menu search
Đóng menu
Đóng

Châu Á không bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh

11:06 28/02/2017

Vinanet - Nếu bạn đang tìm kiếm bằng chứng nguồn cung dầu thô đã giảm từ OPEC và các đồng minh chính của họ trong việc cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá, thì sẽ thiếu bằng chứng từ các nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á.
Số liệu nhập khẩu tháng 1 từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy họ ít bị tác động của việc nguồn cung giảm, nhưng cho thấy giá đã tăng để phản ứng với động thái của OPEC và các đồng minh cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày ra khỏi các thị trường dầu mỏ toàn cầu. Số liệu tháng 1 của nước nhập khẩu hàng đầu thế giới, Trung Quốc là một ví dụ. Nhập khẩu tăng 27,5% so với cùng tháng năm trước lên 34,03 triệu tấn, tương đương với 8,01 triệu thùng/ngày.
Đó là mức tăng ấn tượng, chủ yếu được cho là do tiếp tục bổ sung vào dự trữ chiến lược và nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà máy lọc dầu tư nhân, hiện này đã được cho phép nhập khẩu dầu thô.
Saudi Arabia - một nước có yếu tố quan trọng trong quyết định cắt giảm sản lượng hồi tháng 11 của OPEC - đã tăng 18,9% xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 1 so với tháng 1/2016 lên thành 1,18 triệu thùng/ngày. Nhập khẩu trong tháng 1 từ vương quốc này cũng tăng mạnh 40% so với 841.000 được nhập khẩu trong tháng 12.
Sự gia tăng này nói lên những quyết tâm cố gắng của Saudi Arabia để giữ các khách hàng quan trọng ở châu Á được cung cấp đầy đủ, và cắt giảm nguồn cung cho các khách hàng khác, ít quan trọng hơn.
Tuy nhiên, có yếu tố khác để xem xét: số liệu hải quan của Trung Quốc cho biết địa chỉ của mỗi thùng dầu đến từ đâu, nhưng không cho chúng ta biết rằng những thùng dầu đã được vận chuyển khi nào. Có thể rằng việc tăng vọt trong nhập khẩu từ Saudi Arabia trong tháng 1 được liên quan một phần từ việc di chuyển dầu từ kho chứa đến nơi giao hàng, do các thương nhân phản ứng với thị trường được dự kiến thắt chặt và sự chuyển động của giá dầu kỳ hạn từ giá tương lai cao hơn giao ngay thành giá thương lai thấp hơn hiện tại.
Tuy nhiên, ngay cả khi một số thùng dầu này được nhập từ những kho chứa thương mại, thì vẫn chưa rõ ràng rằng Trung Quốc không cảm thấy nguồn cung của họ bị hạn chế bởi các nước khẳng định cắt giảm sản lượng.
Nhập khẩu từ Nga tăng 36,5% trong tháng 1 so với tháng 1/2016 thành 1,08 triệu thùng/ngày, trong khi từ Angola tăng vọt 63,5% lên 1,16 triệu thùng/ngày.
Các nhà sản xuất OPEC khác cũng thấy thị phần họ trong lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên trong tháng 1, với Iraq tăng 43,2% và Venezuela tăng 80,1%.
Những nước bị sụt giảm trong số các nhà cung cấp lớn là Iran, với lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm 1,3% trong tháng 1, UAE, xuất khẩu của họ sang Trung Quốc giảm 15,5%.
Lượng dầu xuất sang châu Á tăng, giá cũng tăng
Quay sang Ấn Độ, nhập khẩu của họ từ Saudi Arabia lên tới 925.700 thùng/ngày trong tháng 1, tăng 36,1% so với tháng 12 và giảm 1,4% so với cùng tháng năm 2016.
Trong tháng 1 Ấn Độ cũng tăng cường nhập khẩu từ các thành viên OPEC khác so với tháng 12, như Iran tăng 1,5%, Iraq tăng 2,1% và Angola tăng 60,2%.
Tuy nhiên, nhập khẩu từ UAE giảm 8% và từ Kuwait giảm 41,4%, mặc dù nước đó không phải một nhà cung cấp chính cho Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba của châu Á, đã nhập khẩu từ Saudi Arabia giảm 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 1 so với 1,43 triệu thùng/ngày, tuy nhiên vẫn cao hơn 11,8% so với tháng 1/2016.
Nhập khẩu từ hai nhà cung cấp của Nhật Bản, UAE giảm từ 884.057 thùng/ngày trong tháng 12 xuống 752.973 thùng/ngày trong tháng 1, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng thành 214.498 thùng/ngày từ 194.285 thùng/ngày trong tháng 12.
Cũng đáng lưu ý rằng tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 là 3,315 triệu thùng/ngày, thấp hơn 349.000 thùng/ngày so với mức 3,664 triệu thùng/ngày trong tháng 12.
Tổng thể, nhập khẩu từ Saudi Arabia trong tháng 1 của ba khách hàng lớn nhất châu Á tăng lên 3,41 triệu thùng/ngày từ 2,947 triệu thùng/ngày trong tháng 12, tăng vọt 15,2%.
Một bức tranh nổi lên là châu Á phần lớn không bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh, ít nhất là cho đến hiện tại.
Ảnh hưởng chính cảm nhận được là giá dầu tăng, với số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy rằng chi phí mỗi thùng dầu của Saudi Arabia tăng lên 53,77 USD trong tháng 1 từ mức 45,20 USD trong tháng 12.
Đây là sự gia tăng mạnh hơn so với chi phí tổng thể mỗi thùng dầu của Trung Quốc tăng lên 52,2 USD trong tháng 1 từ mức 46,3 USD/thùng trong tháng 12.
Giá cả cũng có thể là động lực chính của sự thay đổi trong các thị trường dầu mỏ châu Á, với khách hàng đang bị cám dỗ rời bỏ hàng hóa từ OPEC và các nhà sản xuất đồng minh để chuyển sang các nhà sản xuất khác bên ngoài như Mỹ.
Trung Quốc đã nhập khẩu 1,88 triệu thùng dầu thô từ Mỹ trong tháng 1, tương đương một tàu trở dầu cực lớn VLCC. Đối với cả năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu tương đương 2 VLCC từ Mỹ.
Nếu dầu của Mỹ có thể cạnh tranh giá với dầu từ Trung Đông, họ có thể dụ dỗ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc mua thêm, đặc biệt nếu việc cắt giảm sản lượng của OPEC rút cạn kho dầu dự trữ.
Đối với OPEC và Nga, câu hỏi sau cùng có thể trở thành quyết định là liệu họ có thể tiếp tục cung cấp đủ cho châu Á và duy trì thị phần tương đối của họ, trong khi các chỗ khác thiếu hụt để giữ giá dầu theo xu hướng tăng không.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet