảm, với giá than cốc và than luyện cốc giảm lần lượt 1,2% và 1,9%.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép dây tăng 0,1%, trong khi thép không gỉ tăng 0,8%.
Trung Quốc sẽ cắt giảm sản lượng thép thô và đánh dấu năm thứ ba liên tiếp Chính phủ nước này yêu cầu giảm sản lượng để hạn chế lượng khí thải carbon từ lĩnh vực gây ô nhiễm nặng.
Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ hợp kim lớn nhất thế giới, là xương sống của nền kinh tế công nghiệp. Kể từ khi sản lượng đạt mức kỷ lục 1,053 tỷ tấn vào năm 2020, đã giảm mỗi năm chỉ còn trên 1 tỷ tấn. Lĩnh vực này chiếm khoảng 15% lượng khí thải quốc gia, chỉ đứng sau sản xuất điện.
Trong khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục sử dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thép được sử dụng đang giảm khi nền kinh tế chuyển sang cơ sở hạ tầng sử dụng ít kim loại hơn. Việc Chính phủ siết chặt thị trường bất động sản cũng đã làm giảm nhu cầu đối với hợp kim.
Một số công ty khai thác lớn nhất thế giới, từ tập đoàn BHP (Úc) đến Vale SA ở Brazil, dựa vào các nhà máy thép của Trung Quốc để tiêu thụ một lượng lớn quặng sắt do họ sản xuất, do đó nhu cầu ít hơn có thể ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Cả BHP và công ty khai thác đối thủ Rio Tinto Plc đều giảm 1,1% tại sàn kim loại London.
Sản lượng thép của Trung Quốc đã tăng 5,6% trong hai tháng đầu năm lên 169 triệu tấn, mặc dù các mục tiêu tăng trưởng tương đối khiêm tốn của Bắc Kinh vào năm 2023, được công bố tại cuộc họp lập pháp thường niên hồi đầu tháng 3, đã làm giảm kỳ vọng về nhu cầu tăng mạnh.
Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters