Đường Sơn, thành phố sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, vào tháng 3 cho biết nhà chức trách sẽ trừng phạt các công ty không tuân thủ kế hoạch chống ô nhiễm, sau nhiều tuần miền bắc Trung Quốc xuất hiện nhiều khói bụi.
Các công ty trong ngành công nghiệp nặng tại Đường Sơn, bao gồm cả lĩnh vực thép và xi măng, bị yêu cầu hạn chế hoặc tạm dừng sản xuất trong những ngày ô nhiễm nặng. Mục tiêu là giảm lượng phát thải tổng thể của các chất ô nhiễm không khí như sulfuric dioxide hoặc nitơ oxit xuống 50%.
S&P Global Platts đánh giá công suất sản xuất thép EAF của Trung Quốc sẽ tăng 17 triệu tấn/năm vào năm nay lên khoảng 198 triệu tấn/năm.
Các biện pháp kiểm soát phát thải và sản xuất thép của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ khiến nhu cầu nguyên liệu thô ít hơn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,5% lên 1.188,5 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt 1.213 CNY/tấn.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thêm 50 điểm cơ bản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2021, giải phóng khoảng 1 nghìn tỉ CNY để củng cố sự phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Nhập khẩu thép tái chế của Trung Quốc đạt 114.741 triệu tấn trong tháng 5, gấp hơn 28 lần so với khối lượng trong tháng 1 khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu sắt vụn.
Trang S&P Global Platts nhận định các biện pháp kiểm soát phát thải và sản xuất thép của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ khiến nhu cầu nguyên liệu thô ít hơn.
“Tuy nhiên, các mục tiêu môi trường của Trung Quốc có thể làm tăng nhu cầu thép tái chế trong dài hạn khi Trung Quốc mở rộng công suất lò điện hồ quang (EAF). EAF thải ra ít khí thải carbon hơn và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu chính”, S&P Global Platts nhận định.
Nguồn:VITIC/Reuters