menu search
Đóng menu
Đóng

Quặng sắt kéo dài đà tăng do lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc

16:58 12/01/2023

Giá quặng sắt kỳ hạn tăng phiên thứ ba liên với giá chuẩn Singapore tăng lên mức cao mới trong 6 tháng, được củng cố bởi sự lạc quan về triển vọng nhu cầu tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.
 
Triển vọng về nhu cầu mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc - quốc gia đã dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19 và đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho lĩnh vực bất động sản đang suy yếu, đã hỗ trợ giá kim loại quý phục hồi kể từ đầu tháng 11/2022.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 1,4% lên mức 855,5 CNY(tương đương 126,57 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng Hai của nguyên liệu sản xuất thép tăng tới 1% lên mức cao nhất kể từ tháng 6 ở mức 123,25 USD/tấn.
Với nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, Trung Quốc đã cam kết các biện pháp giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước và đảm bảo nguồn tài chính ổn định và có trật tự cho lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thép của Trung Quốc đã giảm trong bối cảnh thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng này và sự chậm lại trong hoạt động xây dựng vào mùa đông dự kiến sẽ hạn chế nhu cầu trong ngắn hạn.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép cây giữ mức ổn định, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2% và giá thép cuộn giảm 0,2%. Giá thép không gỉ tăng 0,6%.
Trên sàn giao dịch Đại Liên giá than cốc giảm 0,2%, trong khi giá than luyện cốc tăng 1,7%.
Các nhà kinh tế của ANZ cho biết, trong thời gian tới, việc (Trung Quốc) mở cửa trở lại sẽ giải phóng một số nhu bị chậm trễ do dịch Covid, dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, họ tin rằng các biện pháp nới lỏng sẽ không thể giải quyết các trở ngại về cấu trúc mà nền kinh tế phải đối mặt.
Các nhà phân tích cũng cho biết đà tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ chững lại trong nửa cuối năm do nhu cầu bị dồn nén, trong khi suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters