menu search
Đóng menu
Đóng

Saudi Arabia và Nga ký hiệp ước dầu mỏ, có thể hạn chế sản lượng trong tương lai

14:20 06/09/2016

Vinanet - Nga và Saudi Arabia hôm 5/9 đã đồng ý hợp tác tại các thị trường dầu mỏ trên thế giới, cho biết họ sẽ không hành động ngay nhưng có thể hạn chế sản lượng trong tương lai. Điều này đang thúc đẩy giá tăng bởi hy vọng hai nhà sản xuất dầu hàng đầu sẽ cùng nhau giải quyết sự dư thừa toàn cầu.
Tuyên bố chung được ký kết bởi các Bộ trưởng Năng lượng của các nước này ở Trung Quốc bên lề của hội nghị thượng đỉnh G20 và sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thái tử dự bị Mohammed bin Salman.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hai nước đang hướng tới một mối quan hệ đối tác năng lượng chiến lược và một mức tin cậy cao sẽ cho phép họ giải quyết những thách thức toàn cầu. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết thỏa thuận này cũng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất khác hợp tác.
Giá dầu đã tăng gần 5% trước cuộc họp báo của hai bộ trưởng, nhưng đã giảm trở lại một phần do thỏa thuận này không thực hiện hành động ngay.
Ông Falih cho biết “không cần đóng băng sản lượng hiện nay … Chúng tôi có thời gian để thực hiện loại quyết định này”. “Việc đóng băng sản lượng là một trong số những khả năng được ưa thích, nhưng nó không phải xảy ra đặc biệt hiện nay”.
Ngay cả nếu tuyên bố hôm 5/9 không có nhiều hành động, thì nó vẫn đánh dấu sự phát triển đáng kể trong mối quan hệ Nga – Saudi. Hai nước này đã chiến đấu hiệu quả một cuộc chiến tranh ủy thác tại Syria và Moscow cũng thấy chính mình như một đồng minh lớn của Iran – Đối thủ của Riyadh tại Trung Đông.
Các đàm phán đóng băng sản lượng
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC sẽ tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức tại Algeria cuối tháng trước và cuộc họp chính thức tiếp theo tại Vienna vào tháng 11. Một vài nhà sản xuất OPEC đã kêu gọi đóng băng sản lượng để hạn chế dư thừa, phát sinh do các nguồn cung cấp từ các nhà sản xuất chi phí cao như Mỹ.
Giá sụt giảm hai năm qua đã gây thiệt hại cho ngân sách của các nhà sản xuất chủ chốt như Nga và Saudi Arabia trong khi dẫn tới bất ổn và căng thẳng xã hội ở các quốc gia sản xuất ít hơn như Venezueala và Nigeria.
Lãnh đạo Saudi Arabia cũng sẵn sàng ký hợp tác do họ đối mặt với áp lực ngân sách. Venezuela đã liên tục thúc đẩy một thỏa thuận để tăng giá, kêu gọi thỏa thuận là một bước quan trọng trong hành động hợp tác chung giữa thành viên lớn nhất của OPEC và một trong các nhà sản xuất lớn nhất ngoài OPEC.
Venezuela đã trình bày một đề nghị thay thế được xem xét tại cuộc họp tới ở Algeria mà sẽ giúp ổn định cả về khối lượng nguồn cung cho các thị trường và giá hợp lý cho các nhà sản xuất. Tuyên bố này không đưa ra chi tiết hơn của đề xuất này.
Bất cứ thỏa thuận nào giữa OPEC và Nga nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ là lần đầu tiên trong 15 năm kể từ khi Moscow đồng ý cắt giảm sản lượng song song với việc phối hợp hành động chung tại thiên nhiên kỷ mới, mặc dù Nga không bao giờ hoàn thành lời hứa đó.
Nếu sản lượng được đóng băng ở những mức đầu năm 2015, nó sẽ có hiệu quả là cắt giảm sản lượng do hầu hết các nhà sản xuất – gồm Saudi Arabia, Nga, Iraq và Iran – đã tăng mạnh sản lượng kể từ đó.
Trong tháng 4, Nga đã được chuẩn bị đóng băng sản lượng cùng với OPEC, nhưng cuộc đàm phán đã thất bại sau khi Riyadh cho biết họ sẽ đồng ý thỏa thuận chỉ nếu Iran – nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC – tham dự.
Iran đã tranh luận rằng họ cần lấy lại thị phần bị mất trong nhiều năm bị các lệnh trừng phạt của phương Tây mà đã được dỡ bỏ vào tháng 1.
Putin cho biết trong tuần trước rằng một thỏa thuận mới về sản lượng dầu có thể liên quan tới một số thỏa hiệp về sản lượng của Iran.
Giá dầu giảm xuống mức thấp 27 USD/thùng hồi đầu năm nay từ mức cao 115 USD/thùng trong giữa năm 2014, nhưng kể từ đó đã phục hồi lên khoảng 50 USD/thùng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet